Thứ nhất, Thành phố cần thực hiện chi tiết và công khai các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền ở địa phương.
Thứ hai, Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng từ lúc lập quy hoạch, chủ trương đầu tư cho đến khi nghiệm thu, thanh quyết toán. Xây dựng
đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng ở địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân.
Thứ ba, Tập trung NSNN bố trí cho các dự án trọng điểm, các dự án mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội của địa phương. Giải quyết triệt để nợ đọng xây dựng cơ bản, hạn chế đầu tư xây dựng dàn trải các công trình ởđịa phương.
Thứ tư, Nâng cao vao trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề
cao tính sáng tạo vào công việc vẵn sang đối thoại trực tiếp với nhân dân.
Thứ năm, Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bên trong với thu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp… ) trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện này là một vấn đề rất nóng hổi trong đầu tư XDCB bằng NSNN. Làm lành mạnh môi trường đầu tư là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Với chương 1, luận văn đã đi vào tìm hiểu các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư, đầu tư XDCB và công tác quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB bằng NSNN. Đồng thời, nội dung chương 1 cũng đã hệ thống hóa
được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, luận văn đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN ở một địa phương tiêu biểu để rút ra bài học học kinh nghiệm cho thành phố Lào Cai để
thực hiện tốt hơn vai trò quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên đây sẽ là nền tảng để tác giả xây dựng nội dung các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ