Các bảo đảm quyền của trẻem khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 46)

1.4.1. Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em khuyết tật

Bảo đảm về pháp lý là một trong những bảo đảm quan trọng nhằm quy định các quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và từ đó tạo cơ sở pháp lý để các quyền đó có khả năng thực hiện trong thực tế. Như vậy nói đến bảo đảm về mặt pháp lý chính là đề cập đến hệ thống pháp luật về trẻ em khuyết tật mang tính đồng bộ, đầy đủ và có tính khả thi cao. Đây là cơ sở để các cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với trẻ khuyết tật cũng như trẻ khuyết tật có cơ hội để thực hiện các quyền mà Nhà nước đã cho phép.

Hệ thống văn bản pháp luật về quyền trẻ em khuyết tật quy định khá nhiều nội dung trong đó chủ yếu quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể liên quan bao gồm:

Thứ nhất, cơ chế tổ chức thực thi các qui định pháp luật về quyền trẻ em khuyết tật, đó là cơ chế hoạt động đồng bộ giữa tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình.

Thứ hai, cơ chế giám sát việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em khuyết tật trong thực tế, sự giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân với việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em khuyết tật.

Thứ ba, cơ chế phát hiện, xử lý các vi phạm quyền trẻ em khuyết tật, hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý đúng, nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền trẻ em khuyết tật là những biện pháp quan trọng, góp phần phòng, chống, hạn chế các vi phạm pháp luật đồng thời làm củng cố và tăng cường lòng tin của cá nhân, công dân, gia đình và xã hội vào nhà nước và pháp luật, góp phần giữ vững trật tự kỷ cương của đất nước.

Thứ tư, là thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, gia đình, nhà trường và cộng đồng đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em khuyết tật.

Khi Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Công ước quốc tế về người khuyết tật ra đời, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực hưởng ứng trong việc soạn thảo, ký kết và phê chuẩn Công ước.

Với tư cách là một nước thành viên thực hiện cam kết của mình, Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng, kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Một số văn bản chính sách quan trọng đã được ban hành như Hiến pháp năm 2013 (Khoản 1 Điều 37 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”); Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05-11-2012, của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; các chương trình, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc; Chính sách

hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020. Đặc biệt là việc nghiên cứu, ban hành Luật Trẻ em năm 2017 và các chương trình liên quan đến trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Mặc dù hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay còn chưa tập trung, thiếu đồng bộ, cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhưng Việt Nam cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.

Bên cạnh hệ thống thể chế, pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện, các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông, phát động phong trào để thúc đẩy xã hội thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em được phát động từ Trung ương đến địa phương; Diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức hằng năm.

Một nội dung quan trọng, nhân tố góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em là yếu tố nguồn lực (gồm nguồn lực tài chính và con người). Thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang từng bước được kiện toàn.

Để công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đạt hiệu quả thì hoạt động kiểm tra, giám sát, cơ sở dữ liệu về trẻ em cũng là một yếu tố quan trọng. Hằng

năm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan đã tổ chức các đoàn giám sát, kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại trung ương và địa phương. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang từng bước được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành như Cổng thông tin tích hợp điện tử về trẻ em; Bộ chỉ số xếp hạng địa phương về thực hiện quyền trẻ em, Bộ chỉ số về bảo vệ trẻ em; Phần mềm quản lý trẻ em,... Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về trẻ em chưa đồng bộ và độ tin cậy chưa cao vì chủ yếu sử dụng từ nguồn báo cáo hành chính.

Công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện quyền trẻ em đã được các bộ, ngành quan tâm ủng hộ với những hình thức, nội dung đa dạng, phong phú và cam kết mạnh mẽ hơn, từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể có liên quan tổ chức nhiều hoạt động phối hợp liên ngành trong việc thực hiện quyền trẻ em, như phối hợp liên ngành trong việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch hành động; phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em; phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em... Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện quyền trẻ em vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như trách nhiệm phối hợp liên ngành chưa đầy đủ; phối hợp trong tổ chức các hoạt động đôi khi vẫn còn bị động; hoạt động phối hợp cụ thể vẫn còn mang tính hình thức; năng lực cán bộ tham gia phối hợp còn hạn chế và điều kiện để tham gia phối hợp chưa đầy đủ.

Để huy động nguồn lực trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ giúp, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em khuyết tật, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNICEF, ILO, WHO,

Save the Children, Plan, World Vision, ChildFund,...; đồng thời cũng tích cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến trẻ em. Trong khuôn khổ Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng về phòng, chống mua bán người tiểu vùng sông Mê Kông (COMMIT), Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015. Đặc biệt, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam rất năng động trong hoạt động của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) nhằm góp phần tăng cường thực hiện các văn kiện quốc tế và khu vực liên quan đến các quyền của phụ nữ và trẻ em, đồng thời tập trung vào việc kết nối giữa Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và ACWC để thực hiện hiệu quả hơn những kết luận, khuyến nghị của các Ủy ban này ở cấp quốc gia và khu vực.

Như vậy, về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, toàn xã hội Việt Nam cùng tham gia vào việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em. Không những thế, thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam còn được sự hỗ trợ rất lớn của cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như phi chính phủ. Sự giúp đỡ không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật mà quan trọng hơn là nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của người dân và chính trẻ em về quyền trẻ em cũng như giá trị của họ.

Tóm lại, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý về bảo vệ quyền trẻem. Về cơ bản, các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong các văn bản pháp luậtViệt Nam đều phù hợp với các quy định của CRC.

1.4.2. Bảo đảm chính trị về quyền trẻ em khuyết tật

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em. Theo đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, là một vấn đề ưu tiên trong mọi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung cũng như về quyền trẻ em nói riêng là một trong những ưu tiên trọng yếu của chiến lược phát triển con người xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng Việt Nam. Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với tinh thần không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi cho đến Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em... Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển con người, chính sách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em”. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là bảo đảm về chính trị trong việc thực hiện các quyền trẻ em khuyết tật.

1.4.3. Bảo đảm tư tưởng về quyền trẻ em trẻ em khuyết tật

Truyền thống đạo lý của dân tộc luôn lấy chữ nhân làm gốc. Tư tưởng nhân ái “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp, là phẩm chất ngời sáng của người Việt Nam. Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có trẻ em khuyết tật. Điều này thể hiện thông qua những chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước, sự tham gia chung tay của toàn xã hội, của cộng đồng đối với việc chăm sóc và bảo vệ các quyền của trẻ em khuyết tật. Sự quan tâm, chăm sóc đó đã được thể hiện trong các chính sách, chương trình ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với trẻ em khuyết tật trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hoá, thể thao, giao thông và trợ cấp xã hội...

1.4.4. Bảo đảm kinh tế về quyền trẻ em khuyết tật

Bảo đảm về kinh tế là nội dung Nhà nước rất quan tâm nhằm đưa các quyền của trẻ em khuyết tật được thực hiện trong đời sống thực tiễn. Hiện nay Luật người khuyết tật quy định: “Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật; Bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi; Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội; Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật”. Từ những chính sách mang tính tổng quan, Nhà nước sẽ triển khai các chính sách cụ thể về người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách kinh tế và chính sách xã hội của đất nước, trên cơ sở đó quyền của trẻ em khuyết tật được bảo đảm trong thực tế.

1.4.5. Bảo đảm văn hóa xã hộivề quyền trẻ em khuyết tật

Truyền thống văn hóa Việt Nam luôn hướng đến xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong đó đề cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ và “tương thân tương ái”. Truyền thống “tương thân, tương ái” luôn được đề cao và là mục tiêu phấn đấu của cả nước, trong tất cả các hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các hội đoàn thể. Các quy định bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em khuyết tật đã được luật hóa, xây dựng thành các chương trình hành động, các đề án của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ ngành và các địa phương. Hàng triệu trẻ em khuyết tật đã trực tiếp nhận được sự trợ giúp. Việt Nam tham gia vào các

hoạt động có tính quốc tế vì người khuyết tật, bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, của trẻ em.

Hiện nay, chăm lo cho trẻ em khuyết tật vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ khuyết tật, cần phải đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ khuyết tật, thể hiện cam kết không phân biệt đối xử.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền của trẻ em khuyết tật bao gồm những vấn đề như: khái niệm trẻ em, trẻ em khuyết tật, quyền của trẻ em khuyết tật. Việc xác định các khái niệm trên là tiền đề để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các quyền của trẻ em khuyết tật.

Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ em và phân loại trẻ em khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích tình tình trẻ em khuyết tật cũng như đưa ra nhận định về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về quyền của trẻ em khuyết tật. Bên cạnh đó, thông qua việc đưa ra các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật, tác giả đã định hướng nội dung cơ bản về bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em khuyết tật trong thực tế, từ đó góp phần triển khai thực hiện tốt hơn các quyền của trẻ em khuyết tật, giúp các em vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)