Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

Từ kinh nghiệm QLNN về đầu tư xây dựng của các địa phương trong nước, thì bài học rút ra đối với huyện Lệ Thủy là:

Làm rõ và cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và phân cấp quản lý của tỉnh với chính quyền các địa phương. Hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật về quản lý đầu tư xây dựng.

Hoàn thiện nội dung QLNN về đầu tư xây dựng bắt đầu từ khâu quy hoạch, xây dựng, sử dụng, khai thác, cải tạo, Sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng và bảo vệ các CTXD.

Việc xây dựng, sử dụng, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các CTXD phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch xây dựng trong đó có quy hoạch CTXD phải đi trước một bước để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Công tác chuẩn bị xây dựng CTXD phải đủ điều kiện mới đưa vào kế hoạch. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh, huyện cần bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án cho các dự án thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước, các dự án từ các nguồn vốn khác đều phải được kiểm tra giám sát từ lúc xin phép và khởi công xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các dự án được xây dựng trên cùng địa bàn.

Tóm lại: Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư xây dựng là một vấn đề hết sức phức tạp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và của các cấp quản lý chính quyền, phụ thuộc vào ý thức của những người xây dựng, vận hành và sử dụng. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QLNN về đầu tư xây dựng của tỉnh Quảng Bình nói chung và của huyện Lệ Thủy nói riêng đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, cấp huyện, xã và các đơn vị có liên quan từ khâu quy hoạch đến khâu triển khai xây dựng, đưa

công trình vào khai thác sử dụng.

Tiểu kết chương 1

Đầu tư xây dựng được hiểu là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở hiến pháp, pháp luật tác động đến đối tượng quản lý thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm cho đầu tư xây dựng đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng được thể hiện trên ba mặt đó là: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng; tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng. Mặt khác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng phức tạp, đa dạng, cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể: Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều lĩnh vực như Quy hoạch kiến trúc, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, an ninh, quốc phòng, phòng cháy, chữa cháy... Do vậy, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành, gồm nhiều cơ quan tham gia quản lý. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối nên khi giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cần có sự phối hợp của các cơ quan này. Nếu thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, sẽ kém hiệu quả. Để cho sự phối hợp giữa các cơ quan này có hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc phối hợp này được điều tiết bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định, thông tư, văn bản của địa phương... Ngoài ra, chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về đầu tư xây dựng của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số bài học kinh

nghiệm có thể tham khảo cho QLNN đối với hoạt động đầu tư xây dựng của huyện Lệ Thủy.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)