Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của một số

số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh Phụ

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của một số địa phương

* Kinh nghiệm của thành phố Huế

Vùng đất Thừa Thiên Huế qua thống kê có hơn 200 làng nghề thủ công truyền thống. Hiện tại, số nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế đang hoạt động là 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề truyền thống. Những nghề tiêu biểu như: mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, mây tre đan, thêu, dệt thổ cẩm, nón lá, may áo dài, sản xuất vật liệu xây dựng, bún bánh, chế biến nông sản thực phẩm truyền thống cùng nhiều khác đã được khôi phục tại các địa phương. Bên cạnh đó, có một số nghề mới được du nhập như đan sợi nhựa, sợi mây xuất khẩu, thêu hàng, mây tre xiên, thêu móc, composit mỹ nghệ, chế biến cau khô xuất khẩu…

Một số nghề và làng nghề truyền thống phát triển mạnh vừa cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội, vừa đang thu hút các khách du lịch đến du lịch, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc và đặc trưng của vùng đất cố đô. Một số làng nghề cũng mạnh dạn đầu tư, tăng năng lực sản xuất, chú ý đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm, một số cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đã di dời vào cụm làng nghề tập trung để thuận lợi cho việc liên kết, hợp tác, tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập.

Ngoài ra, thông qua chương trình khuyến công, nhiều nghề và làng nghề truyền thống ở Huế gắn với du lịch được đầu tư khôi phục, phát triển như: Nghề may áo dài truyền thống Huế, nghề làm nón lá, kẹo mè xửng…

Sự phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở Huế góp phần tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, ổn định cuộc sống; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh.

Nâng cao đời sống người dân ở vùng có làng nghề truyền thống lên từ 3-5 lần. Các loại hình dịch vụ cùng hoạt động du lịch đã đóng góp 48% - 49% GDP địa phương, đồng thời góp phần thu hút lượng khách đến Thừa Thiên Huế hàng năm từ 2,5 -3 triệu lượt, trong đó gần 1 triệu lượt là khách nước ngoài.

* Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, Nam Định

“Xây dựng, phát triển các làng nghề” là một trong 6 đề án phát triển kinh tế - xã hội đã được BCH Đảng bộ huyện Hải Hậu nhiệm kỳ 2010-2015 ban hành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hướng tới mục tiêu xây dựng Hải Hậu trở thành huyện nông thôn mới... Mục tiêu là duy trì, mở rộng sản xuất tại các làng nghề hiện có và xây dựng, phát triển thêm các làng nghề mới. Phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã, thị trấn trong huyện có ít nhất một làng nghề, mỗi làng nghề có một loại sản phẩm đặc trưng, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện đề án, từ chỗ toàn huyện chỉ có 5 làng nghề, đến nay toàn huyện Hải Hậu đã xây dựng và phát triển được thêm 35 làng nghề mới với đa dạng các ngành nghề như: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mộc, dệt chiếu, kéo sợi PE, chế biến lương thực, thực phẩm), sinh vật cảnh (trồng cây cảnh, trồng hoa), trồng cây dược liệu và nuôi thủy sản. Nhiều làng nghề được duy trì, phát triển ổn định, có số lao động và doanh thu làm nghề chính tăng dần theo các năm như: nhóm nghề mộc mỹ nghệ tại các xã: Hải Minh, Hải Đường, Hải Trung, Hải Vân; nghề cán kéo sợi PE ở Thị trấn Thịnh Long; nghề chế biến lương thực, thực phẩm (sản xuất bánh kẹo) ở Thị trấn Yên Định… Những làng nghề này có số lao động làm nghề chiếm từ 80-90% số lao động của làng, doanh thu các năm đều đạt từ 15-20 tỷ đồng/năm; chiếm trên 80% doanh thu của làng. Trên địa bàn huyện đã xây dựng thành công 2 làng nghề nuôi trồng thủy sản tại các xã: Hải Chính, Hải Châu mới được công nhận trong năm 2013 có số lao động và doanh thu đều đạt từ 85-90% tổng số lao

động, doanh thu của làng. Nhóm 20 làng nghề sinh vật cảnh tuy còn gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩm nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng, là động lực quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương. Tổng diện tích đất dành cho phát triển kinh tế sinh vật cảnh toàn huyện đã tăng từ 374ha (năm 2009) lên trên 600ha (năm 2015), doanh thu trên một đơn vị diện tích đạt trên 370 triệu đồng/ha/năm. Các làng nghề mới được nhân cấy, xây dựng thành công trong giai đoạn 2011-2015 không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 9.000 lao động nông thôn mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương, là “cú hích” để huyện Hải Hậu thực hiện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV. Đến nay, toàn huyện Hải Hậu có 40 làng nghề ở 30 xã, thị trấn; trong đó có 20 làng nghề sinh vật cảnh, 12 làng nghề sản xuất CN-TTCN, 3 làng nghề nuôi trồng thủy sản, 3 làng nghề trồng cây dược liệu và 2 làng nghề xây dựng. Trong đó có 1 xã có 5 làng nghề, 6 xã có 2 làng nghề còn lại mỗi xã có 1 làng nghề. Số nghệ nhân được UBND huyện công nhận là 24 nghệ nhân, trong đó có 6 nghệ nhân nghề mộc mỹ nghệ, 18 nghệ nhân nghề sinh vật cảnh. Các làng nghề của huyện Hải Hậu thu hút trên 10 nghìn lao động, đem lại việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương. Dự kiến hết năm 2015, bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt trên 30,1 triệu đồng/người/năm; tăng trên 12,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2011. Toàn huyện có 30% hộ dân đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm từ 11,2% (năm 2011) xuống còn dưới 3% năm 2015. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển tích cực, tỷ trọng ngành sản xuất CN-TTCN, dịch vụ được nâng lên 40,4%; tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp - thủy sản giảm xuống còn 28,6%.

Để đạt được kết quả khả quan đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, huyện Hải Hậu đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển làng nghề giai đoạn 2011-2015 với sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị. Phòng Công thương là đơn vị thường trực giúp UBND huyện xây dựng chương trình, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn địa điểm, ngành nghề, vùng nguyên liệu, thị trường… xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương theo hướng quy hoạch xây dựng NTM. Trên cơ sở đăng ký của các xã, thị trấn phối hợp với Phòng LĐ-TB và XH, Trung tâm Khuyến công quốc gia Khu vực I (Bộ Công thương), Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương), Trung tâm Dạy nghề huyện hỗ trợ dạy nghề, truyền nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất tại các làng nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong 5 năm qua (2011-2015), huyện Hải Hậu đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo nghề, dạy nghề cho trên 12 nghìn lao động; đa dạng hóa các hình thức truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật để đào tạo nghề mới cho 33 nghìn lao động. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất tại các làng nghề, huyện đã chủ động kế hoạch với ngành điện triển khai tổ chức cải tạo, nâng cấp 235 trạm biến áp, 272,2km dây trung thế, 1.314,8km dây hạ thế trong hệ thống lưới điện các xã, thị trấn với tổng vốn đầu tư 285 tỷ đồng, bình quân 8,1 tỷ đồng/xã, thị trấn. Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện tối đa cho các làng nghề quảng bá hình ảnh, tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Phòng TN và MT có trách nhiệm hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề các thủ tục thuê, chuyển nhượng mặt bằng, các biện pháp bảo vệ môi trường. Phòng Tài chính và các ngân hàng NN và PTNT, CSXH… tham mưu cho UBND huyện cơ chế hỗ trợ các xã, thị trấn về xây dựng làng nghề, phát triển nghề mới theo quy định của Nhà nước, tạo điều kiện về nguồn vốn cho các cơ sở, hộ gia đình trong các làng nghề được vay để phát

triển sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn trong huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển làng nghề cấp xã, thị trấn. Căn cứ vào thực tế và tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển ngành nghề, tổ chức họp dân thông qua kế hoạch và tham khảo ý kiến của dân về thời gian thực hiện, tiến độ và các tiêu chí của làng nghề, thông qua quy chế hoạt động của làng nghề…

1.5.2. Bài học về quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương mà huyện Quỳnh Phụ cần học tập

Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và phát triển làng nghề truyền thống nêu trên chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ như sau:

Thứ nhất, để hạn chế tình trạng “ly hương” đang ngày càng diễn ra ở hầu hết ở các làng quê trong cả nước, các địa phương đều có chiến lược phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống, xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai, để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các làng nghề truyền thống phát triển và phát huy sự nổ lực tự vươn lên của những người lao động tại làng nghề truyền thống.

Thứ ba, cần phải xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống thông qua công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống, điều này rất quan trọng, đây là cơ sở để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề truyền thống.

Thứ tư, tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực quản lý và lực lượng lao động tại các làng nghề truyền thống. Quan tâm và có chế độ ưu đãi đối với nghệ nhân, thợ cả, thợ giỏi tại các làng nghề truyền thống, chú trọng đào tạo thế hệ trẻ cho các lao động tại các làng nghề truyền thống.

Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề phát triển bền vững; nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Thứ sáu, phải tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong việc quản lý và phát triển các làng nghề truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là yêu cầu tất yếu để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hệ thống hóa các khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống và quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống, đặc điểm của làng nghề truyền thống và đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống rất quan trọng, là cơ sở lý luận để nắm vững hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.

Xác định chủ thể quản lý đối với làng nghề truyền thống: Ở Trung ương, Chính phủ thống nhất quản lý và giao quyền quản lý cho các Bộ, ngành liên quan quản lý. Ở địa phương, UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý và giao quyền quản lý cho các sở, ban ngành và các phòng ban liên quan tham mưu trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.

Nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống bao gồm:

- Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,văn bản hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống;

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống;

- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống;

- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý phát triển làng nghề truyền thống;

- Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền thống;

Để hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống có hiệu quả cần phải nắm vững các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống; trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý biết tận dụng các yếu tố có lợi trong hoạt động quản lý và biết hạn chế đến mức thấp nhất đối với các yếu tố bất lợi đối với hoạt động của làng nghề. Đồng thời, trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống cần phải biết kế thừa và học tập kinh nghiệm từ các mô hình quản lý có hiệu quả, đó là kinh nghiệm trong quản lý về phát triển sản xuất, xúc tiến mại, nâng cao nguồn lực, hoạt động thanh tra, kiểm đối với làng nghề truyền thống… nhằm để tổ chức tốt hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống của địa phương.

Hệ thống hóa các kiến thức về làng nghề truyền thống và quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống là cơ sở để tìm ra các giải pháp tốt nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Quỳnh Phụ nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình có tọa độ địa lý từ 20030' đến 20045' độ vĩ Bắc và từ 106010'đến 106025' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, với ranh giới là sông Luộc, phía Nam giáp huyện Thái Thụy, Đông Hưng, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Hưng Hà [25].

Toàn huyện có 38 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn và 36 xã) với tổng diện tích 20.961,4 ha chiếm 13,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình.

Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi là một trong những trung tâm kinh tế hành chính sầm uất, lâu đời của cùng đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm thành phố Thái Bình 25km [27].

Là cửa ngõ nối Thái Bình với các vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng- Quảng Ninh nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế. Với vị trí khá thuận lợi này, huyện Quỳnh Phụ có thị trường lớn là các đô thị lớn trong vùng và xuất khẩu, có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế- xã hội của huyện.

Địa hình đất đai của Quỳnh Phụ tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp cao xen kẽ kiểu bát úp, có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đông, từ Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 37)