Thực trạng trẻem khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46)

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2015 dân số Quảng Bình đạt 872.925 người tăng so với 854.918 người năm 2013 và 846.924 người năm 2009. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 80,61% sống ở vùng nông thôn và 19,39% sống ở thành thị. Trẻ em dưới 16 tuổi có 226.517 người, chiếm 25,95% dân số; trẻ em hoàn cảnh đặc biệt có 4.494 em.

Theo Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quảng Bình hiện có trên 45.000 người khuyết tật, trong đó số lượng người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là 28.000 người; lượng người tâm thần mãn tính có hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội là 4.280 người. Trong những năm qua, số lượng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và các rủi ro như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…

Hai dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất ở tỉnh Quảng Bình là khuyết tật về hệ vận động và khuyết tật liên quan đến hệ thần kinh, trí tuệ, trong đó khuyết tật hệ vận động chiếm 36% và khuyết tật hệ thần kinh, trí tuệ chiếm gần 30% tổng số người khuyết tật, còn lại là các dạng tật khác.

Số lượng người khuyết tật chiếm khoảng 5,2% dân số toàn tỉnh, trong đó gần 90% sống ở nông thôn với điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi rẻo cao, các xã bãi ngang cồn bãi. Đa phần người khuyết tật trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, có trình độ học vấn thấp, không thể sống tự lập, chỉ có khoảng trên 15% tự tạo được thu nhập.

Về tình trạng trẻ em khuyết tật, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2015 số lượng trẻ em dưới 16 tuổi 227.812 người trong đó có 1720 trẻ em bị khuyết tật chiếm 0,76%. Năm 2016, số lượng trẻ khuyết tật là 2874 em tăng hơn so với năm 2015 là 1154 trẻ.

Dự báo trong những năm tới, số lượng trẻ khuyết tật vẫn có xu hướng gia tăng.Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ, những nguyên nhân bẩm sinh có xu hướng giảm vì hiện nay nhận thức của người dân cũng như công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, những nguyên nhân từ phía xã hội, từ môi trường sống... có xu hướng gia tăng. Điều này được giải thích bởi sự phát triển của kinh tế thị trường, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa... đã làm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tai nạn giao thông ngày càng nhiều.

Hiện nay, người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật ở Quảng Bình nói riêng gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp, hoạt động và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trình độ học vấn của người khuyết tật nhìn chung còn thấp, phần lớn học xong bậc tiểu học trong đó số lượng trẻ em khuyết tật được đến trường không nhiều. Hầu hết các em đều sống phụ thuộc vào gia đình và không thể sống tự lập, gia đình các em chủ yếu thuộc thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quy định của Chính phủ.

Hầu hết trẻ em khuyết tật đều mong muốn được sự quan tâm của gia đình, nhà nước và xã hội; được chăm sóc về vật chất lẫn tinh thần. Về tinh

thần các em cần được được đối xử bình đẳng, được hòa nhập thực sự vào cộng đồng; Về vật chất các em cần được khám chữa bệnh, được phẫu thuật chỉnh hình, được trang cấp hoặc được hỗ trợ các dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc… phục vụ đi lại, sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay mặc dù Nhà nước đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm quan tâm hơn nữa đến người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, trong thực tế Quảng Bình đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em khuyết tật, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn huy động còn hạn chế nên trẻ em khuyết tật, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đúng mức.

2.2.Thực trạng quyền của trẻ em khuyết tật ở Quảng Bình

Trẻ em khuyết tật trước hết là trẻ em, còn non nớt về mặt tâm sinh lý, lại mang trong mình những khiếm khuyết về mặt cơ thể như những người khuyết tật khác, do đó, việc nghiên cứu và xác định các quyền của trẻ em khuyết tật sẽ dựa trên quyền của trẻ em quy định tại Luật trẻ em năm 2017 và quyền của người khuyết tật ghi nhận tại Luật người khuyết tật năm 2010. Trên cơ sở thừa nhận sự bình đẳng, không phân biệt đối xử, ở Việt Nam, trẻ em khuyết tật sẽ được hưởng tất cả các quyền mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tìm hiểu thực trạng một số quyền cơ bản trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình bao gồm: Quyền được giáo dục; Quyền được hưởng bảo trợ xã hội; Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Quyền được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí; Quyền được tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng.

2.2.1.Quyền được giáo dục

Người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng có quyền bình đẳng trong giáo dục, giáo dục đóng vai trò quyết định đối với trẻ em khuyết tật. Giáo dục là con đường giúp các em phát triển tối đa khả năng cũng như tiềm năng cá nhân, để từ đó các em được sống với chân giá trị của mình

và có ích cho xã hội. Quyền được giáo dục phải được dựa trên cơ sở bình đẳng cơ hội, không phân biệt đối xử thông qua giáo dục hòa nhập thân thiện ở các cấp học, trình độ đào tạo và học tập suốt đời.

Trong những năm qua, quyền được giáo dục của trẻ em khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay trên toàn tỉnh có 3 Trung tâm nuôi dạy và giáo dục trẻ khuyết tật, gồm Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thuỷ và Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới; 2 Trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật ở xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh) và thành phố Đồng Hới.

Các Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực nâng cao nâng cao chất lượng dạy và học, kết hợp dạy chữ với thực hiện chương trình phục hồi chức năng cho các trẻ khuyết tật; kết hợp giữa học văn hóa với học nghề; có khoảng 200 trẻ em khuyết tật đã được đào tạo nghề với một số nghề chính như: làm hương, làm nón, thêu, may… Qua thực hiện các chương trình, dự án dạy nghề đã đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ khuyết tật, các em có nghề để lập nghiệp tự nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình, hoà nhập cộng đồng.

Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới và Trung tâm nuôi dạy trẻ Lệ Thủy là những trung tâm thực hiện tốt công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật, đặc biệt là sự phối hợp giữa dạy văn hóa và dạy nghề cho các em. Cụ thể trong năm học 2015 -2016, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới có 13 lớp học sinh khuyết tật, đến từ địa bàn thành phố và một số địa phương khác, với 90 học sinh khuyết tật các dạng, gồm khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ, học từ lớp 1 đến lớp 5. Cán bộ, giáo viên của trung tâm đã tiếp tục bồi dưỡng bổ sung các phương pháp dạy học chuyên biệt, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy đối tượng học sinh đặc biệt này. Ngoài chương trình nuôi dạy trẻ khuyết tật chính

khóa, Trung tâm còn mở thêm các lớp dạy nghề để trang bị thêm kiến thức kỹ năng tạo dựng cuộc sống, giúp các em chủ động tự lập được khi đã trưởng thành. Hiện nay, Trung tâm tập trung đầu tư dạy cho các em hai nghề chính được cho là phù hợp đối tượng học sinh khiếm thính (câm điếc) đó là hai nghề may và thêu. Trên thực tế, các năm học đã qua, một số học sinh câm điếc khi ra trường đã tự lập được cuộc sống một cách tự chủ, không liên lụy nhiều đến gia đình, bằng nghề may và thêu. Được biết, giáo viên dạy may thêu của trung tâm cho trẻ câm điếc, đã tự học, tự rèn nghề này để giảng dạy và thực hành may thêu cho học sinh khuyết tật dể tiếp thu. Với người câm điếc, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ động tác, hình ảnh cụ thể. Điều này là lợi thế của các giáo viên chuyên biệt như ở đây, được đào tạo cơ bản và đã thành thạo trong giao tiếp với trẻ em cũng như người câm điếc. Đặc biệt là phương tiện phục vụ dạy và học nghề may thêu ở đây đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư, với hàng chục máy may. Thầy dạy tận tình, trò tiếp thu nghiêm túc, có quyết tâm, có kết quả, đã có không ít học sinh câm điếc tự lực trong cuộc sống đời thường nhờ các nghề may thêu được học ngay trong mái trường Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới.

Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy với các nhiệm vụ dạy chữ, dạy nghề, phục hồi chức năng, can thiệp sớm cho trẻ điếc trước tuổi đến trường và làm công tác tư vấn cho ngành về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trung tâm có nhà phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật với tiện nghi khá đầy đủ để các em tập luyện phục hồi chức năng. Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học, dạy nghề đã cơ bản đủ điều kiện để các em học tập. Đội ngũ thầy cô giáo được trẻ hóa, trình độ đào tạo được nâng lên 100% trên chuẩn. Trong dạy nghề: Trung tâm cũng đã phối hợp với Trường dạy nghề số 9 tỉnh Quảng Bình tiếp tục mở lớp học nghề: thêu ren, nghề may cho các em khuyết tật trong và ngoài xã hội đến học, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Sau khi học xong có nhiều em tham gia may ở cơ sở may tư nhân trong tỉnh

có thu nhập bình quân 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng, tự nuôi sống bản thân, đỡ gánh nặng cho gia đình.

Đối với Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Quảng Trạch, trong những năm qua, Trung tâm đã thực hiện công tác nuôi dạy trẻ khuyết tật với số lượng cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số lượng học sinh khuyết tật ở Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Quảng Trạch từ năm học 2013 -2014 đến năm học 2017 – 2018.

Năm học Tổng số CB-Giáo viên Tổng số Học sinh Tiểu học Chuyên biệt Ghi chú 2013-2014 49 92 71 21 2014-2015 54 96 71 25 2015-2016 56 98 73 25 2016-2017 56 106 77 29 2017-2018 56 116 81 35 Tổng 5 năm 271 508 373 135

(Nguồn: Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Quảng Trạch)

Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Quảng Trạch là trường nuôi dạy trẻ khuyết tật lớn trong tỉnh với nhiều trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn của các xã thuộc các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Việc dạy chữ, dạy nghề cho các em khuyết tật rất khó khăn, nhưng với tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô giáo tại trung tâm đã học hỏi, tự bồi dưỡng nghiệp vụ dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật, giúp các em dần dần tiếp nhận được kiến thức văn hóa, vượt lên mặc cảm, hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, trong năm học 2016 – 2017, Trung tâm có tổng số 16 lớp với số lượng 106 học sinh, khối Giáo dục tiểu học 77 em (12 lớp), khối chuyên biệt 29 em (4 lớp) trong đó

tổng số học sinh chia theo loại tật như sau: Khiếm thính (22 em); khiếm thị (09 em); chậm phát triển trí tuệ và hội chứng down (59 em); tự kỷ (07 em); vận động (09 em). Trung tâm đã bảo đảm đúng chương trình kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp phù hợp đối tượng loại tật. Các giáo viên đã chủ động sáng tạo phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp từng đối tượng, thực hiện giảm tải chương trình dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Vì thế chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao và đem lại môi trường học tập và rèn luyện tốt cho trẻ khuyết tật.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong năm 2014-2015, toàn tỉnh có số trẻ khuyết tật trong độ tuổi 3-6 tuổi là 135 trẻ, đã huy động đến trường được 78 trẻ, chiếm 58%. Trẻ khuyết tật trong độ tuổi 6- 13 tuổi là 202, huy động đến trường được 68 trẻ, chiếm 33,7%. Trẻ em khuyết tật đến trường chủ yếu ở hai bậc học mầm non và tiểu học. Trong 2 năm 2014-2015 có 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục dưới mọi hình thức, có 295 em học ở 03 trung tâm chuyên biệt. Trong đó, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới 84 em; Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy 93 em; Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch 118 em.

Để thực hiện tốt hơn quyền giáo dục cho trẻ em khuyết tật, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, với sự tài trợ của tổ chức Caritas Thuỵ Sỹ, Dự án “Phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” được triển khai tại 09 xã, phường và 03 Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật của các huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch và thành phố Đồng Hới. Qua 03 năm thực hiện Dự án, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật nói chung, phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các mục tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đối với việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, Dự án đã đào tạo 111 lượt cán bộ quản lý về giáo

dục hòa nhập cộng đồng và 231 lượt giáo viên dạy hòa nhập. Bên cạnh đó, Dự án cũng đã thành lập 16 nhóm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, 09 nhóm cộng đồng và 153 nhóm "Vòng tay bè bạn"; giúp đỡ 63 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các trường; hỗ trợ trực tiếp cho 652 trẻ khuyết tật tiếp cận với giáo dục có chất lượng được điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng. Tuy nhiên quy mô Dự án “Phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” còn nhỏ hẹp, mới chỉ thực hiện 09 trong số 159 xã, phường, thị trấn của 03 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 65 trong số 2.998 trẻ khuyết tật được hưởng lợi từ Dự án, còn 2.346 trẻ khuyết tật cần sự giúp đỡ, chia sẻ của chính quyền các cấp và cộng đồng... Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của Dự án, ngày 11/9/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 1659/KH-UBND về việc duy trì và nhân rộng mô hình Dự án "Phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật" tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả mô hình mà Dự án đã tạo dựng tại 09 xã, phường thuộc các huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới và nhân rộng sang 02 - 03 địa phương; phấn đấu 95% trẻ khuyết tật từ 0 - 6 tuổi trên địa bàn tỉnh được phát hiện sớm, có kế hoạch can thiệp sớm, hỗ trợ phục hồi chức năng tại nhà và trường; 95% đội ngũ cán bộ quản lý mầm non, tiểu học được bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46)