Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 88)

Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.3.2. Các nhân tố khách quan

Các chính sách inh tế vĩ mô của nhà nước.

Các chủ trƣơng chính sách về đầu tƣ của Đảng và nhà nƣớc sẽ quyết định tới quy mô đầu tƣ phát triển của đất nƣớc.

Trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trƣờng, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã hội luôn nảy sinh những vấn đề mới, do đó hệ thống chính sách thuế cũng phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, tạo điều kiện cho sự tăng trƣởng và phát triển ổn định.

Tại Cục thuế Thành phố Hà Nội, sự thay đổi chính sách chế độ có những ảnh hƣởng đáng kể đến công tác quản lý thu thuế. Đối tƣợng nộp thuế, mức thuế,… thay đổi sẽ khiến cho số lƣợng hồ sơ thuế cũng nhƣ số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nƣớc cũng thay đổi theo.

Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư.

Phƣơng thức thanh toán chủ yếu trong dân cƣ có ảnh hƣởng lớn tới khấu quản lý thu thuế và thanh tra thuế. Công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân khó khăn và phức tạp chủ yếu ở khâu quản lý thu nhập của các đối tƣợng. Nếu nhƣ các khoản thu nhập đƣợc thanh toán qua hệ thống ngân hàng dƣới hình thức tài khoản, séc cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế nói chung và Cục thuế Thành phố Hà Nội nói riêng trong việc giám sát. Bên cạnh đó, nếu phƣơng thức thanh toán trong dân cƣ chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhà nƣớc có thể áp dụng phƣơng pháp thu thuế Thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế.

Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế Thành phố Hà Nội

2.4.1. N ữ g k t qu đ t được

Thuế TNCN sau một thời gian thực hiện, tuy chƣa nhiều nhƣng cũng đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu NSNN. Công tác quản lý thuế TNCN cũng đã từng bƣớc đƣợc cải thiện cho phù hợp với tình hình mới và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể. Các chính sách thuế đối với TNCN ở nƣớc ta nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nƣớc. Số thu từ thuế TNCN ngày càng tăng, giúp Nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết, sử dụng vào các công trình phúc lợi công cộng. Số lƣợng ngƣời nằm trong diện nộp thuế cũng ngày càng tăng lên thể hiện đời sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện hơn. Về mặt kinh tế, thuế TNCN đã bƣớc đầu phát huy đƣợc tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra môi trƣờng bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Cục Thuế TP Hà Nội đã tích cực tăng cƣờng công tác đôn đốc kê khai nộp thuế, công tác kiểm tra, khai thác nguồn thu; Cùng với sự tăng lên của quy mô thuế TNCN thì mức thuế TNCN trên đầu ngƣời cũng tăng theo.

Thủ tục hành chính đã được cải cách hợp lý hơn.

Song song với việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã tập trung nhân lực, tài lực để hỗ trợ tối đa cho NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, nhất là tại bộ phận “Một cửa” tại cơ quan thuế.

Với mục tiêu cải cách hành chính thuế, góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho NNT, ngƣời dân dựa trên 3 nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học và phù hợp

với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, những năm qua Cục thuế Thành phố Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ các Nghị quyết 19 NQ-CP, Nghị quyết 35 NQ-CP của Chính phủ, kế hoạch hành động của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và UBND Thành phố Hà Nội. Xây dựng kế hoạch và triển khai chi tiết để thực hiện các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, NNT; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các bƣớc các khâu trong công tác quản lý thuế; Công khai minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; Duy trì chất lƣợng, hiệu quả khai thuế qua mạng với kết quả 97% doanh nghiệp kê khai qua mạng và trên 95% số tiền thuế nộp theo phƣơng thức điện tử đã vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết 19 NQ-CP đề ra, đã giảm thời gia, chi phí cho NNT và cho cả cơ quan thuế trong kê khai, nộp thuế. Triển khai thí điểm hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, khai thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà, nộp lệ phí trƣớc bạ oto, xe máy, nhà đất. Đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp (cấp độ 4) cấp mã số thuế tự động trong thời gian không quá 30 phút, giảm 87,5% thời gian thực hiện so với quy định là 4 tiếng đồng hồ; Phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 5 ngày xuống 3 ngày, đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ngƣời, rõ việc để ngƣời sử dung đất nắm đƣợc thời gian giải quyết hồ sơ ở từng bộ phận, từng cơ quan tạo đƣợc sự đồng thuận của NNT.

Năng lực bộ máy quản lý thuế được nâng cao thêm

Tổ chức quản lý thu thuế tại Cục Thuế Thành phố đƣợc tổ chức theo chức năng đã hạn chế đƣợc tiêu cực trong công tác quản lý thuế theo kiểu “khép kín”. Từng bƣớc thực hiện chuyên môn hoá quản lý theo chức năng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tin học vào quản lý thu thuế.

Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế Thành phố Hà Nội về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong việc giải đáp các

vƣớng mắc trong việc thực hiện pháp luật thuế, đặc biệt là việc hỗ trợ trực tiếp NNT, tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT tại bộ phận một cửa “tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ về thuế” đã tạo thuận lợi cho NNT.

Các thủ tục hành chính thuế đƣợc cải cách theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc.

Cục thuế Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác đào tạo mới các kỹ năng quản lý thu thuế hiện đại; coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỷ cƣơng kỷ luật và văn hoá ứng xử cho đội ngũ cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực phục vụ cho NNT và hiệu quả quản lý thu thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN đã bƣớc đầu phát hiện ra những sai phạm và đã truy thu những khoản thu nhập khá lớn mà các cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn thuế (theo biểu kết quả công tác thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN).

Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế TNCN

Để hỗ trợ NNT thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ƣơng và Thành phố trên địa bàn tuyên truyền về các chính sách thuế, các văn bản mới. Qua đó, năm 2016, Cục thuế TP Hà Nội đã phối hợp với các đài truyền hình thực hiện 166 buổi phát sóng truyền hình về chính sách thuế, công tác thuế ... thực hiện 13.925 buổi phát thanh, truyền thanh. Phối hợp với các báo, đài, tạp chí thực hiện 1.669 tin, bài, ảnh đăng trên các báo để tuyên truyền về công tác thuế.

Bên cạnh đó, Cục thuế phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai tuyên truyền rộng rãi các chủ trƣơng, chính sách pháp luật thuế mới tới tất cả các tổ chức, cơ sở đảng trên địa bàn toàn Thành phố; tổ chức giao ban thông tin báo chí về lĩnh vực thuế để hơn 150 phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ƣơng và Hà Nội phối hợp với cơ quan thuế tuyên truyền đúng định hƣớng.

Để công tác tuyên truyền đƣợc toàn diện, bài bản, Cục Thuế đã hệ thống hóa, biên soạn và truyền tải những nội dung chính sách thuế mới thông qua nhiều hình thức khác nhƣ: Trang website, gửi thƣ điện tử (email) tới 100% doanh nghiệp có địa

chỉ email kết nối với cơ quan Thuế; niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa cơ quan Thuế các cấp những nội dung tuyên truyền để NNT nắm bắt đƣợc kịp thời.

Cục Thuế Hà Nội nhận định trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế, đặc biệt những chính sách thuế mới, NNT có thể gặp những vƣớng mắc, lúng túng trong thực hiện. Vì vậy, để giúp đỡ NNT cũng nhƣ đƣa chính sách thuế vào cuộc sống, Cục Thuế Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn (miễn phí) chính sách thuế mới cho NNT; thƣờng xuyên tổ chức hỗ trợ NNT thông qua nhiều hình thức: Hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại hoặc giải đáp chính sách thuế bằng văn bản… Cụ thể, Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức thành công 46 buổi toạ đàm, đối thoại cho 7.504 ngƣời nộp thuế; 108 lớp tập huấn cho 17.961 NNT trên địa bàn và 03 lớp tập huấn cho 990 CBCC; hỗ trợ trả lời 2.325 văn bản; hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế cho 36.774 lƣợt NNT; hỗ trợ qua điện thoại cho 33.829 lƣợt NNT…

Đặc biệt để công tác hỗ trợ NNT đƣợc hiệu quả, đồng thời hƣởng ứng Năm kỷ cƣơng hành chính của Thành phố, phƣơng châm “Văn minh - Hiện đại” của ngành Thuế năm 2017, Cục Thuế Hà Nội sẽ chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ, thay đổi tƣ tƣởng nhận thức từ nền hành chính “quản lý” sang nền hành chính “phục vụ”; đảm bảo mỗi CBCC thuế là một tuyên truyền viên, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, làm việc chuyên nghiệp, luôn công tâm, khách quan trong công việc, phục vụ tốt Ngƣời nộp thuế; thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về nghiệp vụ tuyên truyền cho cán bộ làm công tác tuyên truyền để nâng cao năng lực, hiệu quả tính chuyên nghiệp của hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế.

Đẩy m nh ứng dụng tin học vào tất cả các hâu quản lý thu thuế TNCN.

Thực hiện Nghị quyết 19 NQ-CP, Nghị quyết 35 NQ-CP, Nghị quyết 36a NQ- CP của Chính phủ, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có nhiều cải cách, đƣa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các khâu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế (NNT).

Thời gian qua, tại Cục Thuế TP. Hà Nội, CNTT đƣợc coi là mũi nhọn, giải pháp đột phá để đẩy mạnh cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh

nghiệp (DN). Cụ thể:

Cục thuế đã đầu tƣ, nâng cấp các ứng dụng kết nối liên thông với các cơ quan liên quan để hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách, cắt giảm tối đa các thủ tục, khâu công việc trung gian, tạo điều kiện để DN, NNT có thể nộp thuế ở bất cứ địa điểm nào (ngân hàng, kho bạc…).

Các ứng dụng CNTT đƣợc đƣa vào các bƣớc, các khâu trong công tác quản lý thuế. Việc đƣa các ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế góp phần công khai minh bạch, đơn giản hoá TTHC thuế. Cục thuế đã mở rộng hình thức khai và nộp thuế điện tử với những tiện ích vƣợt trội và đƣợc NNT tham gia tích cực.

Đến nay, trên địa bàn đã có 98% DN kê khai thuế qua mạng và trên 95,36% số tiền thuế của DN nộp theo phƣơng thức điện tử. Tỷ lệ này đã vƣợt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết 19, giảm thời gian, chi phí cho NNT và cho cả cơ quan thuế trong kê khai, nộp thuế.

Tại Cục Thuế TP. Hà Nội, 100% cán bộ, công chức thuế đã sử dụng thƣ điện tử trong giải quyết công việc, trao đổi thông tin với NNT. Cục thuế cũng đã xây dựng ứng dụng gửi thƣ tự động - ASM để chuyển thông tin đến toàn bộ DN trên địa bàn. Đây là kênh thông tin quan trọng gắn kết cơ quan thuế với DN.

Đặc biệt, việc đăng ký kinh doanh thành lập DN, cấp mã số thuế tự động trong thời gian không quá 30 phút giảm 87,5% thời gian thực hiện so với quy định là 4 tiếng đồng hồ trƣớc đây, giúp NNT tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. NNNT có thể nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi có máy tính kết nối Internet.

Cục Thuế đã chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế tiếp tục nghiên cứu, phát triển phần mềm hỗ trợ; sử dụng các ứng dụng thông minh; chủ động triển khai tốt các đề án quản lý mang lại lợi ích thiết thực cho NNT nhƣ: Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS); triển khai thực hiện văn phòng điện tử; hệ thống giao ban và đào tạo trực tuyến; hoàn thuế điện tử; biên lai điện tử; hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế; ủy nhiệm thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh.

2.4.2. H c và nguyên nhân

Thứ nhất, còn để sót nguồn thu nhập của NNT.

Mặc dù thuế TNCN đã đóng góp một phần vào nguồn thu NSNN nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số thu về thuế, phí và lệ phí.

Tình trạng trốn lậu, thất thu thuế: Việc khấu trừ thuế TNCN đƣợc tiến hành khấu trừ qua cơ quan chi trả thu nhập. Nhƣng để thu đúng thu đủ số thuế TNCN mà các cơ quan chi trả thu nhập đã khấu trừ là cả một vấn đề. Kế toán nhiều cơ quan chi trả thu nhập một phần do không nắm vững chính sách chế độ thuế TNCN nên thƣờng kê khai sót các khoản thu nhập chịu thuế, một phần cũng do kế toán cố tình muốn trốn tránh kê khai đúng khai đủ các khoản thu nhập nhằm có lợi cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cá nhân NNT phải tự kê khai các khoản thu nhập của mình. Vì lợi ích cá nhân, các cá nhân sẽ không tự giác kê khai đầy đủ, nhất là với các cá nhân phát sinh nhiều nguồn thu nhập. Do đó, cán bộ thuế rất vất cả trong việc đôn đốc các cá nhân kê khai, nộp quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập của các cá nhân. Hàng năm, Cục thuế Thành phố Hà Nội mà đặc biệt là Phòng thuế TNCN thƣờng xuyên phải ra thông báo đề nghị các cá nhân kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN. Qua công tác đôn đốc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN, các cán bộ Cục thuế Thành phố Hà Nội đã khai thác tăng thu đƣợc tƣơng đối số thuế TNCN cho Ngân sách nhà nƣớc.

Mặc dù, với hệ thống quản lý của mình, cơ quan thuế có thể xác định đƣợc thu nhập của cá nhân NNT trên phạm vi toàn quốc, nhƣng do nhiều cơ quan chi trả kê khai không đầy đủ thu nhập của các cá nhân chi trả thu nhập từ đơn vi mình, nên Cục thuế Thành phố Hà Nội cũng khó khăn trong việc xác định tổng thu nhập chịu thuế của NNT, dễ bị sót thu nhập của NNT.

Hơn nữa do đặc điểm của các công ty nƣớc ngoài, các văn phòng đại diện công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam nên công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế còn nhiều khó khăn. Cụ thể:

+ Một số các nhân ngƣời nƣớc ngoài thuộc đối tƣợng cƣ trú tại Việt Nam không kê khai hoặc kê không đầy đủ thu nhập nhận đƣợc ở nƣớc ngoài và ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)