Cơ hội, thách thức của ngành Dịch vụ Viễn thông 1 Cơ hội của ngành Dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những quy định về thương mại dịch vụ trong ASEAN và những tác động đối với Việt Nam. (Trang 28 - 30)

II. Tác động của các quy định thương mại dịch vụ đến Việt Nam

2.2.Cơ hội, thách thức của ngành Dịch vụ Viễn thông 1 Cơ hội của ngành Dịch vụ viễn thông

2. Cơ hội, thách thức với một số ngành cụ thể 1 Cơ hội, thách thức với ngành Dịch vụ tài chính

2.2.Cơ hội, thách thức của ngành Dịch vụ Viễn thông 1 Cơ hội của ngành Dịch vụ viễn thông

2.2.1. Cơ hội của ngành Dịch vụ viễn thông

Việc ký kết hiệp định ATISA đã giúp mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Đó chính là nền tảng quan trọng mở ra một kỉ nguyên mới cho các doanh nghiệp công nghiệp viễn thông khi mà các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm thiết bị công nghệ viễn thông do họ tự sản xuất tới nhiều quốc gia trong khu vực với mức thuế tương đối thấp.

Thứ nhất, đưa doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ra thị trường nước ngoài

Lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông trong 10 nước ASEAN phát triển không đồng đều. Bên cạnh những quốc gia phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan, còn có những nước với hạ tầng hạn chế như Campuchia, Lào, hay Myanmar. Đó cũng là những nước mà Viettel lần lượt đầu tư và nhanh chóng thay đổi diện mạo thị trường viễn thông. Tại Campuchia, mạng Metfone (thương hiệu của Viettel tại Campuchia) lần đầu tiên phủ sóng tới 97% dân cư, nhanh chóng trở thành mạng có thị phần số 1 tại đây. Tại Lào, hạ tầng viễn thông tăng lên gấp 4 lần sau khi Viettel đầu tư.

Kể từ khi gia nhập thị trường viễn thông, Mytel-thương hiệu Viettel đầu tư tại Myanmar- đã giúp phổ cập dịch vụ Internet tại đất nước này với mật độ tăng từ 31% (tháng 6/2018- thời điểm Mytel cung cấp dịch vụ) lên 55% (tháng 9/2019).

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch vụ internet băng rộng dựa trên cáp quang và 4G đều được Viettel phủ khắp tại 4 quốc gia ASEAN. Đây chính là nền tảng quan trọng để từng quốc gia triển khai hàng loạt dự án 4.0 trên nhiều lĩnh vực chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, an ninh… Từng bước kiến tạo xã hội số và xây dựng nền kinh tế số. Ngay tại thời điểm hiện tại, Viettel đã thử nghiệm thành công và trình diễn 5G, IoT tại tất cả các thị trường.

Song hành với thay đổi hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, Viettel cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 6.500 lao động người sở tại, đào tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng lao động tại 4 quốc gia đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế số khu vực ASEAN.

Thứ hai, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Việc vốn đầu tư của nước ngoài tăng mạnh cho lĩnh vực điện tử - viễn thông góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam có rất nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thị trường rộng lớn, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nhân công rẻ, hệ thống chính trị ổn định. Vì thế trong tương lai, Việt Nam sẽ còn thu các doanh nghiệp, tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trong khu vực và trên thế giới mạnh mẽ hơn nữa. Khi ATISA được thực thi, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp nhận nguồn đầu tư lớn về vốn và công nghệ của các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, từ đó có điều kiện

mở rộng thị phần trên thị trường khu vực và quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, qua đó có được tăng trưởng cao và lâu bền.

Thứ ba, giảm giá các sản phẩm viễn thông

Đây là một trong những tiềm năng to lớn của ngành điện tử viễn thông Việt Nam. Mức giá các sản phẩm được giảm do gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời đây cũng là động lực để phát triển nền công nghiệp điện tử và sản xuất các thiết bị phục vụ ngành viễn thông.

Thứ tư, Covid-19 đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên cả nước

Đại dịch Covid-19 diễn ra, các sản phẩm công nghệ thông tin - viễn thông trở thành một trong những phương thức cứu cánh quan trọng hàng đầu trong công tác truy vết các ca bệnh, khắc phục những hạn chế trong thời gian giãn cách xã hội bằng những phần mềm học trực tuyến, thanh toán online...

Các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều tăng cường áp dụng những mô hình mới dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số để tối ưu hoá vận hành cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng năng suất, giảm chi phí.

Ngân hàng nhà nước đã trình lên Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Hơn nữa, hành vi người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tạo “cơ hội vàng” cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến nở rộ, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Thứ năm, nhu cầu người sử dụng gia tăng

Sự xuất hiện của các smart home, smart city kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của người tiêu dùng Việt ngày càng tăng mạnh, điều này đã tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ viễn thông trong nước và trong khu vực có cơ hội hợp tác, hoàn thiện hóa hệ thống tự động, nâng cao áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI)…

2.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội nêu trên, ngành công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam vẫn được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ. Dưới đây là những khó khăn thách thức mà các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam đang phải đối mặt:

Điều kiện nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ còn nhiều hạn chế

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là lạc hậu so các nước trong khu vực khoảng 25-30 năm, công nghệ lạc hậu khiến cho các sản phẩm được tạo ra vừa có ít tính năng hơn mà giá thành sản xuất lại cao hơn.

Thị trường tiêu thụ rối loạn và thiếu chính sách, thể chế, quy định pháp luật hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước chưa làm cho người dân nhận thức rõ được tầm quan trọng của thông tin liên lạc, đồng thời chưa phổ biến luật pháp về bưu chính viễn thông cho người dân nắm bắt, hệ thống văn bản quản lý còn nhiều bất cập, thiếu kịp thời, nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế, các hình phạt chưa nghiêm khắc, chưa có tính răn đe cao.

Lĩnh vực viễn thông đang vấp phải tình trạng cơ chế quản lý, thủ tục hành chính kiểm duyệt còn chậm và phức tạp, do đó làm khó các doanh nghiệp trong nước trong quá trình triển khai các sản phẩm viễn thông. Ngược lại, việc quản lý các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam còn lỏng lẻo dẫn tới bảo hộ ngược.

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc có được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nguồn cung lao động cho ngành thương mại dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ viễn thông nói riêng đang hẹp dần do tốc độ phát triển quá nóng của ngành này, có khả năng dẫn tới thiếu hụt lao động. Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, chỉ có một ít bộ phận kỹ sư có trình độ tay nghề đã qua đào tạo, còn hầu hết là công nhân chưa thành thạo công việc hoặc được đào tạo sơ qua.

Cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước còn yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ và qua năng suất lao động thấp. Khi Việt Nam mở cửa thị trường cho các quốc gia trong khu vực theo các cam kết trong ATISA, các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn.

Thị trường bão hòa, phương thức cạnh tranh bằng giá trước nay của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể sẽ khó thu hút người tiêu dùng. Trong khi đó doanh nghiệp lại chưa chú trọng cạnh tranh về chất lượng khiến các doanh nghiệp bị lép vế hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ của nước ngoài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những quy định về thương mại dịch vụ trong ASEAN và những tác động đối với Việt Nam. (Trang 28 - 30)