Tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 46)

Quảng Bình có 2 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là Công giáo và Phật giáo. Công giáo ở Quảng Bình có trên 101.000 tín đồ, chiếm 12% dân số toàn tỉnh, phân bố trên 7 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, 69 xã, phường, với 89 cơ sở thờ tự. Toàn tỉnh có 2 hạt, 32 xứ, 94 họ, 34 chức sắc Công giáo (33 linh mục và 1 bề trên Cộng đoàn), 682 chức việc. Phật giáo ở Quảng Bình có trên 3.100 tín đồ, sống rải rác trên địa bàn 29 xã của 7 huyện, thị xã, thành phố, sinh hoạt trong 8 cơ sở thờ tự, với 21 chức sắc (trong đó có 1 nhà tu hành), 40 chức việc.

Trong những năm gần đây, hoạt động của Công giáo ở Quảng Bình có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến bộ: mọi sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường, phần lớn các chức sắc, chức việc, bà con giáo dân tuân thủ pháp luật, pháp lệnh về tôn giáo, tín ngưỡng; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với nhân dân trong tỉnh hăng hái tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, như các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Sống tốt đời - đẹp đạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,… Hầu hết các hoạt động mục vụ,… đều diễn ra theo kế hoạch đã đăng ký với chính quyền cơ sở. Các linh mục có thái độ cởi mở, hòa nhã, đồng thuận và hợp tác khá tốt với các cấp, các ngành ở địa phương trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến đạo công giáo. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Pháp lệnh và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo đã đi vào cuộc sống, được các tín đồ tôn giáo đón nhận

một cách tích cực, chân thành và là công cụ tốt cho việc QLNN về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng.

Thứ hai, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp ở Quảng Bình đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về tôn giáo; tích cực lôi cuốn đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời - đẹp đạo”, như các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Xứ họ đạo tiên tiến”, “Làng giáo dân sản xuất giỏi”,… Từ các phong trào ấy, những mô hình tiên tiến đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Thứ ba, nâng cao tính thiết thực của sự phối, kết hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định trong QLNN về đạo công giáo. Phân công rõ trách nhiệm của Trung ương và địa phương, của cấp ủy và chính quyền các cấp, của các ban, các ngành có liên quan, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, định hướng hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội của đạo công giáo, giải quyết khiếu kiện liên quan đến đạo công giáo cũng như các vấn đề về hội đoàncông giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)