Cơ hội, thách thức của ngành dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không 1 Cơ hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những quy định về thương mại dịch vụ trong ASEAN và những tác động đối với Việt Nam. (Trang 30 - 32)

II. Tác động của các quy định thương mại dịch vụ đến Việt Nam

2.3.Cơ hội, thách thức của ngành dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không 1 Cơ hộ

2. Cơ hội, thách thức với một số ngành cụ thể 1 Cơ hội, thách thức với ngành Dịch vụ tài chính

2.3.Cơ hội, thách thức của ngành dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không 1 Cơ hộ

2.3.1. Cơ hội

Cơ hội hiệp định ATISA mang lại cho ngành dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không

Tạo điều kiện cho ngành vận tải hàng không phát triển: Tính đến cuối năm 2019, vận chuyển của hãng hàng không Việt Nam, tăng 5,2 lần về hành khách và 3,2 lần về hàng hoá; đội tàu bay so tăng 3,5 lần so với năm 2008.

Các loại dịch vụ: dịch vụ sửa chữa và bảo hành máy bay, bán và tiếp thị vận tải hàng không, dịch vụ chuyển giao và xử lí hàng hóa, … là cơ sở tạo lợi nhuận, nguồn lực tiềm năng cho doanh nghiệp. Nếu có vốn thì tăng được năng lực khác: mua thêm máy bay mới,

công nghệ mới của hàng không, tuyển phi công chất lượng cao… giúp cho doanh nghiệp phát triển,

Vận tải hàng không phát triển bên cạnh các con số doanh thu lợi nhuận và đóng góp thuế cho nhà nước ngày một tăng thì những lợi ích của hàng không mang lại còn là hình ảnh quốc gia trước bạn bè quốc tế, động lực để tăng sự thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch…

Năm vừa qua, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, ngành logistics Việt Nam cũng đã chịu nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, bằng các giải pháp linh hoạt, hoạt động vận tải hàng hoá đã góp phần giúp các doanh nghiệp logistics bù đắp doanh thu, đặc biệt trong đó là các doanh nghiệp hàng không.

Ông Hồ Quang Tuấn, Trưởng ban Tiếp thị hàng hoá, Vietnam Airlines, cho biết: "Năm 2020 chúng tôi đã vận chuyển được gần 200.000 tấn hàng hoá với doanh thu trên 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng, chúng tôi cũng góp phần vào việc duy trì hoạt động xuất khẩu và công ăn việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tham gia vận chuyển hàng nghìn tấn vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch".

2.3.2. Thách thức

Từ đây, hiệp định ATISA tạo cơ hội cho ngành Dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không phát triển nhưng cũng tạo ra những thách thức:

Vấn đề về cơ sở hạ tầng

Hệ thống sân bay chưa được mở rộng cũng là yếu tố cản trở thị trường vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam để vận hành đạt hiệu suất cao cũng như việc đồng bộ xử lý hàng hóa tại sân bay…. Cơ sở hạ tầng phải phát triển đi trước một bước như ngành giao thông, lúc đó các hãng hàng không sẽ phát triển tiếp theo. Đặc biệt, nhu cầu của các hãng hàng không Việt Nam về vị trí đậu tàu bay qua đêm tại các sân bay, nhất là tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất tăng lên. Không những thế sân bay Tân Sơn Nhất là điểm nghẽn lớn nhất. Một số cảng khác cũng sẽ trở thành điểm nóng trong thời gian tới nếu chúng ta không có dự án mang tính đột phá để cải thiện năng lực.

Yêu cầu về nguồn nhân lực

Các dịch vụ về hàng không ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu về nguồn nhân lực càng cao. Hiện nhân lực được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực logistics hàng không vẫn còn khan hiếm, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ. Vì thế dù Việt Nam rất có tiềm năng, nhưng để logistics hàng không phát triển bài bản cần phải có chiến lược lâu dài. Theo thống kê của Cục hàng không, thị trường ngành hàng không trong năm 2019 tăng trưởng rất mạnh. Số lượng hành khách thông qua hệ thống hàng không tăng 12,1% so với năm 2018. Hệ thống vận chuyển của các hãng hàng không tăng 11,6% so với cùng kỳ năm

2018. Tuy nhiên đến năm 2020, do dịch Covid -19, nhu cầu di chuyển và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến doanh thu và nhân lực ngành Hàng không bị giảm sút cực mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những quy định về thương mại dịch vụ trong ASEAN và những tác động đối với Việt Nam. (Trang 30 - 32)