Thực trạng các làng nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng các làng nghề truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ

2.2.1. Khái quát về làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ

Hiện tại, huyện Quỳnh Phụ có 33 làng nghề truyền thống, thu hút trên 23.000 lao động, với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Sản xuất ở các làng nghề huyện Quỳnh Phụ phát triển không những giải quyết việc làm tại

chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho các làng quê.

Bảng 2.2.1: Danh sách các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ

STT TÊN LÀNG NGHỀ ĐỊA BÀN XÃ SẢN PHẨM THỰC

TRẠNG

1 Làng An Dục An Dục Dệt chiếu cói Hoạt động yếu 2 Làng An Tràng An Tràng Dệt chiếu cói Hoạt động yếu

3 Làng Cổ Tiết An Vinh Vàng mã Hoạt động BT

4 Làng Vọng Lỗ An Vũ Dệt chiếu cói Hoạt động BT 5 Làng Đại Điền An Vũ Dệt chiếu cói Hoạt động BT

6 Làng Vũ Hạ An Vũ Dệt chiếu cói Hoạt động BT

7 Làng Tô Đê An Mỹ Chế biến LT Hoạt động BT

8 Làng Tô Hồ An Mỹ Chế biến LT Hoạt động BT

9 Làng Dụ Đại Đông Hải Chế biến LT Hoạt động BT 10 Làng Nguyên Xá An Hiệp Khâu nón Hoạt động BT 11 Làng Lam Cầu An Hiệp Dệt chiếu cói Hoạt động BT 12 Làng Phong Xá TT. An Bài Xây dựng Hoạt động yếu 13 Làng Cầu Nghìn TT. An Bài VL Xây dựng Hoạt động yếu 14 Làng Nguyên Xá Quỳnh Hội May xuất khẩu Hoạt động BT 15 Làng Phụng Công Quỳnh Hội May xuất khẩu Hoạt động BT 16 Làng Châu Tiến Quỳnh Mỹ Đan tre Hoạt động BT 17 Làng Đông Lễ Văn An Đồng Gỗ Mỹ nghệ Hoạt động BT 18 Làng Tây Lễ Văn An Đồng Gỗ Mỹ nghệ Hoạt động BT 19 Làng Đào Xá An Đồng Mây tre đan Hoạt động BT 20 Làng An Phú Quỳnh Hải Mây tre đan Hoạt động yếu 21 Làng Lộng Khê An Khê Xây dựng Hoạt động yếu 22 Làng Cẩn Du Quỳnh Sơn Lưỡi câu, mi

giả

23 Làng Đồn Xá Quỳnh Hồng Mây tre đan Hoạt động yếu 24 Làng Bương Hạ Quỳnh Ngọc Đệm ghế cói Hoạt động yếu 25 Làng Bến Hiệp Quỳnh Giao Cơ khí Hoạt động yếu 26 Làng Đồng Phúc An Lễ Dệt chiếu cói Hoạt động yếu

27 Làng Đào Động An Lễ Xe đay Hoạt động yếu

28 Làng Đồng Bằng An Lễ Dệt chiếu cói Hoạt động yếu

29 Làng Hưng Hòa An Lễ Xe đay Hoạt động yếu

30 Làng Ngọc Minh Quỳnh Hoàng Đan tre Hoạt động BT 31 Làng Phục Lễ Quỳnh Châu May xuất khẩu Hoạt động BT 32 Làng Đông Trụ Quỳnh Minh May xuất khẩu Hoạt động BT 33 Làng Đò Neo Đồng Tiến Chế biến LT Hoạt động BT

* Về lao động

Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người tại các làng nghề thấp và ngày càng bị thu hẹp nên lực lượng lao động dư thừa để đưa vào hoạt động ngành nghề rất lớn, đó cũng là yêu cầu bức xúc buộc người dân trong các làng nghề phải duy trì và phát triển nghề truyền thống của mình đảm bảo cuộc sống ở mức ổn định. Việc sử dụng lao động tại các làng nghề là triệt để, khi sản xuất càng phát triển thì còn thu hút một lực lượng lớn lao động tại các vùng lân cận. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề tăng so với lao động thuần nông (tỷ trọng bình quân chiếm từ 40% - 70% tổng thu nhập). Hiện tại lao động được sử dụng tại các làng nghề mang tính đa dạng, lao động trực tiếp làm theo phương pháp thủ công, gia truyền. Việc quản lý sản xuất còn theo kinh nghiệm, trình độ văn hoá của người lao động tương đối thấp. Trình độ tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại chậm, tri thức quản lý không có do vậy nhiều khi dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí có hộ bị phá sản. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh biết rằng yếu tố con người có vai trò quyết định, song thực tế hiện nay cho thấy hầu hết

trình độ sản xuất kinh doanh của lực lượng lao động tại các làng nghề là được đào tạo theo sự kèm cặp tại chỗ, người đi trước chỉ người đi sau, không được đào tạo cơ bản do vậy khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghệ sản xuất đã gặp không ít khó khăn, nhiều hộ do quá kém về năng lực và trình độ hiểu biết đã dẫn tới việc mua phải những thiết bị không đủ chất lượng hoạt động, công suất hoạt động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, trong quá trình sản xuất liên tục phải sửa chữa nên dẫn đến thua lỗ rất nhiều trong sản xuất kinh doanh.

* Về nguồn vốn.

Thực tế ở nước ta và cụ thể là Quỳnh Phụ, Thái Bình cho thấy kinh tế làng nghề chiếm vị trí không nhỏ trong sự phát triển kinh tế chung, kinh tế làng nghề phát triển mạnh không chỉ về sức tiêu thụ sản phẩm mà cả về vốn lẫn hình thức hoạt động. Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng nhiều hơn vì thực tế cho thấy các làng nghề muốn tồn tại và phát triển phải được đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhu cầu vốn lưu động dùng cho cả 3 khâu: Dự trữ nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ là rất lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm tự do theo cơ chế thị trường nên thường cần khối lượng vốn tồn trong khâu thanh toán nhiều, nguyên vật liệu ở dạng thu gom nên thường phải trả ngay cho người bán, còn sản phẩm xuất đi nằm tại các đại lý với số lượng khá lớn. Để có thể duy trì sản xuất thường xuyên thì nhu cầu vốn lưu động đối với các làng nghề phải gấp 3-4 lần trị giá tài sản cố định. Từ những lý do đó nên thời gian vừa qua, nhiều hộ và doanh nghiệp tư nhân lao vào sản xuất với số vốn chỉ đạt ở mức cần thiết để sản xuất ban đầu, sau khi giao hàng đi không còn tiền để tiếp tục chu kỳ sản xuất do vậy gặp rất nhiều khó khăn, tuy hàng tiêu thụ được mà vốn đọng trong thanh toán lớn, dẫn tới khó khăn cho một số doanh nghiệp và hộ sản xuất đặc biệt là những cơ sở mới đầu tư nâng cấp dây chuyền thiết bị. Qua tổng hợp tình hình vốn tại các làng nghề cho thấy sự phát

triển của làng nghề đã huy động được nguồn vốn đáng kể trong nhân dân vào phát triển kinh tế của tỉnh, phát huy tính cần cù, sáng tạo, yêu lao động của người dân Việt Nam, mở mang một số ngành nghề mới có công nghệ hiện đại, khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu thừa, nguyên liệu sẵn có, thu hút được nguồn lao động không có việc làm trong và ngoài tỉnh. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong các làng nghề kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả. Tuy nhiên, trong những làng nghề không phải cơ sở sản xuất nào cũng tốt, mà cũng còn có nhiều hộ, nhiều doanh nghiệp làm ăn lúng túng, chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Một số cơ sở kinh doanh bằng vốn của mình thì ít, chủ yếu bằng vốn đi vay, huy động và chiếm dụng của người khác thì nhiều. Hơn nữa hoạt động của các làng nghề trong thời gian qua không có một cơ quan nào quản lý rõ ràng, nên thiếu sự kiểm soát của Nhà nước, với các doanh nghiệp tư nhân thì vốn điều lệ thường ít hơn rất nhiều so với vốn pháp định, do vậy sản xuất kinh doanh và hạch toán hầu như nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước và pháp luật, tình trạng trốn lậu thuế xảy ra triền miên, số thuế mà các hộ doanh nghiệp nộp vào Nhà nước không tương xứng với doanh thu làm ra. Thất thu thuế tại các làng nghề xảy ra nghiêm trọng về số hộ nộp và doanh thu tính thuế. Việc thất thu thuế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra, đây là một vấn đề có tính bức xúc đòi hỏi phải có sự chỉ đạo và quản lý của các cơ quan chức năng trong tỉnh.

* Về quảng bá thương hiệu

Quỳnh Phụ có những làng nghề nổi tiếng, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi nhưng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề còn khá yếu ớt, chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa cao. Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thương hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều người làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này không cao. Cả làng với hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng chưa có hoặc mới chỉ có một vài trang web cá nhân, còn website riêng cho cả làng nghề thì chưa có. Một trong những nguyên nhân của khó khăn trên là sản xuất trong các làng nghề hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ. Ngoài ra việc mang sản phẩm ra trưng bày tại các trung tâm thương mại lớn cũng tốn khá nhiều chi phí, hơn nữa do khó khăn chung của nền kinh tế nên sản phẩm bán không chạy lắm. Mặc dùng Phòng Công thương của huyện đã có những chính sách hỗ trợ, xúc tiến quảng bá thương mại dành cho các làng nghề nhưng hiệu quả chưa cao bởi ngoài những nỗ lực của Phòng còn đòi hỏi sự nhận thức và sự đầu tư của chính các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tổ chức kinh tế làng nghề vẫn còn mang hình thức độc đáo theo kiểu “truyền thống gia đình” sản xuất mang tính tự phát, nhiều khi chạy theo lợi nhuận trước mắt nên hạn chế rất nhiều đến quá trình bảo tồn và phát triển thường xuyên của các làng nghề, có những làng đang phát triển thịnh vượng thì bị đột ngột co lại, lý do là sự ồ ạt ra đời những sản phẩm mà thị trường không tiếp tục chấp nhận dẫn tới có thời kỳ có làng nghề việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có những làng không thích ứng với thị trường do công nghệ và chủng loại sản phẩm không được cải tiến dẫn tới hầu như ngừng hoạt động. Một số làng nghề phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường nhất định nên khi thị trường này hết nhu cầu thì gần như cả làng nghề đóng cửa.

* Về tài nguyên và môi trường

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, thời gian qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ đã phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định và tham mưu UBND huyện phê duyệt quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất của 36/38 xã, thị trấn, qua đó giúp khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quỹ đất trồng lúa; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã tuân thủ đúng quy hoạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đi vào nền nếp. Toàn huyện đã chuyển mục đích 98,19ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình công cộng và phát triển kinh tế; trong đó, chuyển mục đích sử dụng đất để quy hoạch dân cư theo Quyết định số 372 của UBND tỉnh tại 38 xã, thị trấn gần 28,6ha. Tập trung thực hiện tốt việc giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất... 6 tháng đầu năm 2015, Phòng đã trình UBND huyện ban hành 6 quyết định cho thuê đất để thực hiện các dự án, diện tích 114.511m2; 7 quyết định chuyển mục đích sang đất ở, diện tích 1.170m2; 261 quyết định thu hồi đất, diện tích 652.401m2; 16 quyết định giao đất tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân ở các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Xá để thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo đường 396B, diện tích 1.570m2.

Chú trọng công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án: nâng cấp, cải tạo đường 396B, đường 455, đường 2/9… với tổng số tiền bồi thường 31,3 tỷ đồng. Để hạn chế tình trạng vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu thời gian qua là đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ gia đình, cá nhân. UBND huyện đã thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại và cấp GCNQSDĐ cho người dân. Đến nay, Quỳnh Phụ đã hoàn thành đo đạc trên 20.260ha với gần 170.000 số thửa phải cấp

GCNQSDĐ; đã ký trên 155.800 GCNQSDĐ, trao cho người sử dụng đất 114.300 GCNQSDĐ.

Trong công tác quản lý môi trường, các xã, thị trấn đã thành lập 182 đội vệ sinh môi trường tự quản với hơn 600 người tham gia. Việc tiếp nhận thủ tục xin đăng ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án, thẩm định thủ tục hồ sơ được thực hiện theo đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Tổ chức rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng đất nhưng chưa có thủ tục bảo vệ môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chủ động phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại nhiều địa phương, tiêu chí về bảo vệ môi trường đã được đưa vào quy ước, hương ước của thôn, làng, được gắn với việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, danh hiệu thôn làng, gia đình văn hóa. Đến nay, 97% dân số toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 14 xã, thị trấn đã được cung cấp nước sạch từ các nhà máy nước tập trung.

Tuy nhiên, đối với các làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát, nhiều làng nghề đang đối mặt với ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất… Nguyên nhân chính là do các làng nghề xen lẫn khu dân cư; phần lớn các chất thải không được thu gom, xử lý mà được xả thẳng vào môi trường. Làng nghề bánh đa Thôn Dụ Đại xã Đông Hải không chỉ nổi tiếng với bánh đa cá Quỳnh Côi truyền thống mà còn nổi tiếng hơn bởi vấn nạn môi trường. Hàng loạt bệnh tật xuất hiện nơi đây như viêm phổi, đau mắt vì khí lò than sản xuất bánh đa. Người dân nơi đây đã phải chung sống với tình trạng ô nhiễm môi trường từ khi nghề sản xuất bánh đa ra đời (39 năm). Qua hàng chục năm trời, nước ô nhiễm bị ngấm sâu vào lòng đất, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài ra, theo báo cáo tổng hợp Đánh giá hiện

trạng ô nhiễm môi trường cho thấy, nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn tại khu vực làng nghề Cầu Nghìn nơi sản xuất vôi xuất khẩu đã vượt tiêu chuẩn cho phép 5937, 5938/2005; Nước thải tại một số điểm thải từ Cầu Nghìn có các thông số SS, COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 10 lần TCVN 5945-2005. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông chảy qua có thông số COD, BOD5, dầu mỡ khoáng, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép 4; 2,9; 1,4; 8; 3,6 lần TCVN 5942-1995 chất lượng nước mặt, đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen cadimi. Như vậy, làng nghề Cầu Nghìn đang đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 48)