0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

xuất giải pháp, chính sách cho các ngành bị tác động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG ASEAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM. (Trang 32 -37 )

II. Tác động của các quy định thương mại dịch vụ đến Việt Nam

3. xuất giải pháp, chính sách cho các ngành bị tác động

3.1. Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của Việt Nam trong thời gian tới

Việt Nam đặt mục tiêu trong giai đoạn tới là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. Đối với các ngành dịch vụ nói chung, chủ trương là cơ cấu lại để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đối với dịch vụ tài chính (DVTC), chủ trương đặt ra là thực hiện Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, Đề án phát triển thị trường trái phiếu (TTTP) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thị trường DVTC Việt Nam theo hướng hiện đại, vận hành theo xu hướng và thông lệ quốc tế.

Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đảm bảo phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, cần đẩy mạnh triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với TTCK

Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Luật Chứng khoán sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn theo hướng minh bạch thông tin và xử lý tranh chấp, tạo điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK.

Nghiên cứu, ban hành các hướng dẫn, chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến, định danh khách hàng trực tuyến, giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động. Việc số hóa các tài sản tài chính trên TTCK sẽ góp phần tạo nền tảng giao dịch cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo...

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai Kế hoạch tái cơ cấu TTCK đồng bộ và toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn hệ thống, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần của thị trường tài chính. Theo đó, cơ cấu lại sản phẩm trên TTTP nhằm tiếp tục nâng cao quy mô thị trường và đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động huy động, sử dụng vốn và công bố thông tin; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp trong việc kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính; từng bước áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên TTCK; khuyến khích các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới hoạt động trên TTCK Việt Nam…

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) để vừa đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách, vừa làm thị trường chuẩn cho thị trường tài chính; đẩy mạnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cần rà soát, đánh giá triển khai Luật Kinh doanh bảo hiểm để nghiên cứu, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm phù hợp với thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm.

Phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm để theo kịp sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ dành cho bảo hiểm theo hướng quy định điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ.

Thứ ba, đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán phát triển ổn định; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Triển khai việc cập nhật các chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đổi mới chương trình thi và cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên nhằm mục tiêu đạt sự công nhận của quốc tế và khu vực.

Thứ tư, đối với dịch vụ ngân hàng

Hoàn thiện khung khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế và đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) và ban hành các văn bản hướng dẫn, nhằm xác định những chuẩn mực chung đối với việc ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng dựa trên công nghệ mới.

Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ ngân hàng theo hướng đơn giản hóa, tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo, đảm bảo an ninh bảo mật, làm nền tảng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của mỗi ngân hàng. Phát triển các phương thức thanh toán điện tử phù hợp với xu hướng thanh toán của thế giới.

Thực hiện tái cơ cấu các TCTD theo hướng lành mạnh hóa tình hình tài chính; nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các TCTD, thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản...

3.2. Giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Các giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam có thể áp dụng gồm các nhóm giải pháp về: Thị trường, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ, công tác huy động vốn đầu tư cho viễn thông, giải pháp phát triển nguồn nhân lực viễn thông, các chương trình phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông, các chương trình khoa học công nghệ và các cơ chế chính sách của Nhà nước.

Thứ nhất, nhóm giải pháp về thị trường:

Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chú trọng khai thác thị trường trong nước, xem thị trường trong nước là ưu tiên hàng đầu. Sau khi đã tạo được thế đứng vững chắc ở trong nước, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư ra thị trường khu vực và thế giới. Về vấn đề mở cửa thị trường, Nhà nước tiếp tục tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng. Ngược lại, Chính phủ thông qua Bộ Bưu chính Viễn thông vẫn giữ sự kiểm soát về số lượng đối với các doanh nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động trong phạm vi cả nước. Các biện pháp thực hiện gồm: duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong phát triển mạng lưới viễn thông thời gian đầu, cho phép tư nhân tham gia phát triển dịch vụ viễn thông tại các địa phương, chú trọng công tác phát triển thuê bao viễn thông, đẩy mạnh phát triển dịch vụ giá trị gia tăng thông qua cơ chế bán lưu lượng. Ngoài ra, thông qua các hợp tác cấp Chính phủ, các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam sẽ từng bước thực hiện đầu tư và chiếm lĩnh thị trường viễn thông nước ngoài.

Thứ hai, nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ:

Để thúc đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Nhà nước có thể áp dụng các chính sách khuyến khích cụ thể như: tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông sử dụng các phần mềm cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam phát triển để chủ động phát triển dịch vụ và giảm giá thành, thực hiện chính sách đa dạng hóa mức cước đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, hoàn thiện luật giao dịch điện tử, khuyến khích mở liên doanh sản xuất thiết bị đầu cuối để giảm giá thiết bị đầu cuối.

Thứ ba, nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông:

Trong quá trình huy động nguồn lực cho phát triển viễn thông, chủ trương của ngành viễn thông Việt Nam là: Phát huy nội lực đồng thời tận dụng các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển, trong đó nội lực là chủ yếu. Các biện pháp huy động vốn cho viễn thông gồm: Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông, thực hiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, vay nợ nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước, quy định các chính sách khuyến khích tăng mức tái đầu tư cho viễn thông.

Thứ tư, nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông:

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành thông qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đề ra chính sách chuyển những người không đủ năng lực làm việc trong ngành viễn thông ra làm việc ở những ngành khác. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ năm, nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới:

Định hướng phát triển mạng lưới viễn thông Việt Nam phải phủ khắp cả nước, quang hoá tất cả các đường truyền dẫn trong nước. Sử dụng vệ tinh viễn thông riêng để kết nối các đường truyền quốc tế. Các giải pháp thực hiện để phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông của Việt Nam gồm: Xây dựng bộ tiêu chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn, cho phép tư nhân tham gia phát triển mạng lưới ở những vùng xa xôi hẻo lánh, triển khai nhanh việc phóng các vệ tinh viễn thông của Việt Nam và tận dụng các mạng dùng riêng để phát triển mạng lưới. Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở các dịch vụ băng rộng, kết nối Internet tốc độ cao, tăng cường sử dụng smartphone tại các vùng công ích.

Thứ sáu, nhóm giải pháp về khoa học công nghệ:

Hướng phát triển của khoa học công nghệ trong viễn thông là luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, loại bỏ công nghệ cũ: Tắt sóng 2G, ứng dụng 5G, triển khai băng rộng quốc gia, xây dựng nền tảng dữ liệu, ứng dụng tài chính điện tử (mobile money). Sớm chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng cho CNTT và làm nền tảng cho chuyển đổi số như: công nghệ IoT, Big Data, AI, AR…Mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam được triển khai cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới phục vụ cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số; các doanh nghiệp cần chủ động tiến tới làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị hạ tầng ICT; Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, "đi cùng nhau để thoát khỏi gánh nặng", tránh gây tốn kém nguồn lực phát triển của xã hội, nhờ đó đi được nhanh hơn để tiến cùng thế giới trong việc triển khai các công nghệ mới.

Thứ bảy, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách:

Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm mở rộng không gian hoạt động cho các doanh nghiệp viễn thông để phát triển các dịch vụ mới như thanh toán không dùng tiền mặt, hạ tầng số,... Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách để huy động, chuyển nguồn lực sang khai phá các thị trường mới, không gian mới; thúc đẩy chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành ICT, hạ tầng 4.0; chuyển hướng sang tự chủ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm "Made in Vietnam" và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số. Ðáng chú ý, sẽ tập trung thúc đẩy cơ chế sandbox trong triển khai các dịch vụ mới, không gian mới cho việc phát triển của các doanh nghiệp viễn thông.

3.3. Giải pháp, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải hàng không

Tại Văn bản số 3329/BGTVT-VT ngày 08/4/2020 của Bộ GTVT về báo cáo phục vụ Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương. Bộ GTVT đã báo cáo rất cụ thể tại nội dung 1 mục III phần A, bao gồm 05 giải pháp rất cụ thể:

“1. Tạo điều kiện cho hoạt động khai thác của các Hãng hàng không sau thời gian hết dịch liên quan đến việc sử dụng slot tại các Cảng hàng không Việt Nam (không áp dụng việc tính slot lịch sử trong việc phân bổ slot cho các Hãng hàng không Việt Nam).

2. Tạo điều kiện cho các Hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chở khách (cấp phép, tiêu chuẩn an toàn bay, lịch bay) thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật.

3. Triển khai công tác quản lý giám sát vận tải hàng không trên cơ sở trực tuyến, tăng tính linh hoạt trong việc ra quyết định hành chính, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

4. Tăng hiệu quả khai thác các chuyến bay quốc tế bằng việc cho phép kết hợp vận chuyển công dân Việt Nam về nước trên các chuyến bay đến Việt Nam theo chỉ đạo và chấp thuận của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ và của Bộ GTVT. 5. Đối với các dịch vụ hàng không khác thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp, Bộ GTVT (Cục Hàng không Việt Nam) đã đề nghị các doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ chủ động hỗ trợ nhau. Hiện nay, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không đang sử dụng dịch vụ tại các Cảng hang không của ACV. Theo đó, có 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm giá là: dịch vụ dẫn tàu bay 50%; dịch vụ thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy thủ tục hành khách, thuê cầu dẫn khách, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng: đối với các hãng Hàng không dừng bay sẽ giảm 100%, còn các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm 30%. Các dịch vụ trên được miễn, giảm giá từ 01/3/2020 đến hết tháng 8/2020.”

Ngoài ra, trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Bộ GTVT đã kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ:

1. Miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/01/2020 đến hết 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn. Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.

2. Áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, bay đến đối với các chuyến bay nội địa. Thời gian áp dụng: Dự kiến từ 01/3/2020 đến hết ngày 31/8/2020 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

3. Cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 01/3/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và có thể điều chỉnh tùy thuộc theo diễn biến của dịch bệnh tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác.

4. Giảm, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.

5. Giao Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ khoanh nợ gốc, cơ cấu dứt điểm các khoản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG ASEAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM. (Trang 32 -37 )

×