3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tới năm 2020
Căn cứ Nghị quyết đại hội X Đảng bộ huyện Ea Súp nhiệm kỳ 2015- 2020, UBND huyện Ea Súp xác định định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tới năm 2020 nhƣ sau:
- Phát huy hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển dịch các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ theo hƣớng khai thác có chiều sâu các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh đi đôi với nâng dần chất lƣợng các mặt xã hội.
- Phát triển kinh tế huyện Ea Súp theo định hƣớng của tỉnh Đắk Lắk liên kết mở, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trên cơ sở liên kết phát huy hiệu quả tổng hợp vùng Tây Nguyên, khẳng định vị thế của tỉnh đối với vùng Tây Nguyên, vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và cả nƣớc.
- Phát triển theo hƣớng tập trung ƣu tiên các ngành có lợi thế, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu vào các khâu, các lĩnh vực, các vùng có thể tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phù hợp với nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc nhằm huy động, thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tƣ phát triển gắn với ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích. Trong đó tập trung ƣu tiên đầu tƣ vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhân lực.
- Phát triển theo hƣớng bền vững, gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lƣợng các mặt xã hội, đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hƣởng đời sống văn hóa, xã hội giữa của huyện với các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
3.1.2. Mục tiêu đầu tư xây dựng phục vụ phát triển KT-XH
Đầu tƣ từ NSNN trong giai đoạn này có rẩt nhiểu điềm cần quan tâm.Tuy nhiên, về mặt giá trị vốn đầu tƣ từ NSNN vẫn tăng đều qua các năm, song tỷ trọng của nó đối với tổng vốn đầu tƣ Nhà nƣớc lại biến động rất thất thƣờng ở thời kỳ đầu và có xu hƣớng giảm dần ở thời kỳ sau. Giai đoạn từ 2009- 2020 tỷ trọng vốn đầu tƣ từ NSNN trong tổng vốn đầu tƣ lại có xu hƣớng giảm. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi thời kỳ này nền kinh tế của nƣớc ta đang bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trƣởng kinh tế cũng giảm, cả nền kinh tế bƣớc vào thời kỳ suy thoái, thu NSNN cho phát triển kinh tế tỉnh cũng giảm. Do vậy tổng chi từ NSNN cho phát triển kinh tế tỉnh cũng giảm. Mặt khác, Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm 10% dự toán chi ngân sách, nên cùng làm giảm các khoản chi cho đầu tƣ phát triển của huyện Ea Súp, tỉnh Đắc Lắk.
Tuy chi đầu tƣ phát triển của Chính phủ từ NSNN giảm, song tỷ trọng vốn đầu tƣ từ nguồn vốn tín dụng Nhà nƣớc và DNNN lại tăng trong giai đoạn này kéo theo tỷ trọng cũng nhƣ lƣợng tuyệt đối của vốn đầu tƣ thuộc khu vực Nhà nƣớc tăng theo. Động thái chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ thuộc khu vực kinh tế Nhà
nƣớc nêu trên là đúng hƣớng, phù hợp với chủ trƣơng xóa bỏ dần bao cấp trong đầu tƣ bằng nguồn vốn NSNN, tăng cƣờng khai thác các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp.
Có một xu hƣớng mới đang đƣợc hình thành: chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn tập trung của Nhà nƣớc đang đƣợc dành chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó hoặc không có khả năng thu hồi đƣợc vốn. Đây là một xu hƣớng tích cực, phù hợp với thực tế nƣớc ta, cần đƣợc cùng cố và tăng cƣờng trong giai doạn tới.
Trong giai đoạn 2010 - 2020, mục tiêu chi ngân sách cho đầu tƣ phát triển tuy có đƣợc đề cao song vẫn phải công nhận là đứng sau mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hơn thế nữa, kế hoạch đầu tƣ phát triển chƣa đƣợc đặt trong bối cảnh thực thụ của một chƣơng trình phát triển kinh tế dài hạn, vẫn còn nặng cơ chế kế hoạch tập trung từ trên xuống. Quy hoạch tổng thể không vững vàng.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch đến năm 2020 của ngành xây dựng: tiếp tục sự nghiệp công nghiêp hoá - hiện đại hoá toàn ngành xây dựng. Trong đó: Đẩy mạnh thực hiện các bƣớc đột phá chiến lƣợc, tái cơ cấu kinh tế gằn với đổi mới mô hình phát triển và nâng cao hiệu quả, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trƣởng hợp lý. Tập trung đầu tƣ công tác qui hoạch xây dựng và đầu tƣ phát triển đô thị - nông thôn của toàn huyện đạt các tiêu chí theo quy định của nhà nƣớc. Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trên địa bàn. Nâng cao điều kiện năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng và sản xuất VLXD của các doanh nghiệp trong toàn ngành đạt hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Duy trì ổn định mức tăng trƣởng bền vững của ngành, kiềm chế lạm phát, đáp ứng nhu cầu về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của địa phƣơng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Từ những mục tiêu tổng quát trên huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu:
- Đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 2 tuyến quốc lộ (quốc lộ 14C và 29 quy hoạch và xây dựng thêm các tuyến mới: đƣờng tuần tra biên giới và đƣờng Đắk Lắk– Phú Yên (QL29) qua địa bàn huyện Ea Súp đi cửa khẩu Đắk Ruê. Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ theo quy mô đƣờng cấp III và cấp IV miền núi, nhựa hóa, bê tông hóa 100% ; xây dựng các tuyến đƣờng huyện theo quy mô cấp IV và cấp V miền núi, nhựa hóa và bê tông hóa 80%; nhựa hóa và bê tông hóa 100% đƣờng nội thị và 60% đƣờng xã;
- Phấn đấu đến năm 2019 có 100% thôn, buôn có điện, 98-99% số hộ đƣợc dùng điện. Mức tiêu thụ điện bình quân khoảng 945 kWh/ngƣời/năm và đến năm 2020 có 100% số hộ dân đƣợc sử dụng điện;
- Tiếp tục đầu tƣ nâng cao chất lƣợng để đảm bảo 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt, 130 máy điện thoại và 15 thuê bao Internet/100 ngƣời dân vào năm 2018 và năm 2020 khoảng 150 máy điện thoại và 30 thuê bao Internet/100 ngƣời dân;
- Đến cuối năm 2019 cung cấp cho 90% dân cƣ đô thị nƣớc sạch đảm bảo các tiêu chuẩn; 85% dân cƣ nông thôn đƣợc dùng. Đến năm 2020 cung cấp 100% nƣớc sạch cho đô thị với định mức 120 lít/ngƣời/ngày đêm và cơ bản giải quyết dân cƣ nông thôn dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh với định mức bình quân 80 – 90 lít/ngƣời/ngày đêm.
- Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời vào năm 2019 đối với khu vực nông thôn đạt 16m2 sàn/ngƣời, khu vực thành thị đạt 18m2 sàn/ngƣời.
3.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trong những năm tới
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, quá trình đầu tƣ cho phát triển là rất cần thiết, trong những năm vừa qua các DAĐT bằng NSNN đã từng bƣớc giải quyết các khó khăn cho phát triển, tuy nhiên quá trình nay còn rất hạn chế cần đƣợc tiếp tục giải quyết trong những năm tới. UBND huyện Ea Súp đã đề ra mục tiêu phát triển đầu tƣ cho các ngành tại huyện trong những năm tới nhƣ sau:
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu công nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Tạo môi trƣờng thuận lợi để huy động tối đa nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong nƣớc và ngoài nƣớc để phát triển công nghiệp. Tập trung đẩu tƣ đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tƣ các cơ sở chế biến nông sản.
- Đầu tƣ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thâm canh tăng năng suất gắn với phát triển công nghiệp chế biến; phát triển các cơ sở chế biến tại các vùng sản xuất nguyên liệu.
- Hoàn thiện một bƣớc cơ bản mạng lƣới giao thông vận tải đến trung tâm xã, các tuyến đƣờng tránh ngập, đƣờng tuần tra biên giới, đƣờng ra biên giới đƣợc cứng hóa... góp phần đảm bào an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng bƣu chính viễn thông với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên các vùng của tỉnh với thông lƣợng lớn, tốc độ và chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Xây dựng đồng bộ và từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn thiện hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt, cung cấp đủ nƣớc sạch cho đô thị... tiếp tục thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nƣớc sạch ở nông thôn, nhất là vùng nông thôn các xã xa trung tâm.Phát triển các khu đô thị, dân cƣ mới vừa phát triển đô thị vừa đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.
3.1.3.2. Đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện Ea Súp
- Triển khai thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa công sở của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 cơ bản ổn định hệ thống công sở từ huyện đến các xã theo đúng tiêu chuẩn.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho ngƣời dân ở cả thành thị và nông thôn. Phát triển các đô thị mới theo hƣớng hiện đại...
- Tập trung đầu tƣ trang thiết bị để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học. Đầu tƣ tăng cƣờng trang thiết bị thu thập, xử lý, khai thác và truyền bá thông tin.
- Đề xuất tỉnh Đắk Lắk tăng vốn đầu tƣ cho các cơ sở nghiên cứu, điều tra cơ bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên; đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dự báo khí tƣợng thủy văn, dự báo thiên tai; xây dựng các phƣơng án phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tập trung vốn đầu tƣ và thu hút thêm nguồn vốn trong nƣớc (kể cả nguồn vốn của các Tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài) và nguồn vốn ngoài nƣớc để đầu tƣ hệ thống các trƣờng dạy nghề.
- Tập trung đầu tƣ để nâng cấp và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở; đầu tƣ hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia: trạm y tế xã, thị trấn nhất là những vùng xa trung tâm.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng và phát triển văn hóa. Phát triển các cơ sở văn hóa phục vụ cộng đồng. Tiếp tục đầu tƣ bảo tổn, phát triển các di sản văn hóa, tập trung bảo tổn di tích cách mạng, dí tích lịch sử, di tích văn hóa quốc gia đặc biệt. Huy động các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng các công trình văn hóa. Quản lý và bảo vệ các di tích, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao của xã.
- Chú trọng xây dựng các công trình thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng cấp huyện; hỗ trợ nhân dân vùng nông thôn xây dựng công trình vệ sinh. Chú trọng đầu tƣ phát triển rừng phòng hộ, rừng kinh tế, khắc phục tình trạng đất đai bị xói mòn và cạn kiệt nguồn nƣớc.
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông
- Công tác quy hoạch đầu tƣ CSHTGT phải tuân theo những chiến lƣợc mang tính lâu dài, tránh chệnh hƣớng về định hƣớng phát triển không gian, định hƣớng phát triển hệ thống giao thông, định hƣớng các cơ cấu tổ chức không gian..., gắn kết đƣợc với các quy hoạch ngành, lĩnh vực nhƣ: quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng... và quy hoạch hệ thống giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, UBND huyện Ea Súp chỉ giao một đơn vị chủ trì làm đầu mối (Phòng tài chính kế hoạch huyện) tham mƣu cho UBND huyện phê duyệt đề cƣơng, dự toán các ngành, lĩnh vực và theo dõi, giám sát việc lập cũng nhƣ thực hiện quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất, cũng nhƣ dự báo và cung cấp thông tin cho các Sở, Ban, Ngành, địa phƣơng phục vụ công tác quy hoạch, nhất là dự báo, cung cấp thông tin kinh tế, thị trƣờng, khoa học và công nghệ… đầy đủ và vững chắc; quy hoạch có tầm nhìn xa, dài hạn, giảm thiểu những thay đổi, điều chỉnh lớn, gây lãng phí...
- Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch GTVT, đảm bảo tính kết nối giữa các loại quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sản phẩm; đồng thời làm tốt công tác
rà soát quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phù hợp với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, giao thông nông thôn.. hạn chế tình trạng quy hoạch “treo”. Nội dung này, UBND huyện Ea Súp giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện cùng với các đơn vị liên quan xây dựng Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án Quy hoạch CSHTGT trên địa bàn huyện.
Trong Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án Quy hoạch CSHTGT trên địa bàn huyện, cần phân công nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch giữa các phòng, Ban, Ngành và địa phƣơng các xã, thị trấn, để đảm bảo tính gắn kết của các quy hoạch và làm cơ sở cho việc triển khai đầu tƣ các dự án CSHTGT; đồng thời nâng cao trách nhiệm của chủ dự án quy hoạch và có chế tài gắn trách nhiệm của đơn vị tƣ vấn lập dự án quy hoạch về chất lƣợng nội dung.
- Đối với các quy hoạch CSHTGT đƣợc phê duyệt, cần có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch, tránh sự chồng chéo, mâu thuẩn giữa các loại quy hoạch; đồng công bố kịp thời đúng trình tự các đồ án quy hoạch GTVT, quy hoạch đô thị đƣợc duyệt đều đƣợc công bố tại các địa phƣơng có phạm vi khu đất lập quy hoạch và công bố trên trang thông tin điện tử (Website) của UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan, việc cung cấp thông tin quy hoạch phải đầy đủ, dựa trên cơ sở các quy hoạch đƣợc duyệt.
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chuẩn bị đầu tƣ cơ sở hạ tầng