Nguyên nhân những thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Nguyên nhân những thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà

nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ

* Nguyên nhân những thuận lợi của hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ

- Việc khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta; hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phát triển ngành nghề ở nông thôn; đặc biệt, cả nước đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở, điều kiện để các làng nghề đầu tư, mở rộng và phát triển. Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông đi lại tại nông thôn được nâng cấp, rất thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống.

- Trong thời gian qua, Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo và liêm chính, vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề có nhiều thuận lợi, việc quản lý tại các làng nghề sẽ thuận lợi hơn, các doanh nghiệp tại các làng nghề có nhiều cơ hội để phát triển.

- Quá trình xây dựng xã nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, ý thức của nhân dân được nâng cao. Các quy

hoạch về nông thôn mới cơ bản đã hoàn chỉnh là cơ sở để định hướng phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian đến.

- Nước ta gia nhập thành viên của WTO đã mở ra hướng đi mới cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống; các cơ sở đã có cách nhìn khác về việc tạo ra sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp cận được các thông tin mới về thị trường, công nghệ sản xuất sản phẩm, tìm kiếm các nguồn vốn vay hợp lý, các nguồn tại trợ để hỗ trợ các làng nghề truyền thống.

- Quỳnh Phụ là vùng đất đồng bằng nơi sản sinh các sản phẩm nông nghiệp từ lâu đời đặc trưng của địa phương. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, lại là vùng đất hội tụ và giao thoa các tỉnh lân cận. Chính các yếu tố này quyết định đến sự hình thành và phát triển làng, làng nghề là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất tại các làng nghề truyền thống của địa phương.

* Nguyên nhân những khó khăn hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ

- Nhà nước thiếu cơ chế vận hành thông suốt hệ thống chính sách về ngành nghề nông thôn, làng nghề từ Trung ương đến cơ sở, đem chính sách về với người dân để người dân hiểu sử dụng chính sách một cách có hiệu quả. - Nhiều chính sách được ban hành chưa thỏa đáng và không kịp thời nên không áp dụng vào thực tế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ, chưa theo quy trình.

- Bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống còn nhiều bất cập, cồng kềnh; nguồn nhân lực quản lý hoạt động nhà nước đối với làng nghề còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập.

- Sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân địa phương về chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển

làng nghề truyền thống chưa trở thành hành động mạnh mẽ của người dân. Nhiều nơi còn ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.

- Phát triển làng nghề truyền thống tuy có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành song nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Bản thân các hộ sản xuất lại không đủ vốn để mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Các cơ sở nghề chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay với lãi suất thấp, hầu hết các làng nghề truyền thống sản xuất với quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra phục vụ cho thị trường nội địa là chủ yếu, sức cạnh tranh còn yếu. Bản thân mỗi làng nghề truyền thống chưa có doanh nghiệp đầu đàn làm đầu mối cho việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tiểu kết chƣơng 2

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đông Bắc bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao, đất đai phì nhiêu màu mỡ nên huyện Quỳnh Phụ rất thích hợp cho trồng cây nông nghiệp phục vụ phát triển các làng nghề truyền thống. Sản xuất ở các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ rất sôi động và ngày càng phát triển. Không những giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho các làng quê. Nhiều làng nghề không ngừng phát triển, chiếm 70 - 80% tỷ trọng của thôn, làng, tiêu biểu như: bánh đa làng Dụ Đại, xã Đông Hải; dệt chiếu xã An Vũ, An Lễ, An Dục, An Tràng; vàng mã xã An Vinh; chế biến lương thực xã An Mỹ; gỗ mỹ nghệ xã An Đồng...

Tuy nhiên, hiện nhiều làng nghề sản xuất còn theo quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chậm thay đổi nên sức cạnh tranh kém, chưa tạo dựng được thương hiệu. Hầu hết các làng nghề chưa có hạ tầng kỹ thuật xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường, cũng như thu gom chất thải. Vấn đề nan giải chưa tìm được lời giải đối với nhiều làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện nay là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống. Khi đưa vào thực hiện các cơ chế chính sách đó đã thúc đẩy để phát triển và đẩy mạnh hoạt động của các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh còn nhiều hạn chế, chủ yếu hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống thiếu đồng bộ, cồng kềnh, còn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước; chưa có sự liên kết giữa các cấp các ngành, các phòng ban chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về làng

nghề truyền thống. Thiếu cán bộ quản lý làng nghề tại các địa phương, đặc biệt chưa chú tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý tại địa phương. Hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống chưa được tăng cường, rất mờ nhạt, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.

Xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề được đẩy mạnh, bước đầu đã huy động được sự đóng góp, tham gia quản lý của người dân đối với hoạt động quản lý, góp phần phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương, nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Nguyên nhân là do thiếu cơ chế vận hành thông suốt hệ thống chính sách về ngành nghề nông thôn, làng nghề từ Trung ương đến cơ sở. Nhiều chính sách được ban hành chưa thỏa đáng và không kịp thời nên không áp dụng vào thực tế. Bộ máy hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống còn nhiều bất cập, cồng kềnh; nguồn nhân lực quản lý hoạt động nhà nước đối với làng nghề còn yếu kém. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ, chưa thường xuyên và theo quy trình. Sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân địa phương đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chưa được tốt. Các cơ sở nghề chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay với lãi suất thấp, hầu hết các làng nghề truyền thống sản xuất với quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra phục vụ cho thị trường nội địa là chủ yếu, sức cạnh tranh còn yếu. Bản thân mỗi làng nghề truyền thống chưa có doanh nghiệp đầu đàn làm đầu mối cho việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ

3.1. Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống

3.1.1. Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống

Thứ nhất, quản lý phát triển làng nghề truyền thống không chỉ là một yêu cầu phát triển kinh tế, mà còn là yêu cầu của việc duy trì và phát triển văn hóa - xã hội. Phát triển làng nghề truyền thống phải dựa trên sự kết hợp hài hòa các yếu tố truyền thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế; giữa bản sắc văn hóa riêng với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của nhân loại. Quản lý phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kết tinh trong sản phẩm làng nghề.

Hiện nay, các làng nghề truyền thống gặp không ít khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống để giúp các làng nghề truyền thống vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và đóng góp cho đất nước là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật”. Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho hoạt động sản xuất sản phẩm của làng nghề ở địa phương phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực.

Thứ hai, trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, cần tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với phát triển ngành nghề nông thôn và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Khẩn trương chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn, gắn với việc hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước, gắn với bảo vệ môi trường làng nghề.

Trong thời gian qua, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã mang lại hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, do hoạt động quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển làng nghề truyền thống tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nhiều làng nghề tiếp tục phát triển dựa vào sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng.

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Tại Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định rõ: Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phương hướng phát triển cơ bản của nước ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”.

Thứ ba, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó có bao gồm cả phát triển làng nghề truyền thống.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cần được đẩy mạnh để nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển kinh tế đất nước. Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã xác định một trong những phương hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó có bao gồm cả phát triển làng nghề truyền thống.

Thứ tư, cần xây dựng lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn phù hợp và có hệ thống để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.

Hiện nay việc quản lý nhà nước đối với các làng nghề còn phân tán, chồng chéo, khiến hiệu quả hoạt động của các làng nghề chưa cao. Vì vậy, cần hoàn chỉnh lại bộ máy tổ chức hoạt động quản lý làng nghề truyền thống quy về một đầu mối.

Quan điểm này được đề cập trong nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng: “Cần xây dựng lại tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”.

3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống

* Quan điểm chung

- Phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải đáp ứng định hướng, mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ gần nhất là Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

- Khai thác lợi thế của Thái Bình trong vùng kinh tế trọng điểm và tuyến hành lang kinh tế Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh, gắn với thị trường và vùng nguyên liệu để phát triển các mặt hàng có lợi thế so sánh và tính cạnh tranh cao.

- Lựa chọn phát triển các ngành nghề, ngành nghề truyền thống có lợi thế so sánh, các ngành nghề phụ trợ, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao.

- Coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, huy động mọi nguồn lực trong dân, đồng thời phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn phải kết hợp hài hoà nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 75)