Theo số liệu thống kê tháng 1/2018, trên địa bàn tỉnh có 05 tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Tin lành và Phật giáo Hòa Hảo) với tổng số tín đồ là 211.028 người; 195 chức sắc; 188 nhà tu hành là nữ tu của đạo Công giáo; 130 cơ sở tôn giáo hợp pháp. Trong các hoạt động xã hội, chức sắc, tín đồ đạo công giáo đã tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, xây nhà Đại đoàn kết, nhà Tình thương; tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo, cứu trợ đồng bào nghèo; tổ
chức nuôi, dạy các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập....những đóng góp tích cực mang ý nghĩa tốt đẹp đó của chức sắc, tín đồ và các tổ chức đạo công giáo đã được chính quyền tỉnh Kon Tum ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đạo công giáo tuân thủ pháp luật và những đóng góp của các tổ chức đạo công giáo; trong những năm qua, vẫn còn tình trạng chức sắc hoạt động công giáo chưa tuân thủ quy định của pháp luật, tự ý tổ chức các hoạt động trái pháp luật tại các cơ sở thờ tự, kể cả những nơi không có cơ sở thờ tự; tổ chức lễ, giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo khi chưa xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức quyên góp trong tín đồ nhưng không thông báo với chính quyền ...Trong lĩnh vực xây dựng còn xảy ra tình trạng chức sắc, tổ chức đạo công giáo nhận sang nhượng đất để xây dựng công trình tôn giáo trái pháp luật; tự ý cải tạo, nâng cấp công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tình trạng tín đồ tôn giáo tự ý cơi nới, sửa chữa nhà riêng để làm nơi sinh hoạt tôn giáo.
Mặc dù diễn biến, tình hình một số vụ việc có dấu hiệu gây mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị công tác đấu tranh, xử lý các vụ việc đã đạt được hiệu quả cao. Nhìn chung, vụ việc đều được giải quyết theo đúng quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, theo đúng quy trình về xử lý vụ việc phức tạp có dấu hiệu gây mất an ninh trật tự. Do đó, về cơ bản, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy, sau các vụ việc này đều có âm mưu, ý đồ, chỉ đạo của các thế lực thù địch hoặc của các phần tử cực đoan trong đạo công giáo đó là kích động tín đồ để biến sự việc đơn giản thành phức tạp, nếu cơ hội chúng sẽ tìm mọi cách để thổi phồng, “chính trị hóa” và “quốc tế hóa” sự kiện, từ đó
làm căn cứ vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo”. Tuy nhiên, ta đã kịp thời đấu tranh vô hiệu hóa được các phần tử cực đoan trong tôn giáo cũng như các thế lực thù địch bên ngoài, không để chúng có cơ hội tạo điểm nóng chính trị - xã hội nhằm gây rối tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Kịp thời giải quyết những nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tổ chức đạo công giáo và tín đồ theo quy định của pháp luật; tập trung giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc phát sinh để ổn định tình hình trật tự, an ninh chính trị trên địa bàn; không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp hoặc xảy ra các điểm nóng trên địa bàn.
1.4.5. Bài học rút ra cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ những kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh về QLNN đối với hoạt động đạo công giáo, huyện Phú Vang cần tập trung vào một số bài học như sau:
Thứ nhất, tổ chức triển khai tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng, tập trung triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định liên quan trong hệ thống chính trị, chức sắc tôn giáo và toàn xã hội; chú trọng nghiên cứu cách làm mới, hiệu quả, quan tâm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn; qua đó, nâng cao nhận thức về đạo công giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, nhằm làm cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo và nhân dân hiểu rõ và nắm rõ, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của pháp luật.
Thứ hai, huyện Phú Vang kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu đặt ra, phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tập trung làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc trong các đạo công giáo.
Thứ ba, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác QLNN về hoạt động đạo giáo; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật cả từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ làm công tác tôn giáo và các tổ chức, cá nhân đạo công giáo; kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng giải quyết đúng đắn các vấn đề phức tạp liên quan đến đạo công giáo
Thứ tư, tăng cường công tác đối ngoại về đạo công giáo, chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ tình hình tự do, tín ngưỡng ở Việt Nam. Động viên, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước vì lợi ích cộng đồng, phục vụ đối ngoại nhân dân. Chủ động cung cấp, trao đổi thông tin về tình hình tôn giáo cũng như của đạo công giáo với các tổ chức, các nước quan tâm.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, tác giả đã tìm hiểu và phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài: công giáo, hoạt động đạo công giáo, QLNN về hoạt động đạo công giáo. Từ đó, đưa ra những quan điểm về sự cần thiết của hoạt động QLNN đối với đạo công giáo; và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý này.Nội dung QLNN đối với hoạt động đạo công giáo đã được tác giả tổng hợp lại thành 05 nội dung chính: (i) xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TNTG nói chung và đạo công giáo nói riêng; (ii) xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tín ngưỡng tôn giáo TNTG nói chung và đạo công giáo nói riêng; (iii) xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo; (iv) quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đạo Công giáo; (v) phổ biến, giáo dục pháp luật về TNTG; (vi) thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động của đạo Công giáo.
Và từ kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương đạt được nhiều kết quả trong QLNN về hoạt động đạo công giáo: Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, tác giả đã rút ra một số bài học cho huyện Phú Vang học tập.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và những nhân tố tác động đến hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông.
Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 279,9 km2, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha, dân số trung bình 180.703 người mật độ dân số bình quân 645,6 người/km2.
Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49A, 49B, Tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài.
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai
thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn. Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá.
Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn đang được khai thác.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện đã tập trung xây dựng quê hương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội Phú Vang có những chuyển biến tích cực, nhiều ngành duy trì được tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt là ngành công nghiệp và thủy sản. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển, tình tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày một cải thiện.
Hiện nay, nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phải là ngành động lực lôi kéo ngành dịch vụ và các ngành kinh tế khác phát triển, nhưng có đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế vùng đầm phá, ven biển chuyển mạnh theo hướng phát triển thủy sản.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng Phú Vang có kinh tế tăng
trưởng cao gắn với phát triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát triển dịch vụ thành ngành kinh tế chủ đạo; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao; môi trường được giữ vững; quốc phòng - an ninh vững mạnh; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
2.1.2. Những tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tới hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang
Thứ nhất, kinh tế phát triển làm cho tôn giáo, trong đó có hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang phát triển
Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) khẳng định: Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Tôn giáo với tư cách là một thành tố của văn hóa, tôn giáo tất yếu có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế. Cụ thể đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang như sau:
Trong thực tế, những cụm từ "đạo - đời", "sống đạo", "đồng hành" v.v... đã thể hiện nội hàm của hai vấn đề hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo. Do đó, hoạt động tôn giáo tốt chính là tiền đề để tổ chức tôn giáo hoạt động xã hội tốt và ngược lại hoạt động xã hội tốt chính là cơ sở để phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong cộng đồng, đồng nghĩa với việc phát huy ảnh hưởng của tôn giáo trong xã hội. Quá trình đổi mới ở Việt Nam với những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao đãtạo điều kiện để các tôn giáo tham gia nhiều hơn, có hiệu quả hơn vào các hoạt động xã hội để góp phần xây dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn khởi sắc của đời sống tôn giáo, sự tham gia mạnh mẽ của tôn giáo vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực
giáo dục, y tế, từ thiện xã hội, an sinh xã hội,… đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để trong nhiều năm gần đây, giới nghiên cứu tôn giáo, giới hoạch định chính sách và quản lý nhà nước về tôn giáo dần đi đến nhận thức chung rằng cần coi tôn giáo là một nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm của đất nước có sự đóng góp từ nguồn nhân lực và nguồn vốn của tín đồ các tôn giáo. Họ chính là người làm ra của cải không chỉ phục vụ đời sống gia đình mà còn cùng với các thành phần xã hội khác góp phần vào phát triến kinh tế của đất nước [27]. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang rộng mở chủ trương, chính sách đổi mới trong việc khuyến khích cộng đồng các tôn giáo phát huy vai trò nguồn lực xã hội của mình trong phát triển ổn định kinh tế, xã hội.
Hầu hết các hoạt động đạo công giáo trên địa bàn Phú Vang ở các mức độ khác nhau đều có mối quan hệ với đời sống kinh tế. Các hoạt động đạo công giáo, từ việc đi lại để tham gia các sinh hoạt liên quan hoạt động đạo công giáo, hoạt động truyền thông đạo công giáo và tổ chức các sự kiện đạo công giáo, đến việc xây dựng các cơ sở đạo công giáo,.. đều phát sinh giao dịch mang tính cung - cầu. Chính vì vậy, kinh tế trên địa bàn phát triển sẽ kích thích các hoạt động đạo công giáo phát triển, đa dạng và phong phú hơn.
Thứ hai, đặc thù văn hóa – xã hội đã có những tác động đến hoạt động đạo công giáo.
Trong việc hội nhập Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam nói chung và huyện Phú Vang nói riêng, một trong những yếu tố quan trọng và nền tảng của nền văn hóa này đó là đạo hiếu, hay tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tại sao? Vì người Việt cũng như các dân tộc vùng Á Đông này luôn luôn đặt nặng tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ nguồn cội, đạo hiếu luôn luôn là một nền tảng căn bản cho đạo làm người của người Việt, và nằm trong bản chất văn hóa của người Việt. Vì thế, việc hội
nhập văn hóa Công giáo vào Việt Nam nên khởi đầu từ đạo hiếu, và lấy đạo hiếu làm nền tảng. Ta thấy có sự phù hợp giữa sứ điệp Công giáo và văn hóa