Đặc điểm kinh tế xã hội và xây dựngcơ bản của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện easúp, tỉnh đắk lắk (Trang 54)

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế- xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên.

Ea Súp là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70km theo đƣờng Tỉnh lộ 1. Diện tích đất tự nhiên 176.531ha. Có 26,3km đƣờng biên giới giáp với huyện Cô Nhéc, tỉnh Munđulkiri, Vƣơng quốc CamPuChia. Huyện có 10 đơn vị hành chính, gồm 09 xã, 01 thị trấn, với 145 thôn, buôn, tổ dân phố; Dân số toàn huyện đến cuối năm 2017 là 76.222 ngƣời, gồm 29 dân tộc, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44% tổng dân số toàn huyện.

a) Vị trí địa lý: có tọa độ địa lý: từ 1305' - 13025' vĩ độ bắc và từ 1070 01' - 108003' kinh độ đông. Huyện có địa giới hành chính: phía Đông giáp hai huyện Ea H'Leo, Cƣ M'gar, phía Tây giáp nƣớc Cam Pu Chia, phía Nam giáp huyện Buôn Đôn, phía Bắc giáp huyện Chƣ Prông, tỉnh Gia Lai.

b) Địa hình: Địa hình khu vực tƣơng đối bằng phẳng tạo nên vùng bán bình nguyên rộng lớn nằm kẹp giữa hai cao nguyên: Buôn Ma Thuột ở phía Đông, Đắk Nông - Đắk Min ở phía Nam.

Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 170-180m và nghiêng dần từ Đông sang Tây. Độ dốc trung bình từ 0-80

.

Bắc bán bình nguyên Ea Súp: địa hình bằng phẳng thoải dần về phía Tây bắc, tạo nên bán bình nguyên rộng, là toàn bộ lƣu vực suối Ea Súp và sông Ea H'Leo.

Nam bán bình nguyên Ea Súp: vùng giáp Buôn Đôn địa hình bằng thoải, có núi xen kẽ tạo nên những bán bình nguyên hẹp, địa hình thấp dần theo hƣớng tây nam.

c) Thổ nhƣỡng: Nhìn chung, đất đai trên địa bàn đƣợc hình thành trên đá phiến sét, đá cát kết, phù sa cổ và phù sa mới hình thành. Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ đến trung bình, độ phì đất thấp nên thƣờng bị nén chặt khi khô hạn và lầy thụt khi ngập nƣớc, khả năng ngậm nƣớc và giữ nƣớc kém. Bên cạnh đó tình trạng kết vón đá ong đáy và đá lộ đầu xuất hiện khá nhiều.

Trên địa bàn có 4 nhóm đất ứng với 6 loại đất nhƣ sau:

Nhóm đất đỏ vàng:

Đất đỏ vàng trên đá granit (fa): diện tích 1.755 ha, chiếm 4,42 % tổng diện tích nhóm đất và 0,99% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất vàng nhạt trên đá cát (fq): diện tích 22.247 ha, chiếm 56,07% diện tích nhóm đất đỏ vàng và 12,71% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (fs): đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét. Diện tích 15.675 ha, chiếm 39,51% diện tích nhóm đất và 8,88% tổng diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ngoài suối (py): diện tích 8.328 ha, chiếm

4,76% tổng diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất xám bạc màu:

Đất xám trên đá cát và granit (xa): đây là loại đất có diện tích lớn nhất 98.323 ha, chiếm 84,59% tổng diện tích nhóm đất, 53,19% tổng diện tích tự nhiên.

Đất xám trên phù sa cổ (x): diện tích 17.913 ha chiếm 15,41% trong nhóm đất và 10,24% tổng diện tích tự nhiên.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích 5.687 ha, chiếm 3,25% tổng

diện tích tự nhiên.

d) Khí hậu: Huyện Ea Súp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại nhất tây nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình:

Tổng lƣợng mƣa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lƣợng mƣa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.

Mƣa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung đến 93,5% lƣợng mƣa cả năm.

Lƣợng mƣa mùa khô không đáng kể và thƣờng bị khô hạn vào cuối mùa, tháng 1; 2 và 3 hầu nhƣ không có mƣa.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là

91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 240

C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,20

C. e) Thủy văn, sông suối:

Nằm trên khu vực hạ lƣu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Súp có mạng lƣới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/ km2, nhƣng hầu hết chỉ có nƣớc vào mùa mƣa.

Các sông suối trong vùng hầu hết đƣợc bắt nguồn từ phía Đông - Đông bắc, một số suối nhỏ từ Tây nam đổ vào hệ thống sông Sêrêpốk trên đất Cam Pu Chia (gồm sông Ea H'leo, suối Ea Súp, Ea Đrăng, Ea Mơ, Ya Lốp, Ea

Khal…). Đây là nguồn cung cấp nƣớc cho hoạt động sản suất nông nghiệp, nƣớc sinh hoạt, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản.

Sự chênh lệch lƣu lƣợng nƣớc giữa mùa lũ và mùa cạn khá lớn do lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô nên đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.

f) Tài nguyên thiên nhiên:

Huyện Ea Súp còn là nơi có nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn là 124.664,93 ha, độ che phủ rừng đạt 73%. Trong đó, rừng tự nhiên sản xuất 103.843,76 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 6.359,11 ha, rừng tự nhiên đặc dụng 14.462,06 ha.

Tài nguyên thực vật: Tổng trữ lƣợng gỗ ƣớc tính trên 9 triệu m3, trên

địa bàn có hai dạng rừng chính là:

Rừng nhiệt đới bán thƣờng xanh: là loại rừng có diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven sông Ea H'leo với các loài ƣu thế nhƣ: bằng lăng, căm xe, dầu rái… một số loài quí hiếm thuộc gỗ nhóm I nhƣ cẩm lai, hƣơng, cà te.

Rừng khộp chiếm phần lớn: đây là kiểu rừng thƣa, cây lá rộng thƣờng có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển đƣợc.

Tài nguyên động vật: Địa bàn huyện Ea Súp hiện nay có thể đƣợc coi

nhƣ thủ phủ của đàn voi rừng. Theo phán đoán của các ngành chức năng, hiện đàn voi khu vực này còn trên 30 con, chia ra nhiều nhóm nhỏ, lẻ 3-5 con. Chúng tập trung chủ yếu tại vùng rừng núi các xã Ia Lốp, Ia Lơi, Ia Rvê sát biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia.

Giao thông huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk hiện tại có 01 loại hình chính: đƣờng bộ.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Ea Súp (theo Báo cáo kinh tế xã hội huyện Ea Súp năm 2017)

1. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh 2010) ƣớc đạt 2.992 tỷ đồng, bằng 100,2% KH, tăng 17% so với năm 2016; trong đó:

- Nông, lâm, thuỷ sản ƣớc đạt: 1.533 tỷ đồng, bằng 100,2% KH, tăng 16%, chiếm tỷ trọng 51,1%.

- Công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt: 512 tỷ đồng, bằng 100,5%KH, tăng 17%, chiếm tỷ trọng 17,2%.

- Thƣơng mại - dịch vụ ƣớc đạt: 947 tỷ đồng, bằng 100,2% KH, tăng 18%, chiếm tỷ trọng 31,7%.

2. Bình quân thu nhập đầu ngƣời (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 22,6 triệu đồng/ngƣời/năm, bằng 100,4%KH, tăng 02% so với năm 2016.

3. Huy động đầu tƣ toàn xã hội ƣớc đạt 575 tỷ đồng, bằng 101% KH, tăng 13% so với năm 2016.

4. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ƣớc đạt đƣợc 778 tỷ đồng, bằng 101% KH, tăng 16% so với năm 2016.

5. Thu trên địa bàn đạt 28,312 tỷ đồng, vƣợt 43% dự toán HĐND huyện, tăng 30% so với năm 2016.

6. Phát triển cơ sở hạ tầng: Về thủy lợi, bảo đảm nƣớc cho 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tƣới, đạt KH đề ra, tăng 03% so với năm 2016. Về giao thông: tỷ lệ nhựa hoặc bê tông hóa đƣờng tỉnh 80%; đƣờng huyện 85%, đạt 94% KH; đƣờng xã, liên xã 18%, đạt 90%KH, tăng 08% so với năm 2016. Tỷ lệ thôn, buôn có điện 100%, đạt KH đề ra, tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện 99%, đạt KH đề ra.

7. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều mới 43,13%, mức giảm hộ nghèo 5,5%, đạt KH đề ra (KH 2017 là giảm 3% trở lên).

8. Tỷ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đạt 21,3% (10 trƣờng), bằng 104% KH, tăng 04 trƣờng so với năm 2016.

9. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm trong năm đạt 2.110 ngƣời, bằng 100,3% KH. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo so với tổng số lao động đạt 26%, bằng 100% KH.

10. 9/10 xã - thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo bộ tiêu chí mới), bằng 90% KH. Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng (cân nặng theo tuổi) còn 19,5%, đạt 100%KH, giảm 0,5% so với năm 2016.

11. Quy mô dân số khoảng 66.685 ngƣời (theo số liệu thống kê); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,35%, bằng 100% KH.

12. Bình quân mỗi xã ƣớc đạt đƣợc 8,1 tiêu chí nông thôn mới, đạt 108%KH, tăng 18 tiêu chí so với năm 2016.

13. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị đƣợc thu gom ƣớc đạt 97%, bằng 100% KH.

14. Tỷ lệ che phủ rừng (gồm cả diện tích cao su) ƣớc đạt 48,7%, bằng 97% KH, giảm 1,3% so với năm 2016.

15. Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88%, bằng 102% KH, tăng 3% so với năm 2016.

16. Tỷ lệ dân số đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 96%, bằng 101% KH, tăng 01% so với năm 2016.

17. Về đảm bảo quốc phòng - an ninh:

- Công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu đƣợc giao.

- Giữ vững ổn định chính trị; xây dựng xã - thị trấn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; duy trì, không để phát sinh những tình huống phức tạp; giảm tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí về số vụ, số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng.

2.1.2. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có những bƣớc phát triển quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện không ngừng đƣợc nâng lên. Để có kết quả đó, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Ea Súp phát triển. Mặc dù nguồn vốn đầu tƣ XDCB tăng giảm không đồng đều theo quá trình phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2012 – 2017 (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các dự án đầu tư giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn huyện Ea Súp (Nguồn ngân sách huyện)

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vốn đầu tƣ (triệu đồng) 2013 2014 2015 2016 2017 Cộng 1 Giáo dục - Đào tạo Số tiền 13.393 6.018 8.541 7.832 8.198 43.982 Tỷ trọng 68,02 69,38 65,63 65,54 65,18 66,74 2 Quản lý nhà nƣớc Số tiền 2.493 956 1.579 1.136 1.154 7.318 Tỷ trọng 12,66 11,02 12,13 9,51 9,18 11,10 3 VHTT- PTTH Số tiền 290 150 210 220 215 1.085 Tỷ trọng 1,47 1,73 1,61 1,84 1,71 1,65 4 Quốc phòng - An ninh Số tiền 1.283 520 654 612 725 3.795 Tỷ trọng 6,52 6,00 5,03 5,12 5,76 5,76 5 Giao thông - Thủy lợi Số tiền 2.229 1.030 2.030 2.150 2.285 9.724 Tỷ trọng 25,69 11,87 15,60 17,99 18,17 14,75 Tổng cộng 19.688 8.675 13.014 11.950 12.577 65.904

Đánh giá cơ cấu, khối lƣợng vốn cho dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN của 09 xã, 01thị trấn trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2013 – 2017 nhằm rút ra những nhận định về công tác xây dựng của từng vùng, từng xã, thị trấn Ea Súp. Đồng thời dựa trên cơ sở là các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk, quy hoạch của địa phƣơng, đánh giá đúng đắn, hiệu quả của các công trình xây dựng trong từng địa phƣơng, xem xét xã nào có quy mô đầu tƣ xây dựng lớn nhất (ƣu tiên những xã đăng ký về đích xã Nông thôn mới), phần nào đánh giá đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế của vùng huyện. Xem xét vốn đầu tƣ XDCB thực hiện theo địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, Việc bố trí vốn cho dự án đầu tƣ XDCB là do nguồn vốn cân đối của ngân sách huyện phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách tỉnh và thu ngân sách huyện (do huyện Ea Súp là huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, thu ngân sách huyện hàng năm chỉ khoảng hơn 20 tỷ đồng không tự cân đối được phải xin ngân sách tỉnh bố trí hàng năm hơn 360 tỷ đồng để đảm

bảo cân đối hoạt động chi của huyện) chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhất

là các biến động kinh tế trong nƣớc. Tuy nhiên, đóng góp của đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng có thể đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trƣớc hết, việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra các hoạt động kinh tế xây dựng trên địa bàn huyện Ea Súp nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Đầu tƣ XDCB trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của huyện. Những công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đó đã thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của huyện trong đó tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc phát triển và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Năm 2013-2017, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tƣớng

Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phƣơng; tại các Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 21/12/2012, Nghị quyết số 101/NQ-HĐND ngày 20/12/2013, Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 13/12/2014, HĐND tỉnh đã quyết định đối với các huyện sau khi đã bố trí đủ vốn để trả nợ và chuyển tiếp các dự án theo đúng tiến độ, nếu còn vốn và có nhu cầu mở mới các dự án trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 và các năm tiếp theo giao cho UBND tỉnh rà soát, thống nhất về mục tiêu đầu tƣ và danh mục dự án mở mới trƣớc khi cấp huyện quyết định.

Việc tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục phân bổ vốn đƣợc chặt chẽ hơn, năm 2011, 2012 còn tình trạng giao vốn khi chƣa có quyết định phê duyệt dự án, nhƣng đến năm 2013 hầu hết các dự án đƣợc bố trí vốn đã cơ bản đảm bảo đủ điều kiện về thủ tục và thời gian phê duyệt, không còn tình trạng bố trí vốn khi chƣa có quyết định phê duyệt dự án nhƣ những năm trƣớc, [11].

2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, mạng lƣới đô thị trong tỉnh nói chung, huyện Ea Súp nói riêng đã và đang đƣợc mở rộng và phát triển theo định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống giao thông, hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh đến năm 2020; công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực, đã khai thác đƣợc các tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển mở rộng đô thị và điểm dân cƣ nông thôn, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Việc triển khai lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại các đô thị trên địa bàn từng bƣớc đƣợc cải thiện, đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tƣ, chỉnh trang, phát triển đô thị, quản lý trật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện easúp, tỉnh đắk lắk (Trang 54)