Những ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông

2.3.1. Những ưu điểm

Công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều thành tựu. Các nội dung QLNN về ATGTĐB đều được thực hiện đầy đủ và đạt được nhiều kết quả tốt. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đã được UBND tỉnh quan tâm và thực hiện kịp thời. UBND đã ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho việc QLNN về ATGTĐB. Các văn bản pháp lý trong thời gian qua đã quy định cụ thể các nội dung QLNN về ATGTĐB cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong QLNN về ATGTĐB. Các quy hoạch về giao thông đường bộ, hạ tầng giao thông đường bộ cũng được chú trọng xây dựng và phê duyệt. Các quy hoạch về ATGTĐB xây dựng đã phù hợp và tương đối đồng bộ quy hoạch phát triên kinh tế - xã hội.

Thứ hai, Về công tác chỉ đạo, điều hành

Các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đồng bộ các giải pháp mà UBND tỉnh đề ra, đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cao điểm bảo đảm ATGTĐB trong các dịp cao điểm. Việc chỉ đạo quyết liệt, siết chặt công tác QLNN, quản lý kinh doanh vận tải, thanh tra kiểm soát của lực lượng chức năng đã có tác động tích cực, tạo được niềm tin cũng như xác định được giải pháp để giảm TNGT.

Thứ ba, Về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã từng bước được cải tiến cả về chiều sâu và nội dung, tuyên truyền tới các vùng sâu, vùng xa, các bon, buôn với nhiều hình thức đa dạng đã tạo được dấu ấn và sự quan tâm của người dân đến công tác đảm bảo trật tự an toàn và nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông. Các cơ quan thông tin đại chúng đã phản ánh kịp thời tình hình TNGT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã góp phần cảnh báo và nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc bảo đảm ATGTĐB, phòng tránh TNGT.

Các CQNN đã chú trọng đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGTĐB; tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao

thông, hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động theo chủ đề “Văn hóa giao thông ”

Thứ tư, Tình hình chấp hành quy định về ATGTĐB và việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATGTĐB đã được nâng lên đáng kể. Các cá nhân, tổ chức đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ATGTĐB. Các vi phạm của người dân về ATGTĐB đã giảm đi, số vụ tai nạn giao thông vì thế cũng giảm, điều này đã làm giảm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Thứ năm, Về công tác thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB

Công tác thanh tra, kiểm tra ATGTĐB được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về ATGTĐB. Việc thanh tra kiểm tra cũng góp phần làm giảm số vụ TNGT. Các CQNN cũng đã chú trọng việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB. Công an tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt Phòng Cảnh sát giao thông công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm bên cạnh đó Sở giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát các hoạt động vận tải nhất là vi phạm chở quá tải trọng cầu đường bộ. Công tác thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được tăng cường, ngoài lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, các địa phương tăng cường các lực lượng khác như cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã, phường tham gia tuần tra và giải tỏa lòng đường, vỉa hè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)