* Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý là quá trình điều khiển, định hướng hoạt động của một tập hợp người gắn với việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài chính, vật lực, công nghệ… nhằm đạt được các mục tiêu kỳ vọng.
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB là quản lý quá trình, tiến trình bỏ
vốn bằng tiền, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tạo tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở
các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển về cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể hiểu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB là quá trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận, cơ quan có liên quan đến thực hiện quá trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tiến hành các hoạt động tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế.
* Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý nhà nước về đầu tư XDCB nói riêng là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Nội dung các hoạt động cũng rất đa dạng, phong phú. Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN phải được thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án công trình. Đó là quá trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận, cơ quan có liên quan thực hiện quá trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền từ NSNN, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tiến hành các hoạt động tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế.
* Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh là tổng thể các cách thức, phương thức mà các cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh sử dụng nhằm điều khiển, dẫn hướng các bộ phận, cơ quan khác nhau thực hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư XDCB bằng NSNN nhằm đạt được các mục tiêu hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội tại địa phương một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
* Sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, theo chiến lược, kế
hoạch đầu tư
Mục tiêu đầu tiên của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh là sử dụng NSNN đúng mục đích, theo chiến lược, kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt.
Căn cứ theo chiến lược và kế hoạch từ cấp trên, Chính quyền thành phố, thông qua các Ban quản lý dự án đầu tư XDCB bằng NSNN và các chủ đầu tư tại các tỉnh, thành phố, có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng mục
đích là xây dựng công trình đã được phê duyệt, hướng đến xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho địa phương, không sử dụng vốn NSNN vào mục
Mục tiêu quản lý nhà nước vềđầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố Sử dụng NSNN đúng mục đích, theo chiến lược kế hoạch đầu tư Sử dụng NSNN tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát Đảm bảo chất lượng công trình đáp ứng yêu cầu Đảm bảo tiến độđầu tư
đích khác và cũng không làm sai chiến lược và kế hoạch đầu tư đã được xác
định trong các văn bản của Chính Phủ và thành phố.
* Sử dụng NSNN tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, thất thoát vốn nhà nước
Mục tiêu thứ hai của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh là sử dụng NSNN tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát. Đây là mục tiêu chung của quản lý nhà nước vềđầu tư
XDCB bằng NSNN áp dụng đối với cả nước, các địa phương khác nhau, không phân biệt phạm vi thành phố, tỉnh, huyện xã. Ở cấp chính quyền thành phố thuộc tỉnh, mục tiêu sử dụng NSNN một cách tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát càng phải được quan tâm và chú trọng đặc biệt, giúp thực hiện tốt các mục tiêu của quản lý nhà nước vềđầu tư XDCB bằng NSNN một cách hiệu quả nhờ sử dụng NSNN tiết kiệm, không lãng phí và không làm thất thoát ngân sách của Nhà nước.
* Đảm bảo chất lượng công trình
Mục tiêu thứ ba của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh là đảm bảo chất lượng công trình.
Để đạt mục tiêu này cần áp dụng các phương thức, công nghệ, kỹ thuật và giám sát cần thiết nhằm đảm bảo cho các công trình được xây dựng đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng công trình đã phê duyệt.
* Đảm bảo tiến độđầu tư
Mục tiêu thứ tư của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh là đảm bảo thực hiện đúng tiến độđầu tư. Việc đảm bảo tiến độ đầu tư không những cho phép hoàn thành công trình đúng thời hạn, phối hợp nhịp nhàng các công đoạn, hạng mục công trình với nhau, nhờ đó giảm chi phí, đảm bảo chất lượng công trình, mà còn giảm thiểu ảnh hưởng không thuận lợi của việc xây dựng công trình với môi trường xung quanh.
1.2.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
* Tuân thủ pháp luật
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, nhất là các quy định về hình thức đầu tư, về quản lý hoạt
động đầu tư, quản lý nguồn vốn đầu tư, về chi tiêu NSNN….
* Thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà nước
Quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố
thuộc tỉnh phải thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Hơn nữa, chính sách đầu tư chung của Nhà nước còn là căn cứ để dựa vào đó, chính
Yêu cầu quản lý nhà nước vềđầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Tuân thủ pháp luật Thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà nước Nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB bằng NSNN
quyền cấp thành phố thuộc tỉnh xác định cách thức, cơ chế quản lý đầu tư
XDCB bằng nguồn NSNN ởđịa phương mình.
* Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh phải tuân thủ yêu cầu chung là nâng cao hiệu quả đầu tư
XDCB bằng NSNN, tức là hoạt động quản lý cần phải hướng các hoạt động
đầu tư theo các phương thức tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao
động đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh bao gồm: (1) Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh, (2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư
XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh, (3) Tổ chức phân bổ đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố
thuộc tỉnh, và (4) Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
1.2.5. Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
Các văn bản có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh bao gồm: các văn bản quy định các điều kiện sử dụng ngân sách đầu tư ở các dự án thuộc chính quyền cấp thành phố
thuộc tỉnh. Việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý đầu tư
XDCB nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các dự án đầu tư một cách hiệu quả trong thực tiễn. Nội dung quản lý nhà nước vềđầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền thành phố thuộc tỉnh Ban hành các văn bản liên quan đến đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Tổ chức phân bổ nguồn cho đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
1.2.6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
Xây dựng quy hoạch xây dựng và kế hoạch đầu tư nhằm xác định phương hướng và mục tiêu chung, cũng như cơ chế phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong giám sát quá trình đầu tư XDCB bằng NSNN thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh, trong đó chú trọng các nội dung sau:
Quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, việc quy hoạch xây dựng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư
XDCB. hoạch đúng để không dẫn đến tình trạng lãng phí công trình đầu tư. Nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư. Vì vậy, công tác quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền thành phố thuộc tỉnh cần phải bao hàm nội dung xây dựng quy hoạch xây dựng, đảm bảo quy
Kế hoạch đầu tư: Kế hoạch đầu tư đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở
quan trọng để các ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối nguồn lực, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu
đồng bộ, dàn trải, lãng phí nguồn lực của NSNN. Để có được kế hoạch đầu tư
tối ưu trước hết phải xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào? Đầu tư như thế nào và mức độ đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, từ đó xác định được cơ cấu nguồn ngân sách đầu tư theo ngành, vùng và cơ cấu đầu tư theo nhóm dự án (A, B, C). Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được quy hoạch đầu tư nhằm hoạch định trước những vùng, những ngành cần được đầu tư, mức vốn đầu tư, thời gian đầu tư … Dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tư nhằm xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn trong từng giai đoạn nhất
(vốn đầu tư tập trung, vốn chương trình mục tiêu, vốn đầu tư từ thu tiền sử
dụng đất, ODA, trái phiếu Chính phủ…). Kế hoạch đầu tư cũng quy định các nội dung cụ thể liên quan đến cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị và quy
định các đơn vị sẽđảm trách các nhiệm vụ khác nhau…
1.2.7. Tổ chức thẩm định và ra quyết định đầu tư các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước thuộc chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh
- Đối với dự án sử dụng NSNN:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
- Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án. - Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư
xây dựng công trình đặc thù.
- Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm
định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
- Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
+ Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;
+ Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.
Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
Đầu tư xây dựng cơ bản có đặc điểm nổi bật là thời gian dài, đầu tư
theo dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định. Dự án được hiểu như là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho chủ đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Những nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư thường bao gồm: xác định sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư; chương trình sản xuất và các yếu tố
phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất); các phương án địa điểm cụ thể
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng; phương án giải phóng mặt bằng và bố
trí tái định cư (nếu có); phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ; phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của phương án đề
nghị lựa chọn; giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường; phương án về vốn, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; hình thức quản lý thực hiện dự án; xác
định chủ đầu tư; mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Các dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, dựa vào tính chất của ngành cần đầu tư và số vốn đầu tư của một dự án, các dự án
được chia thành các nhóm A, B, C; dựa vào mục tiêu đầu tư, có dự án đầu tư
mới và dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng; dựa vào tính chất đầu tư của dự án, có dự án đầu tư có xây dựng và dự án đầu tư không có xây dựng. Thẩm định dự án đầu tư là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một dự án đầu tư trước khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Tất cả các dự án
đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển phải được thẩm