Quan điểm bảo đảm quyền trẻem khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 92)

tính cấp bách và lâu dài nhằm giúp các em có thể thụ hưởng được tất cả các quyền cơ bản vốn có của mình. Điều 23, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em khuyết tật được hưởng một cuộc sống đầy đủ và tươm tất, được bảo vệ phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện cho các em tham gia vào cộng đồng. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền được chăm sóc đặc biệt của trẻ bị khuyết tật. Thực hiện tinh thần của các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, là một vấn đề ưu tiên trong mọi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương với những quan điểm sau:

Thứ nhất, bảo đảm cho trẻ em khuyết tật là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình.

Để trẻ em khuyết tật được sống trong môi trường thật sự thuận lợi, ở đó các em được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi và tham gia các hoạt động như những đứa trẻ bình thường khác, các chủ thể gia đình, các cộng đồng và Nhà nước đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ các quyền của các em, đặc biệt là các quyền dành riêng cho trẻ em khuyết tật. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em khuyết tật thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. Cụ thể:

Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật; có chính sách tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật của hộ nghèo, cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật. Để thực hiện tốt vai trò trên, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tỉnh bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan ban ngành, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng chăm sóc và bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, tổ chức thực hiện tốt các nội dung về quyền của trẻ em khuyết tật, bảo đảm cho các em được thụ hưởng đầy đủ các chính sách quan tâm, chăm sóc của Nhà nước đối với đối tượng yếu thế này.

Để các quyền của trẻ em khuyết tật được thực hiện đầy đủ trong thực tế, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, cụ thể là thông qua vai trò của các tổ chức xã hội. Cụ thể là các tổ chức xã hội trước hết thực hiện tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật; phát triển phúc lợi xã hội cho các em, tạo cơ hội thuận lợi để trẻ em khuyết tật thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ khuyết tật; vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật; chăm lo, bảo vệ quyền lợi của các em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ khuyết tật, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em khuyết tật.

Bên cạnh Nhà nước, xã hội, gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật,

dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các em, bù đặp những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu về vật chất lẫn tinh thần; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em khuyết tật. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em khuyết tật đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm phối hợp để bảo đảm cho trẻ em khuyết tậ thực hiện quyền học tập; được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với dạng khuyết tật và lứa tuổi; khuyến khích, động viên các em hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm, vươn lên khẳng định mình; giúp đỡ các em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của các em, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thứ hai, bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được phát triển toàn diện và phát hiện xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền trẻ em khuyết tật.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội2011-2020 khẳng định muốn phát triển kinh tế-xã hội cần: “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội”. Trên tinh thần đó, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chính sách quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện như về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các hoạt động vui chơi giải trí, thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội...

Hiện nay, các hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em, trong đó có cả trẻ em khuyết tật xảy ra ngày càng nhiều về số lượng cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm. Các chuyên gia khẳng định: Bạo lực và xâm hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ do các em còn quá nhỏ, yếu ớt, cần được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của gia đình, chuyên gia y tế, tâm lý. Nếu là trẻ khuyết tật lại càng cần được quan tâm hơn do các em vốn có sẵn sự mặc cảm, dễ bị kì thị nên khả năng hòa nhập xã hội thường thấp. Khi bị xâm hại và bạo hành, trẻ khuyết tật càng thêm khép kín, việc hòa nhập cộng đồng càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu nạn nhân là trẻ tự kỷ thì sang chấn nặng nề về tâm lý sẽ khiến bệnh trầm trọng, khó hồi phục hơn.

Điều 34 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng nêu rõ các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Việt Nam đã tham gia Công ước về quyền trẻ em, do đó Việt Nam đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với tinh thần của công ước quốc tế trước các hình thức bóc lột, bạo hành, xâm hại. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần được cập nhật, điều chỉnh để phù hợp hơn với đối tượng trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.

Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội phụ nữ, lực lượng bảo vệ quyền trẻ em khuyết tật trong tỉnh đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, hỗ trợ để bảo vệ trẻ khi phát hiện nguy cơ và hành động xâm hại, bạo hành trẻ khuyết tật trên địa bàn.

Các tổ chức xã hội, đơn vị truyền thông trong tỉnh cũng tập trung phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết cho người dân về quyền của trẻ khuyết tật, hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp của cộng đồng; giáo dục cho trẻ khuyết tật nhận thức được việc bị xâm hại, bạo hành để lên tiếng... Ngoài ra, các đơn vị chức năng, các tổ chức xã hội cũng cần tham gia hỗ trợ pháp lý, bảo vệ cho trẻ trước tòa; các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, cộng đồng xã hội cần chung tay, phối hợp, đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng thể để bảo vệ an toàn cho trẻ em, nhất là trẻ khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 92)