Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 38)

* Thông tin chung

Quận Long Biên, thành phố Hà Nội đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thƣợng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hƣng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm [3].

Địa giới hành chính Quận nhƣ sau: - Phía Đông và Nam giáp huyện Gia Lâm.

- Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Tây Nam giáp quận Hoàng Mai, ranh giới là sông Hồng.

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, ranh giới là sông Đuống.

Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 ngƣời (2013).

Quận gồm 14 phƣờng: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thƣợng Thanh, Việt Hƣng.

Trên địa bàn quận có trƣờng THPT Nguyễn Gia Thiều(1950), BVIS Trƣờng THPT quốc tế Wellspring (2011), Trƣờng THPT Lý Thƣờng Kiệt( thành lập 2002), Trƣờng THPT Thạch Bàn (2012), Trƣờng THPT Phúc Lợi.

Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị nhƣ khu đô thị Việt

Hƣng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thƣợng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái nhƣ Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng...

Giao thông có đầy đủ hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy. Đƣờng bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đƣờng cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đƣờng sắt có các tuyến đƣờng sắt đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; đƣờng thủy có sông Hồng, sông Đuống...

Các dự án đƣờng sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long); trong đó tuyến số 1 hiện đang đƣợc đầu tƣ xây dựng.

Cùng với việc phát triển đô thị, quận Long Biên chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thƣơng mại, phát triển công nghiệp có chọn lọc, chú trọng công nghiệp công nghệ cao. Nếu năm 2003, cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp (70%) - dịch vụ (26,7%) - nông nghiệp (3,3%), thì đến năm 2013, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hƣớng dịch vụ - thƣơng mại (55,34%) - công nghiệp (43,65%) - nông nghiệp (1,01%). Trên địa bàn quận hình thành nhiều trung tâm thƣơng mại - dịch vụ lớn của cả khu vực nhƣ trung tâm thƣơng mại Savico, Vincom... Năm 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận ƣớc đạt gần 6.000 tỷ đồng. Chỉ sau mƣời năm xây dựng và phát triển, quận Long Biên đã có nhiều đổi thay đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng, đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của Thủ đô. Trong những thành tích của quận đạt đƣợc thời gian qua, nổi bật nhất là công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hóa [23].

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội

Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc quận Long Biên, thành phố Hà Nội bao gồm bốn đầu não chính, trực tiếp quản lý các phƣờng thuộc địa bàn Quận. Cụ thể, đó là:

(1) Đơn vị hiệp quản gồm các cơ quan sau: Chi cục Thống kê - Bảo hiểm xã hội - Thanh tra quận - Ngân hàng NN và PTNT Long Biên - Đội quản lý thị trƣờng - Chi cục Thuế - Kho bạc nhà nƣớc quận - Trung tâm Y tế - Ngân hàng chính sách xã hội - Bƣu điện Long biên - Trạm bảo vệ thực vật - Trạm Thú y - Trạm Khuyến nông - Ban quản lý chợ Long biên.

(2) Quận ủy Long Biên gồm các cơ quan sau: Văn Phòng Quận Ủy - Ban Tổ Chức Quận Ủy - Ban Tuyên Giáo - Ủy ban Kiểm tra - Ban Dân vận - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Đoàn Thanh niên - Hội Phụ nữ - Hội Nông dân - Hội Cựu chiến binh - Liên đoàn Lao động - Hội Cựu TNXP - Ban đại diện Hội ngƣời cao tuổi - Hội nạn nhân chất độc da cam - Hội ngƣời khuyết tật.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quận Long Biên, thành phố Hà

Nội

Phường Thuộc Quận

Đơn vị hiệp quản Quận ủy Long Biên

Phòng chuyên môn thuộc Quận

Khối Nội Chính, ĐV thuộc Quận

(3) Phòng chuyên môn thuộc Quận gồm: Văn Phòng HĐND-UBND Quận - Phòng Tƣ Pháp - Phòng Nội vụ - Thanh tra Nhà nƣớc - Phòng Kinh tế - Phòng Tài nguyên môi trƣờng - Phòng Quản lý đô thị - Phòng Tài chính-Kế hoạch - Phòng LĐ-TB-XH - Phòng Văn hóa thông tin - Phòng Giáo dục-Đào tạo - Phòng Y tế.

(4) Khối Nội Chính, ĐV thuộc Quận gồm: Công an Quận - Ban Chỉ huy quân sự Quận - Viện Kiểm sát nhân dân - Toà án nhân dân - Chi cục thi hành án dân sự - Ban bồi thƣờng GPMB - Trung tâm phát triển quỹ đất - Ban quản lý dự án quận Long Biên - Trung tâm phát triển cụm công nghiệp - Thanh tra xây dựng - Trung tâm thể dục thể thao - Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình - Hội chữ thập đỏ - Hội Luật gia - Trung tâm bồi dƣỡng chính trị- Xí nghiệp môi trƣờng đô thị.

(5) Các Phƣờng Thuộc Quận bao gồm: Phƣờng Bồ Đề - Phƣờng Ngọc Lâm - Phƣờng Thƣợng Thanh - Phƣờng Đức Giang - Phƣờng Gia Thụy - Phƣờng Giang Biên - Phƣờng Long Biên - Phƣờng Ngọc Thụy - Phƣờng Phúc Lợi - Phƣờng Sài Đồng - Phƣờng Thạch Bàn - Phƣờng Việt Hƣng - Phƣờng Cự khối - Phƣờng Phúc Đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy, trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc quận Long Biên, Đội quản lý thị trƣờng nằm trong bộ máy đơn vị hiệp quản thuộc bộ máy quản lý của Quận.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2013 – 2017

2.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2013 – 2017

Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội, có thể tóm lƣợc trong một số nội dung sau:

Về cơ cấu kinh tế, cùng với việc phát triển đô thị, quận Long Biên chú

trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thƣơng mại, phát triển công nghiệp có chọn lọc, chú trọng công nghiệp công nghệ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hƣớng thƣơng mại dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Nếu năm 2003, cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp (70%) - dịch vụ (26,7%) - nông nghiệp (3,3%), thì đến năm 2013, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hƣớng dịch vụ - thƣơng mại (55,34%) - công nghiệp (43,65%) - nông nghiệp (1,01%)....[23].

Về thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế phát triển mạnh, số doanh nghiệp trên địa bàn tăng lên nhanh chóng với 6265 doanh nghiệp so với 647 doanh nghiệp năm 2003, tăng gấp 9,68 lần vào năm 2017.

Về công tác đầu tư các dự án phát triển kinh tế, công tác quy hoạch luôn đƣợc chủ động, là cơ sở để triển khai các dự án. Quận Long Biên quan tâm triển khai đầu tƣ đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đến năm 2017 có 817 dự án theo phân cấp đƣợc triển khai với tổng số vốn lên tới 6300 tỷ; đề xuất và triển khai 25 dự án thuộc nhiệm vụ chi của Thành phố.

Nhìn chung, sau 15 năm thành lập và đi vào hoạt động, Long Biên đã

có sự phát triển vƣợt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế.

2.1.3.2. Tình hình phát triển xã hội giai đoạn 2013 – 2017

Về phong trào thi đua khen thưởng, năm 2017, phong trào thi đua khen

thƣởng quận Long Biên đƣợc triển khai trên tất cả các lĩnh vực; giúp quận hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ với 12/12 chỉ tiêu thành phố giao, 14/14 chỉ tiêu HĐND quận giao. Trong đó có 6 chỉ tiêu đƣợc quận hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Nổi bật là kết quả thu ngân sách đạt 6.672 tỷ đồng, vƣợt 64% kế hoạch thành phố giao. Năm 2017, quận Long Biên tiếp tục dẫn đầu thành phố về thực hiện chỉ số cải cách hành chính. Với những kết quả xuất sắc, quận Long Biên đã vinh dự đƣợc Chính phủ tặng Cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua [47].

Về vấn đề đầu tư phát triển xã hội, quận Long Biên chú trọng đầu tƣ các dự án đƣờng giao thông, xây dựng trƣờng học, trung tâm văn hoá, nhà văn hoá tổ dân phố phục vụ hoạt động của nhân dân.

Về công tác quản lý đô thị, đây đƣợc xác định là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng đƣợc tập trung chỉ đạo. Tỷ lệ cấp phép xây dựng đạt gần 100% năm 2017 so với 15% năm 2003. Nhiều đề án đƣợc triển khai, nhiều mô hình tình nguyện đã ra đời. Ý thức đô thị của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, huy động đƣợc toàn dân tham gia quản lý, giữ gìn trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh, cảnh quan môi trƣờng. tạo diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Về lĩnh vực cải cách hành chính, đây luôn đƣợc xác định là một trong

những khâu đột phá. Ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở trong giải quyết công việc, nhất là các thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân. Quận xây dựng đề án vị trí việc làm, quy trình nội bộ, triển khai bộ chỉ số cải cách hành chính trong toàn hệ thống. Quận tập trung xây dựng mô hình bộ phận một cửa thân thiện, mô hình cơ quan điện tử cấp quận, cấp phƣờng. Nâng cao năng lực, kỹ năng công tác cho cán bộ công chức theo từng nhóm đối tƣợng gắn với kiểm tra, sát hạch. Quận thực hiện đánh giá cán bộ công chức hàng tháng, có cơ chế khen thƣởng thoả đáng tạo động lực cho cán bộ công chức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về lĩnh vực văn hóa xã hội, lĩnh vực này đƣợc triển khai đồng bộ hƣớng về cơ sở, lấy tổ dân phố là địa bàn hoạt động. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao trở thành phong trào rộng khắp gắn với mô hình các câu lạc bộ nhà văn hoá tổ dân phố. Giáo dục đào tạo đƣợc chú trọng với chủ trƣơng tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất, tập trung xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, trƣờng chất lƣợng cao, trƣờng học điện tử. Đến nay tỷ lệ trƣờng chuẩn quốc gia đã đạt trên 92%, nhiều trƣờng đạt chuẩn mức độ 2. Chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao, ngành giáo dục luôn đƣợc xếp tốp đầu của Thành phố. Lĩnh vực y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đƣợc quan tâm gắn với các đề án và cơ chế cụ thể. Công tác phòng chống

dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc chỉ đạo ngay từ cơ sở gắn với cơ chế kiểm soát ngày càng chặt chẽ. 100% các phƣờng đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bên cạnh đó, Quận đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với ngƣời có công. Quan tâm chăm lo giải quyết việc làm, hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, các gia đình và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bệnh tật. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay đã giảm xuống còn dƣới 0,5%.

Về tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, đây là lĩnh vực luôn đƣợc đảm bảo. Trên địa bàn không có những tụ điểm phức tạp, trọng án lớn xảy ra. Công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng đƣợc triển khai tốt, không để bị động, bất ngờ trƣớc mọi tình huống. Lực lƣợng vũ trang quận đạt nhiều thành tích nổi bật. Công an quận 5 lần đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng chiến công Hạng Nhất; 2 Huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc hạng Hai và hạng Ba. Ban Chỉ huy Quân sự quận đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Các phòng ban đều đƣợc nhận cờ, Bằng khen các cấp. Phòng Giáo dục đào tạo, Văn hoá thông tin vinh dự đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng Lao động hạng Nhì; Phòng Nội vụ, Lao động Thƣơng binh xã hội đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba.

Về công tác xây dựng Đảng, công tác này có nhiều đổi mới trên tất cả

các lĩnh vực. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ các cấp ngày càng rõ nét, sâu sát cơ sở gắn với trách nhiệm ngƣời đứng đầu. Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ đảng viên đƣợc coi trọng hơn. Việc triển khai Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XI, khoá XII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đƣợc triển khai nghiêm túc, sáng tạo. Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy đƣợc củng cố kiện toàn, sắp xếp theo hƣớng giảm đầu mối, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả gắn với Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và nghị quyết Trung ƣơng 6 khoá XII. Đào tạo, bồi dƣỡng gần 200.000 lƣợt cán bộ đảng viên, công chức. Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm gần 1000 lƣợt cán bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát giữa các ngành luôn đổi mới, có sự phối hợp thống nhất

giảm chồng chéo. Tập trung rà soát một số vụ việc nổi cộm, xây dựng lộ trình khắc phục gắn với thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao gắn với vai trò của ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức. Xử lý kỷ luật kịp thời đối với những trƣờng hợp sai phạm. Công tác Dân vận đƣợc triển khai gắn với thực hiện 6 quy chế dân chủ trên các lĩnh vực. Triển khai các mô hình dân vận khéo từ cơ sở. Thực hiện nghiêm túc quy chế tiếp xúc, đối thoại của ngƣời đứng đầu cấp uỷ chính quyền đối với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân theo Quyết định 2200-QĐ/TU của Thành uỷ.

Về hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, hoạt động này luôn bám sát

nhiệm vụ chính trị của quận và cơ sở. Tập trung phát triển tổ chức, hỗ trợ đoàn viên hội viên phát triển kinh tế. Triển khai các phong trào, các cuộc vận động thống nhất một đầu mối. Thực hiện tốt chức năng giám sát phản biện xã hội đặc biệt là giám sát cán bộ đảng viên thực hiện kế hoạch tu dƣỡng cá nhân theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng quận Long Biên xanh - sạch - đẹp.

Về tình hình thu chi ngân sách, thu ngân sách tăng cao: năm 2017 đạt

6673 tỷ đồng, gấp 28 lần so với năm 2002 (237 tỷ).

Thu chi ngân sách thực hiện đến 30/9/2017 gồm những dữ liệu cơ bản sau:

+ Tổng thu ngân sách phƣờng: 14.884.346.233 đồng đạt 126 % dự toán giao đầu năm. Trong đó: Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 4.053.140.422 đồng đạt 232%; Thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm: 13.250.663 đồng; Phí, lệ phí: 168.543.000 đồng đạt 88%; Lệ phí trƣớc bạ nhà đất: 506.381.940 đồng đạt 31%; Thu HLCS: 713.595.600 đồng đạt 143%; Thu khác: 88.476.000 đồng đạt 177%; Thu đền bù khi Nhà nƣớc thu hổi đất: 3.157.842.240 đồng đạt 105%; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)