Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH vật THỂ CHAMPA TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 82 - 86)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Việc ban hành các văn bản QLNN kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di vật Champa

Như đã đề cập, năm 1993, tỉnh đã có chủ trương rất đúng đắn về việc thống nhất quản lý các hiện vật Champa về một đầu mối để gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Công tác lập hồ sơ để đề nghị công nhận một số di tích Champa là di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh đã được tiến hành. Việc phân công quản lý các di tích này cũng đã được UBND tỉnh giao cho các đơn vị là Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các huyện trực tiếp quản lý.

Công tác lập hồ sơ đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia cho hiện vật Champa cũng đã được thực hiện. Ngày 25/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2382/QĐ-TTg công nhận đợt 4 cho 25 hiện vật, trong đó có bệ thờ Vân Trạch Hòa hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế là bảo vật quốc gia.

Với mục tiêu điều tra, khảo sát, nghiên cứu tổng thể các địa điểm khảo cổ học từ thời tiền - sơ sử đến lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế, nhằm hệ thống hóa các tư liệu khảo cổ học, đưa ra định hướng cho việc nghiên cứu khảo cổ học và bảo tồn trùng tu các di tích khảo cổ học, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ QLNN, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Viện Khảo cổ lập quy hoạch khảo cổ tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch đã bám sát yêu cầu thực tiễn của vùng đất giàu các di tích khảo cổ học từ thời tiền sơ sử đến thời lịch sử, khái quát được thực trạng và diện mạo di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế. Theo đó hệ thống các di tích khảo cổ học được phân thành 3 hệ thống, cụ thể là:

Hệ thống các di tích thời tiền – sơ sử, hệ thống các di tích Champa và hệ thống các DTLS - văn hóa thời phong kiến.

Trong đó, quy hoạch xác định khảo cổ học các di tích Champa bao gồm: Hệ thống các di tích tháp và phế tích tháp Champa ở Thừa thiên Huế gồm có: Tháp Phú Diên (huyện Phú Vang); tháp đôi Liễu Cốc, Cồn tháp (thị xã Hương Trà); phế tích tháp Đức nhuận, phế tích Cổ Tháp (huyện Quảng Điền); phế tích Vân Trạch Hòa, tháp Ưu Điềm, tháp Phước Tích, tháp Xuân Hòa, phế tích tháp tại làng Thế Chí Tây (huyện Phong Điền); phế tích tháp Giam Biều (thành phố Huế); phế tích tháp Linh Thái (huyện Phú Lộc); phế tích tháp Lương Hậu (thị xã Hương Thủy). Ngoài phế tích tháp Vân Trạch Hòa và tháp Phú Diên mới được phát hiện và khai quật khảo cổ học, các di tích còn lại được biết đến như là những phế tích và chưa từng được khai quật khảo cổ học.

Quy hoạch khảo cổ học các di tích Champa cũng xác định tại Huế còn 2 tòa thành Champa là thành Hóa châu và thành Lồi. Sự tồn tại của các tòa thành là cơ sở vô cùng quan trọng để xác định các trung tâm về chính trị, kinh tế, quân sự của một giai đoạn lịch sử.

Với ba cuộc khai quật khảo cổ học ở thành Hóa Châu, các tháp Vân Trạch Hoà, Phú Diên xuất lộ nhiều di tích, hiện vật có giá trị góp thêm hiểu biết mới về văn hoá Champa ở Thừa Thiên Huế và hòa chung vào dòng chảy văn hoá 54 dân tộc Việt Nam.

Năm 2003, căn cứ chủ trương của Bộ VHTT trước đây, UBND tỉnh ban hành Quyết định 964/QĐ-UBND ngày 22/9/2003 về việc thống nhất nghiên cứu, quản lý và phát huy DTLS Champa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đáng

tiếc là chủ trương đúng đắn, có tính khoa học và nguyên tắc pháp lý này của chính quyền tỉnh từ lúc ban hành đến nay vẫn chưa được các cơ quan liên quan chấp hành và thực thi nghiêm túc nên để lại “khoảng trống” kéo dài chưa dễ bù đắp.

Năm 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2854/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển mỹ thuật Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với quan điểm phát triển mỹ thuật nhằm góp phần xây dựng và phát triển văn hoá Huế, con người Huế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời, xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước. Trong số các nhiệm vụ cụ thể, có nhiệm vụ phát triển hệ thống các đơn vị đào tạo, nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, trong đó có nhiệm vụ điều chỉnh, hợp nhất một số hiện vật của các bảo tàng; đặc biệt là các hiện vật thuộc nền văn hóa Chămpa để phù hợp với chức năng từng bảo tàng; đồng thời, phát huy giá trị hiện vật của các bảo tàng nhằm phục vụ có hiệu quả cho khách tham quan.

Năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 2077/2016/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch khảo sát, đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị các hiện vật văn hóa Champa trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của kế hoạch là khảo sát, đánh giá các hiện vật (di vật, hiện vật, bảo vật quốc gia) văn hóa Champa trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị. Đồng thời, qua đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các hiện vật văn hóa Champa trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử, văn hóa, xã hội và quá trình phát triển lâu dài của vùng đất Thừa Thiên Huế.

Theo kế hoach, từ tháng 9 đến tháng 12/2016, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh phải phối hợp với các ngành chức năng địa phương hoàn tất kế hoạch khảo sát, đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị hiện vật văn hóa Champa trên địa bàn.

UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa Thể thao chủ trì với Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Phòng Văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, thành phố Huế, các bảo tàng, các cơ quan, đơn vị có hiện vật, các nhà sưu tập có lưu giữ hiện vật Champa để tổ chức khảo sát, xây dựng và báo cáo khảo sát như lập danh mục hiện vật; đối chiếu hình ảnh, tư liệu, đo vẽ hiện vật; đề xuất phương án điều chuyển hiện vật, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị hiện vật, phục vụ công tác quản lý, bảo quản, khai thác và phát huy giá trị hiện vật văn hóa Champa trên địa bàn.

2.3.1.2. Tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học về di tích và di vật Champa

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc giao cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu về Champa. Trong giai đoạn 2004 – 2008, Sở đã giao cho nhóm cán bộ thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện đề tài Khảo sát hiện trạng và triển khai thí điểm một số giải pháp bảo tồn,

phát huy giá trị các di tích Champa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện

nay đề tài đã được nghiệm thu.

Ngoài ra, công tác lập hồ sơ khoa học cho các di tích, công tác thống kê các hiện vật Champa trên địa bàn cũng được UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì thực hiện. Đến nay công tác này cũng đã hoàn tất, làm cơ ở chó việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo tồn di tích vật thể Champa.

2.2.3.3. Huy động, bổ sung và phân bố các nguồn kinh phí để bảo tồn di tích vật thể Champa.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong việc phân bổ các nguồn lực về tài chính để bảo tồn, tu bổ các di tích Champa. Nguồn tài chính chủ yếu tập trung để thực hiện các công việc như trùng tu di tích, khảo cổ học nhưng chưa nhiều. Đơn cử năm 2001 phát hiện tháp Mỹ Khánh, năm 2005, tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí nguồn kinh phí 3,2 tỷ đồng để bảo tồn di tích này, năm 2014 bổ sung 500 triệu đồng để gia cố. Tuy nhiên, nguồn kinh phí trên

chỉ đủ để thực hiện phần chống đỡ, gia cố cho di tích, làm nhà bao che, chống nước và cát xâm thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH vật THỂ CHAMPA TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)