2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
Thành phố Lào Cai là một đô thị loại 2, tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai. Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
Thành phố Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.
Tổng diện tích tự nhiên thành phố khoảng 22.967,2 ha, chiếm 3,59% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Trên địa bàn Thành phố có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 12 phường (phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, phường Pom Hán, phường Bắc Lệnh, phường Thống Nhất, phường Xuân Tăng, phường Bắc Cường, phường Nam Cường, phường Bình Minh), diện tích 6.243 ha (chiếm 27,18% toàn thành phố); 5 xã (xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyển, xã Cam Đường, xã Tả
Phời, xã Hợp Thành), diện tích 16.724,2 ha (chiếm 72,82% toàn thành phố). Về địa hình, thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Toàn bộ diện tích của Thành phố có xu thế dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi... Thành phố nằm ở hai bên bờ
sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.
Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố Lào Cai, tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hoà và Đồng
Tuyển, với độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-1800. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố.
Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố
chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam
Đường và một phần Vạn Hoà, Đồng Tuyển với độ dốc trung bình từ 6-900, độ
cao trung bình từ 75-80 m so với mực nước biển.
Về tài nguyên, thành phố Lào Cai có tiềm năng về đất đai với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng: đất mùn, đất đỏ vàng, đất phù sa cổ thuộc các khu vực vi khí hậu khác nhau và có độ cao khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu như: Sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối ngòi
Đường. Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn thành phố tương đối đều, điểm sâu nhất là 80 - 100 m, điểm nông nhất là 1 m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.
Nguồn nước ngầm mạch nông < 25 m có ở khu vực Kim Tân với lưu lượng từ 1000-1500 m3/ngày và khu vực Cốc Lếu với lưu lượng 300 m3/ ngày. Chất lượng nước tại 2 điểm nước ngầm trên có hàm lượng canxi cao. Nguồn nước ngầm mạch sâu >25 m: theo báo cáo điều tra của Liên đoàn 2 địa chất thuỷ văn thì trữ lượng nguồn nước được đánh giá với công suất có thể
khai thác là 9140 m3/ ngày, trong đó tại tầng chứa nước lỗ hổng áp yếu là 3410 m3/ngày. Trữ lượng khai thác cấp 1 đạt 5600 m3/ngày.
Nguồn nước cấp cho thành phố hiện tại lấy từ sông Nậm Thi và từ
nước trong tương lai lấy từ nguồn nước của Sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Làng Chiềng, suối Ngòi Bo. Do tính chất của hệ thống cấp nước thành phố dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt phải được chú trọng, đặc biệt là thoả thuận về vấn đề cùng sở hữu và sử dụng tài nguyên nước sông Nậm Thi với Trung Quốc.
Về tài nguyên rừng, Thành phố có diện tích rừng khoảng 11.431 ha, gồm rừng kinh tế là 2.121 ha, rừng phòng hộ là 9.310 ha, trong đó, rừng tự
nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 2.425 ha. Tỷ lệ che phủ rừng
đạt 45,6%.
Ngoài diện tích rừng tự nhiên, thành phố Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ đủ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.
Thành phố Lào Cai và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.
Trên địa bàn thành phố có mỏ Apatít lớn nhất cả nước, trữ lượng 1,4 tỷ
tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Tả Phời, Cam Đường, Đồng Tuyển. Ngoài ra, thành phố còn có mỏ
grafit Nậm Thi trữ lượng 25,5 triệu tấn, mỏ fenspát, cao lanh trữ lượng trên 2 triệu tấn ở Vạn Hoà, quặng sắt trữ lượng 750.000 tấn, phân bố tại khu vực thôn Kíp Tước, Nậm Rịa xã Hợp Thành, quặng đồng: tập trung tại khu vực thôn Phời xã Tả Phời còn đang trong giai đoạn thăm dò khai thác.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố gồm có đá vôi, đất sét, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, Sông Nậm Thi và suối Ngòi Đum.
Nước khoáng: Có 1 điểm xuất hiện sự phân bố nước khoáng tại khu vực tổ 23 phường Bình Minh đang được khảo sát và đánh giá trữ lượng, chất lượng.
Nền khí hậu chung của tỉnh Lào Cai là gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa đông lạnh và khô. Hàng năm, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt
độ trung bình 22,80C và lượng mưa 1.792 mm. Sự phân hoá về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng chỉ là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C, trong năm có trung bình 1 ngày có sương muối.
Điều kiện khí hậu khá điều hoà là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng vật nuôi phong phú như nhãn, vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...; các cây công nghiệp như chè, mía... chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Lào Cai có thể chịu ảnh hưởng của chế độ gió
địa phương như gió Ô Quy Hồ khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, xét về đặc điểm tự nhiên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017
STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 GTGT theo giá so sánh
(tỷ đồng) 1.230,16 1.429,16 1.670,52 1.954,76
1.1 Thương mại - Dịch vụ 586,90 683,34 800,70 942,70 1.2 Công nghiệp - Xây dựng 570,21 668,50 788,73 927,46 1.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 73,05 77,32 81,09 84,60
2 GTGT theo giá HH (tỷ
đồng) 4143,1 5.098,83 6346,0 7.977,70
2.1 Thương mại - Dịch vụ 1.890,60 2354,77 2981,00 3.788,1 2.2 Công nghiệp - Xây dựng 2.062,70 2.537,69 3.140,0 3.946,4 2.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 189,80 206,17 225,00 243,2
3 Cơ cấu Tổng sản phẩm
trên địa bàn (%) - giá HH 100,0 100,0 100,0 100,0
3.1 Thương mại - Dịch vụ 45,63 46,18 46,97 47,48 3.2. Công nghiệp - Xây dựng 49,79 49,77 49,48 49,47 3.3 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 4,58 4,04 3,55 3,05
4 Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (%) 15,21 16,18 16,89 17,02
5 Thu nhập bình quân
đầu người (triệu đồng) 28,0 34,6 42,5 52,8
Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017
Số liệu từ bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017, các chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị gia tăng (GTGT) bình quân đầu người đều tăng đều và ổn định. Xét chung trong cả
giai đoạn, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai có nhiều dấu hiệu tích cực và khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 17,02% và thu nhập bình quân đầu người đạt 52,8 triệu đồng.
Trong cả giai đoạn 2014 - 2017, thành phố Lào Cai đã bắt nhịp với sự
phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy phát triển đô thị và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố đạt 16,48%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 44,6% lên 47,6%, công nghiệp - xây dựng 49,5%, nông lâm nghiệp giảm từ 6,4% xuống còn 2,9%; Thu nhập bình quân
đầu người đến năm 2017 đạt 59,8 triệu đồng, bình quân giai đoạn 43,6 triệu
đồng. Thu NSNN trên địa bàn tăng mạnh, năm 2017 ước đạt 700 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đầu tư và nâng cao tỷ
trọng trong sản xuất kinh doanh. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp góp phần đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố đã tích cực định hướng hoạt động sản xuất, thực hiện các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển, đào tạo bồi dưỡng nghề, nâng cao trình độ
chuyên môn cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra ngoài tỉnh.
Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh, tăng vụ, các vùng trọng điểm lúa, ngô. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn, tập trung theo mô hình trang trại và đảm bảo vệ sinh môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới được ưu tiên tập trung triển khai, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội chung tay thực hiện. Sau 5 năm triển khai đã tạo ra sự thay đổi toàn diện về diện mạo khu vực nông thôn của thành phố. Kết cấu hạ tầng tại các xã được đầu tư đồng bộ, chú trọng vào các hạng mục như: điện, cơ sở vật chất trường học, nước sinh hoạt, thiết chế
văn hóa, thủy lợi, đường giao thông. Chất lượng đời sống của nhân dân khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt do được đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, môi trường nông thôn được thực hiện tốt. Nhân dân từng bước chuyển đổi nhận thức sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là các xã vùng cao.
*Cơ cấu kinh tế
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017 Nội dung 2014 2015 2016 2017 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 Thương mại - Dịch vụ (%) 45.43 50.72 50.49 47,48 CN + XD (%) 47.92 47.36 47.92 49,47
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
(%) 6.65 1.92 1.58 3,05
Nguồn: Báo cáo tổng đầu tư xã hội tại Lào Cai giai đoạn 2014 - 2017
Thông qua bảng 2.2 có thể thấy, trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm cao nhất, sau đó là công nghiệp và xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Từ năm 2014 về trước, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn ngành thương mại, dịch vụ. Kể từ năm 2015 trở
lại đây, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng lên và cao hơn ngành công nghiệp và xây dựng. Đến năm 2017, tỷ trọng ngành thương mại - dịch đạt 47,48% , ngành công nghiệp và xây dựng là 49,47% và ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 3,05% trong tổng cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
2.1.3. Đặc điểm xã hội của thành phố Lào Cai , tỉnh Lào Cai
Dân số. Tính đến năm 2017, dân số toàn thành phố Lào Cai đạt 112.932người, trong đó trên 70% dân số sống tại thành thị, số còn lại sống tại nông thôn. Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao, đặc biệt là sau khi sáp nhập thị xã Cam Đường và thị xã Lào Cai và thành lập một số phường mới. Dân số của thành phố Lào Cai thuộc loại trẻ, và đây là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn
đề giải quyết việc làm, ổn định dân cưđô thị.
Tổng dân số trong tuổi lao động của thành phố năm 2017 đạt 73.470 người, bằng 68,27% tổng dân số (tăng từ 59,84% năm 2006 lên 68,27% năm 2017).
Văn hóa, giáo dục, y tế. Toàn thành phố hiện có 19 trường mầm non công lập, 09 trường mầm non tư thục và 30 cơ sở giáo dục mầm non với 245 nhóm lớp thu hút được 6897 trẻ 0-5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ huy động trẻ trong độ
tuổi là 67,3%. Đảm bảo mỗi xã, phường có từ 1-2 trường mầm non và cơ sở
mầm non.
Tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú tại trường là 100%. Tỷ lệ giáo viên mầm non
đạt trình độ chuẩn là 100%, trên chuẩn là 55,8%. Số trường trường mầm non có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 6/19 trường công lập đạt tỷ lệ 31,6%; tỷ lệ
phòng học mầm non kiên cố, bán kiên cố đạt trên trên 90%; thiết bị dạy học, đồ
dùng đồ chơi đã được quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ. Tổng diện tích đất cho các trường mầm non trên toàn thành phố là 55,7 ha, đạt 8m2/trẻ.
Đến cuối năm 2017, toàn thành phố ước có 70% số trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên TH đạt chuẩn là 100%,trên chuẩn 79,8%. Tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố đạt 87%. Thiết bị một số
trường tiểu học còn thiếu đồng bộ và thiếu các thiết bị hiện đại (phòng máy vi tính, thiết bị công nghệ thông tin).
Thành phố có 17 trường THCS và 03 trường TH&THCS với 194 lớp; tỷ
lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn là 100% trong đó trên chuẩn là 66,5%. Toàn thành phố có 65% trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ phòng học xây dựng kiên cố hóa đạt 98%, Hầu hết các trường thiếu diện tích bãi tập thể
dục thể thao theo quy định; thiết bị dạy học xuống cấp và hư hỏng nhiều.
Toàn thành phố có 06 trường THPT (trong đó có 01 trường THPT