Bài học kinh nghiệm đúc kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc kết

Từ kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:

Một là, về nhận thức

Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của công tác QLNN đối với ATGTĐB. Đồng thời nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao nhận thức của người dân vì đây là một yêu cầu quan trọng để các thể chế, chính sách về ATGTĐB được triển khai thực hiện tốt.

Việc xây dựng thể chế, chính sách và quy hoạch về ATGTĐB phải đảm bảo được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa phương; trong quá trình xây dựng cần chú trọng sự đóng góp ý kiến từ phía người dân, các nhà khoa học. Tổ chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định nhưng cũng linh hoạt khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.

Ba là, về phân công, phối hợp

Các cơ quan QLNN đối với ATGTĐB cấp trên phải phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan cấp dưới, thiết lập các quy định phối hợp đảm bảo hoạt động quản lý được thực hiện tốt, tránh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm hay chồng chéo, trùng lắp khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, về công tác tuyên truyền, phổ biến

Các CQNN cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân nhiều nội dung về ATGTĐB bằng nhiều hình thức. Quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các đối tượng bằng các hình thức phù hợp. Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Để tuyên truyền hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Năm là: Về tổ chức bộ máy và nhân sự

Để thực hiện việc QLNN về ATGTĐB đảm bảo tính hiệu lực, hiểu quả thì cần chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự. Trong đó đặc biệt chú trọng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý. Đối với đội ngũ nhân sự thì cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đặc biệt là đội ngũ làm công tác tuần tra, kiểm soát giao thông.

Sáu là, Về công tác thanh tra, kiểm tra

Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo công tác QLNN đối với ATGTĐB được thực hiện tốt.

Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Đắk Lắk và Gia Lai đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn QLNN về ATGTĐB tại địa phương mình.

Tiểu kết chương 1

ATGTĐB là một nội dung quan trọng trong đảm bảo trât tự an toàn xã hội. ATGTĐB góp phần vào việc đảm bảo an toàn, trật tự xã hội cũng như đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an toàn tính mạng sức khỏe của người. Vì vậy trách nhiệm của các CQNN là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các CQNN phải chú trọng công tác QLNN về ATGTĐB.

Trong chương 1 luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã khái quát và phân tích các nội dung QLNN về ATGTĐB, cũng như khái quát

những quy định pháp luật về QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu kinh nghiệm QLNN về ATGTĐB của các địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng QLNN về ATGTĐB trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Tình hình an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội thì UBND tỉnh Đắk Nông cũng chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đặc biệt là trong

lĩnh vực ATGTĐB. Đối với tỉnh Đắk Nông thì đường bộ là loại hình giao thông cơ bản và phổ biến nhất nên việc đảm bảo ATGTĐB là một nội dung quan trọng được UBND tỉnh quan tâm. UBND tỉnh đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo ATGTĐB.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo ATGTĐB. Hằng năm UBND tỉnh đều ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, các chương trình kế hoạch nhằm đảm bảo thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Công tác đảm bảo ATGTĐB đã thu hút được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cá nhân, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh. Chủ trương của UBND tỉnh là đảm bảo ATGTĐB phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về ATGTĐB.

Công tác tuyên truyền đảm bảo ATGTĐB được tiến hành thường xuyên liên tục để đảm bảo cho mọi người tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về ATGTĐB. UBND tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về ATGTĐB. Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho các hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức chiếu các phóng sự, các thông điệp về an toàn giao thông tại các buổi chiếu phim lưu động. Nhờ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chính sách về ATGTĐB mà ý thức tuân thủ giao thông của các cá nhân, tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên. Việc đảm bảo ATGTĐB không chỉ góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, và tài sản của người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức rà soát và kịp thời bổ sung cọc tiêu, biển báo hiệu và xử lý các vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông. Tổ chức thực hiện việc duy tu, sửa chữa hư hỏng đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường Tỉnh lộ, và Quốc lộ được ủy thác quản lý; hoàn thiện thảm tăng cường mặt đường bê tông

nhựa trên tuyến Tỉnh lộ 4,... Công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đã được quan tâm, Ngành giao thông đã nỗ lực chỉ đạo các phòng chức năng nâng cao khả năng quản lý; chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện các dự án, đảm bảo chất lượng.

UBND tỉnh cũng đã chú trọng việc tuyên truyền để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đã chấp hành nghiêm túc các quy định về vận tải hành khách; thực hiện việc đăng ký chất lượng vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phải hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; xây dựng quy chế quản lý phương tiện, quản lý lao động, biện pháp xử lý kỷ luật, chế độ khen thưởng đối với người lái xe; thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ lái xe đủ tiêu chuẩn, nâng cao trình độ giao tiếp.

Mặc dù đã có nhiều giải pháp và kết quả tích cực trong việc đảm bảo ATGTĐB, tuy nhiên tình hình ATGTĐB trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến rất phức tạp. Vấn đề tai nạn giao thông vẫn còn diễn ra trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vào những dịp lễ tết. Tai nạn giao thông không chỉ gây ra thiệt là về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 2.1. Thống kê về tình hình tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2011 -2016 của tỉnh Đắk Nông

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số vụ tai nạn giao 71 65 70 67 55 78 thông Số người chết 78 68 77 75 65 82 Số người bị thương 75 32 35 29 22 45

Tai nạn giao thông đường bộ đang là một vấn đề đặt ra đối với tỉnh Đắk Nông. Tai nạn giao thông không chỉ gây ra thiệt hại về người, tài sản mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như đi không đúng phần đường; Tránh, vượt sai quy định; Thiếu chú ý quan sát; Không giữ khoảng cách an toàn; Chuyển hướng không đúng quy định; Không làm chủ tốc độ,… Trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là uống rượu bia khi điều khiển giao thông và đi không đúng làn đường quy định. Đối tượng gây tai nạn giao thông cũng hết sức đa dạng như: Do xe mô tô; do xe ô tô; do Máy kéo; do Người đi bộ,… Trong đó đối tượng chủ yếu vẫn là do xe mô tô và xe ô tô gây ra. Các vụ tai nạn giao thông diễn ra trên nhiều tuyến trường khác nhau như Quốc lộ 14, Quốc lộ 28, các tuyến Tỉnh lộ; đường nông thôn; đường đô thị…

Vấn đề ATGTĐB vẫn là một vấn đề đặt ra đối với tỉnh Đắk Nông, đòi hỏi tỉnh phải có nhiều giải pháp đồng độ nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Cùng với đó là đòi hỏi UBND tỉnh phải tăng cường công tác QLNN đối với ATGTĐB trên địa bàn tỉnh.

2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách về an toàn giao thông đường bộ

Để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB thì UBND tỉnh Đắk Nông đặc biệt chú trọng công tác cụ thể hóa và ban hành các văn bản và chính sách. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện việc QLNN.

UBND tỉnh đã chú trọng việc cụ thể hóa kịp thời Luật GTĐB của Quốc hội, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB; Quyết định 57/2011/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố Trung ương,… Ngoài ra còn căn cứ vào thực tiễn tại tỉnh để ban hành các văn bản hành các văn bản hướng dẫn,

chỉ đạo, làm cơ sở pháp lý cho công tác QLNN tại địa phương. Ban An toàn giao thông tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn, thì UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành các Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo ATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Ngày 22/8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chỉ thị đã xác định các biện pháp mà các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức trên địa bàn phải thực hiện nhằm đảm bảo trật tự ATGT nói chung và ATGTĐB nói riêng. Hằng năm, UBND tỉnh đều kịp thời ban hành các Chỉ thị để chỉ đạo về việc đảm bảo ATGTĐB, nhất là vào những dịp lễ tết. Các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đồng bộ các giải pháp kế hoạch mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra, đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cao điểm bảo đảm ATGTĐB trong các dịp cao điểm.

Để đảm bảo an toàn giao thông nói chung và ATGTĐB nói riêng trên địa bàn tỉnh thì ngày 10 tháng 1 năm 2012, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 38/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Văn bản này đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo ATGTĐB, đưa ra các giải pháp định hướng nhằm đảm bảo ATGTĐB. Quyết định này cũng đã quy định lộ trình thực hiện việc đảm bảo ATGTĐB. Trong năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 56/KH- UBND ngày 06/2/2013 về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2013. Hằng năm, UBND tỉnh đều ban hành các kế hoạch về đảm bảo trật tự ATGTĐB. Kế hoạch hằng năm đã xác định rõ mục tiêu của tỉnh trong việc đảm bảo ATGTĐB trong đó hướng tới việc hạn chế các vi phạm về ATGTĐB, hạn chế thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Đồng thời kế hoạch hằng năm cũng phân công rõ nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ

trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cũng như thực hiện các giải pháp đảm bảo ATGTĐB. UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thị xã căn cứ vào thực tiễn địa phương mình và Kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch đảm bảo ATGTĐB cho địa phương mình.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Chương trình hành động số 253/KH-UBND ngày 11/7/2013 về triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. UBND đã ban hành nhiều Kế hoạch để đảm bảo về trật tự ATGTĐB, nhất là những thời điểm cao điểm như dịp tết nguyên Đán hoặc các dịp lễ. Ngoài UBND tỉnh thì Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải cũng ban hành nhiều kế hoạch về đảm bảo ATGTĐB.

Để đảm bảo việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật về ATGTĐB thì hằng năm UBND tỉnh cũng ban hành kịp thời các chỉ thị. Ngày 28/5/2012, UBND tỉnh đã hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ thì hằng năm UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch thực hiện “Năm An toàn giao thông”. Năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 10/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai hành động “Năm An toàn giao thông - 2012”; Năm 2013 ban hành kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 8/1/2013; năm 2014 ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 6/1/2014; năm 2015 ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 12/1/2015; năm 2016 ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 9/1/2016. Các kế hoạch này là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh, các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã triển khai các giải pháp đảm bảo ATGTĐB. Dựa trên các Kế hoạch của UBND tỉnh thì UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện “Năm An toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)