Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH vật THỂ CHAMPA TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 86 - 94)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

2.3.2.1. Công tác khoanh vùng bảo vệ di tích và bảo vệ, bảo quản hiện vật Champa

Trong số 3 di tích Champa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, công tác khoanh vùng bảo vệ đã được tiến hành, trong đó:

+ Di tích tháp đôi Liễu Cốc: khu vực 1: 1.741m2, khu vực 2: 687m2 + Di tích tháp Mỹ Khánh: khu vực 1: 568,7m2, khu vực 2: 6.302,5m2 + Di tích tháp Thành Lồi: khu vực 1: 12.085,3m2, khu vực 2: 6.041,1m2 Mặc dù vậy, công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ chưa được chú trọng, việc kiểm tra chưa được thường xuyên nên tình trạng xâm lấn di tích, sử dụng đất vào các mục đích khác vẫn diễn ra nghiêm trọng. Các khu vực phế tích khác chưa được khoanh vùng bảo vệ, chưa được cắm mốc nên cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Đáng chú ý, tình trạng QLNN về DSVH Champa tại vùng đất này đang còn bất cập, phân tán nhiều nơi do các cơ quan chuyên môn, tổ chức khác nhau quản lý, bảo quản và trưng bày. Chưa kể, một số các phế tích tháp và thành cổ chưa có điều kiện và kinh phí để lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền công nhận DTLS – văn hóa cấp tỉnh và quốc gia. Điều này càng khiến di tích bị xâm hại hoặc xuống cấp nghiêm trọng, gây nên những khó khăn nhất định trong việc thống nhất quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích và hiện vật Champa.

Di vật Champa là những hiện vật quý, có giá trị về mặt kinh tế, được rất nhiều nhà sưu tầm cổ vật quan tâm thực sự, muốn sở hữu cho bộ sưu tập của mình. Từ đó dẫn đến việc cần phải bảo vệ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ chưa được thực sự chú trọng.

Ngoài các di tích, phế tích, tỉnh Thừa Thiên Huế còn lưu giữ được một số lượng hiện vật Champa đồ sộ (145 hiện vật), có giá trị lịch sử, giá trị khoa học và

giá trị văn hóa rất cao. Tuy nhiên, nguồn hiện vật này lại bị phân tán ở nhiều nơi, do nhiều cơ quan, tổ chức và địa phương khác nhau quản lý. Vì thế, phần lớn nguồn hiện vật Champa đã không được bảo quản đúng phương pháp khoa học, không được đưa ra trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng và nghiên cứu của cộng đồng. Việc bảo quản các di vật Champa cũng chưa thực sự được quan tâm. Một số hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Văn hóa Huế do không có hệ thống kho bảo quản nên vẫn để ngoài hành lang, gầm cầu thang...

Hiện nay, trong số các hiện vật Champa, có hiện vật bệ thờ Vân Trạch Hòa thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia nhưng hiện nay, do điều kiện kho tàng chật chội, nhà trưng bày ở trụ sở Quốc Tử Giám đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên bảo vật quốc gia này không được gìn giữ, bảo quản một cách tốt nhất.

2.3.2.2. Việc tuyên truyền, bảo vệ, phát huy giá trị di tích vật thể Champa chưa được chú trọng

Việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến DSVH đặc biệt là di tích Champa chưa sâu rộng, thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc xâm lấn di tích ngày càng phổ biến do quá trình xây dựng diễn ra tại các địa điểm di tích.

Công tác khoanh vùng bảo vệ chưa được thực hiện tốt, các đơn vị được giao quản lý di sản thiếu sự đầu tư về nhân lực, kinh phí để thực hiện công tác quản lý di sản.

Công tác trưng bày các hiện vật tại các Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Dân tọc học – Khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế tuy đã được triển khai nhưng chưa thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, chưa hấp dẫn khách du lịch do nguồn hiện vật manh mún, phương pháp trưng bày chưa khoa học, chưa đem lại một cái nhìn tổng quan về di tích vật thể Champa.

Công tác liên kết với các tour du lịch để xây dựng tuyến tham quan vẫn còn chưa được chú trọng. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và đơn vị QLNN

về lĩnh vực du lịch nhưng chưa đưa hệ thống di tích vật thể Champa để kết nối với các địa điểm khác trên địa bàn thành phố Huế, các huyện và thị xã có di tích, hiện vật Champa vào quy hoạch tuyến du lịch.

Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá bằng hình ảnh, tờ rơi, cẩm nang du lịch cũng thiếu phần giới thiệu về di tích vật thể Champa.

2.3.2.3. Nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư cho di tích vật thể Champa đưa đáp ứng được yêu cầu

Mặc dù là địa phương sở hữu nhiều di tích, phế tích và di vật Champa nhưng ở Thừa Thiên Huế hiện nay, nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu hoạt động tại các phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thị xã, thành phố và Phòng Di sản thuộc sở Văn hóa Thế thao. Đội ngũ cán bộ công tác ở các bảo tàng là các đơn vị trực tiếp quản lý hầu hết các di tích và di vật Champa còn thiếu cán bộ chuyên ngành trong lĩnh vực QLNN về DSVH.

Việc đầu tư kinh phí để bảo tồn, phục hồi các di tích đã được công nhận cũng còn hạn chế. Ngoài phần kinh phí đầu tư cho di tích tháp Mỹ Khánh thì các di tích còn lại hầu như chưa được đầu tư kinh phí để làm công tác nghiên cứu, khảo cổ học, khoanh vùng bảo vệ cũng như trùng tu, bảo tồn. Từ đó dẫn đến các di tích ngày càng hoang hóa, xuống cấp.

Nguồn hiện vật hiện đang lưu gữ tại các bảo tàng trong tỉnh đa phần cũng trong tình trạng bảo quản không tốt do không có kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống kho và các thiết bị bảo quản. Ngoài ra, tại các phế tích như tháp Linh Thái, một số hiện vật hiện cũng đang trong tình trạng xuống cấp nhưng các cơ quan QLNN về DSVH vẫn chưa có kế hoạch di dời để lưu giữ, bảo quản.

2.3.2.4. Việc phân cấp quản lý còn nhiều bất cập

Trong số các di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia gồm: di tích Tháp đôi Liễu Cốc do UBND huyện Hương Trà quản lý; di tích chùa Thành Trung (thuộc di tích thành Hóa Châu) do UBND huyện Quảng Điền quản lý; di tích tháp Mỹ Khánh và di tích Thành Lồi do Bảo tàng

Lịch sử và Cách mạng tỉnh quản lý. Việc phân cấp quản lý các di tích này được giao cho nhiều tổ chức khác nhau khiến công tác lập quy hoạch một cách tổng thể để tu tổ, tôn tạo không thể thực hiện được do cơ chế quản lý chồng chéo.

Nguồn hiện vật Champa với nhiều đơn vị quản lý cũng gây khó khăn trong việc trưng bày và phát huy giá trị. Việc phát huy giá trị của hiện vật Champa chỉ được thực hiện hiệu quả khi có đủ một nguồn hiện vật tương đối đa dạng về số lượng, loại hình thì mới có thể xây dựng được một phòng trưng bày hấp dẫn, thu hút khách tham quan học tập, nghiên cứu. Việc có quá nhiều đơn vị sở hữu hiện vật Champa khiến nguồn hiện vật này bị phân tán, manh mún, không đầy đủ để thực hiện một cuộc trưng bày triển lãm hoàn chỉnh.

2.3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đạt hiệu quả

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tiến hành cắm mốc khoanh vùng bảo vệ cho các di tích đã được xếp hạng, nhưng do các yếu tố lịch sử để lại cũng như quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên dẫn đến công tác tổ chức cắm mốc khoanh vùng bảo vệ chưa được hoàn thành. Việc chậm trễ trong công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích, sự quan tâm chưa đúng mức của chính quyền địa phương, ý thức của người dân chưa cao là những nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép vành đai bảo vệ di tích, sử dụng trái phép DTLS văn hóa, khai thác cát sỏi trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.

Từ chỗ lấn chiếm, xây dựng nhà ở trái phép, một số hộ gia đình đã tiến đến hợp thức hóa hồ sơ, chiếm dụng đất di tích. Các hành vi mà các tổ chức, cá nhân thường vi phạm là lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích, xây dựng trái phép trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và đặc biệt một số trường hợp thực hiện chưa đúng trình tự, thủ tục tu bổ, phục hồi DTLS - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP

ngày 18/9/2012 của Chính phủ, Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Đơn vị được giao trách nhiệm QLNN trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật DSVH và các nghị định, thông tư có liên quan là Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao. Mặc dù đã có những cố gắng trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực DSVH nhưng hiệu quả chưa cao, việc phát hiện những trường hợp lấn chiếm di tích vẫn chưa kịp thời dẫn đến khó xử lý khi phát hiện.

Công tác phối hợp giữa cơ quan thanh tra và chính quyền địa phương còn thiếu đồng bộ, công tác quản lý di tích được phân công tại một số địa phương chưa thật sự được chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội quan tâm đúng mức, do đó chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hộ dân sống gần di tích lấn chiếm đất di tích và để tình trạng này kéo dài nhiều năm.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã tập trung giới thiệu hệ thống di tích và di vật Champa ở Thừa Thiên Huế, bao gồm hệ thống tháp và phế tích tháp, hệ thống thành lũy và hệ thống di vật, hiện vật hiện còn ở Thừa Thiên Huế.

Chương 2 cũng phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với di tích vật thể Champa ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế hiện còn một hệ thống di tích và hiện vật Champa có giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, là bằng chứng cho sự giao thoa văn hóa giữa Champa và Đại Việt. Tuy nhiên, trải qua thời gian, phần lớn các di tích Champa ở đây đều trở thành phế tích hoặc bị xóa sổ. Việc quản lý di tích (phế tích) thì không được thống nhất mà giao cho nhiều tập thể, tổ chức và địa phương quản lý khiến di tích bị xâm hại nghiêm trọng.

Các hiện vật Champa hiện nay phần lớn do các bảo tàng và Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học quản lý. Phần lớn không được bảo quản đúng phương pháp khoa học, không được trưng bày để phục vụ tham quan nghiên cứu.

Cũng trong Chương 2, luận văn đã tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với di tích vật thể Champa, các kết quả đạt được, những hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích vật thể Champa.

Về những định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế về bảo tồn và phát huy giá trị di tích vật thể Champa ở Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều văn bản có tính chất định hướng cho việc khảo sát, thăm dò, khai quật khảo cổ học các di tích Champa cũng như định hướng về điều tra, thống kê hệ thống di vật/hiện vật Champa để có kế hoạch bảo quản, trưng bày.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

CÁC DI TÍCH VẬT THỂ CHAMPA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Yêu cầu của QLNN đối với di tích vật thể Champa trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách của nhà nước và từ tình hình thực tế, đặt ra yêu cầu QLNN đối với di tích vật thể Champa cần phải đạt được các yêu cầu sau:

- Cần phải có cơ chế để quản lý các di tích vật thể Champa, bao gồm di tích đã được công nhận, di tích chưa được công nhận và nguồn hiện vật Champa. Hiện nay, các di tích Champa đang được phân công cho quá nhiều đơn vị quản lý, dẫn đến chưa có một đơn vị nào có đủ thẩm quyền để làm nhiệm vụ quy hoạch, đề xuất các giải pháp để trùng tu, chống xuống cấp và có một quy hoạch tổng thể, dài hơi cho việc phát huy giá trị di sản. Nguồn hiện vật tuy đa dạng, phong phú với 145 hiện vật nhưng có quá nhiều đơn vị sở hữu nên việc phát huy giá trị còng hạn chế.

- Di tích vật thể Champa phải được trùng tu, bảo tồn đúng nguyên trạng, hạn chế việc xuống cấp của các di tích. Kèm theo đó là công việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, tránh tình trạng đất di tích bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích. Công tác khảo cổ học phải được thực hiện để nghiên cứu và thu hồi hiện vật vốn đang còn dưới lòng đất để lưu giữ, bảo quản và làm phong phú thêm nguồn hiện vật Champa.

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính từ nguồn ngân sách còn rất hạn hẹp thì việc huy động các nguồn lực

cho bảo tồn, phát huy giá trị DSVH Champa là yêu cầu đặt ra không những cho trước mặt mà còn cho cả lâu dài. Tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã thực hiện tốt công tác kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Trước mắt, tỉnh cần có cơ chế để kêu gọi nguồn lực xã hội hóa để trùng tu DSVH, trong đó có di tích vật thể Champa. Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư và huy động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển phương tiện giao thông công cộng kết nối đồng bộ thành phố Huế đến các điểm tham quan, các vùng trọng điểm du lịch quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

- Khai thác được thế mạnh của di tích vật thể Champa trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch. Hội nghị lầm thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TU về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố DSVH nổi tiếng thế giới.

Một trong những giải pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu trên là thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo quan điểm phát triển bền vững và hiệu quả. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; gắn phát triển du lịch với văn hóa và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước khi lập các dự án quy hoạch du lịch và xây dựng các dự án khả thi. Tiến hành thực hiện tốt quy hoạch không gian, hạ tầng du lịch và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh trên cơ sở gắn kết các vùng, điểm, tuyến du lịch với các địa phương.

- Di tích vật thể Champa cần phải được đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền, quảng bá. Ngành văn hóa cần phải xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá theo hướng hiệu quả, thiết thực. Công tác tuyên truyền quản bá bao gồm tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH vật THỂ CHAMPA TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)