CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ SỰ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 39 - 41)

Bài nghiên cứu đã trình bày thay đổi đáng kể trong mức độ vô hiệu hóa thông qua việc phân tích quá trình chuyển đổi bộ ba bất khả thi từ: một quốc gia chỉ có thể chọn thực hiện đồng thời 2 trong 3 mục tiêu kinh tế vi mô: sự độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính sang bộ 3 bất khả thi mới: hội nhập tài chính rộng hơn, tỷ giá linh hoat và sự di chuyển tự do của dòng vốn. Kết quả là càng nhiều quốc gia có thị trường mới nổi chọn áp dụng chính sách kết hợp giữa tỷ giá thả nổi có quản lý, đồng thời vẫn cố gắng duy trì một mức độ độc lập tiền tệ nhất định cùng với việc gia tăng hội nhập tài chính. Và họ đã làm rất thành công việc này với một sự kết hợp chính sách dự trữ quy mô lớn và vô hiệu hóa.

Thông qua mô hình hồi qui di động, việc so sánh về hành vi vô hiệu hóa giữa các quốc gia bài nghiên cứu đã cho thấy chinh sách vô hiệu hóa đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia sau cuộc khủng hoảng Châu A hoặc thời điểm mà Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách vô hiệu hóa mang tính bước ngoặc năm 2002.

Nhằm đánh giá tầm quan trọng của các điểm gãy trong hành vi vô hiệu hóa, tác giả đã sử dụng mô hình hồi qui với các biến giả DumBreak và Dumcrisis và nhận thấy rằng các dòng tiền đi vào đã được vô hiệu hóa bằng cách giảm thiểu các tài sản nội địa của NHTW và hành vi vô hiệu hóa này đã gia tăng. Ngoài ra hệ số tăng trưởng GDP danh nghĩa là dương, cho thấy NHTW cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách gia tăng lượng cung tiền nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh tế lớn hơn.

Bài nghiên cứu cũng cho tháy các quốc gia ở Châu Á và Mỹ La tinh đã tăng mức độ vô hiệu hóa trong những năm gần đây, cho phép các quốc gia này có sự phản ứng trực tiếp với áp lực lạm phát. Ngoài ra chính sách vô hiệu hóa phụ thuộc kết cấu dòng tiền vào của cán cân thanh toán, chẳng hạn ở vài nước thì sự phản ứng đối với dòng vốn FDI đi vào thì ít hơn đối với thặng dư tài khoản vãng lai hay dòng vốn không phải FDI. Cho thấy rằng các nước này thì ít lo lắng về ảnh hưởng tiền tệ của nguồn vốn đầu tư trực tiếp.

Bài nghiên cứu cũng thảo luận về lợi ích và chi phí của việc vô hiệu hóa. Nhiều nước thì chi phí của vô hiệu hóa xuất hiện ít hơn so với lợi ích nhận được, khi kết hợp với sự ổn định về chính sách tiền tệ và sự tích lũy dự trữ. Tuy nhiên, bài cũng giới thiệu chứng cứ cho thấy rằng lợi ích tương đối từ việc vô hiệu hóa đối với Trung Quốc và các quốc gia khác thì giảm trong những quí gần đây.Điều này ngụ ý cho sự giới hạn về tính bền vững của cấu hình chính sách mới trong thời gian tới.

Cuối cùng, bài nghiên cứu vạch ra một mô hình giải thích khả năng để vô hiệu hóa dựa trên khả năng thay thế bất hoàn hảo của tài sản trong một thế giới, nơi mà chi phí của việc mua bán tài

sản thì khác nhau một cách có hệ thống thông qua những đại lý (do hiệu ứng qui mô có thể xảy ra) và thông qua loại tài sản (vì tính thanh khoản khác nhau và rủi ro khác nhau). Chúng ta có thể thấy rằng những chính sách ủng hộ cho sự kiềm hãm tài chính nội địa lớn hơn sẽ cắt giảm được chi phí vô hiệu hóa, và cũng đề nghị rằng mức độ mà các quốc gia có thể vô hiệu hóa thì nó phụ thuộc vào sự sẵn lòng chịu đựng sự kiểm hãm tài chính và sự biến dạng kinh tế khác.

Những kết quả của bài nghiên cứu với những thay đổi đáng kể trong mức độ vô hiệu hóa đã chứng minh là những quốc gia có thị trường mới nổi thì phù hợp với bộ ba bất khả thi mới, nơi mà các nước tham gia dự trữ ngoại hối đồng thời cố gắng duy trì chính sách độc lập tiền tệ.

Bài nghiên cứu đã đề cập đến tác động của nguồn vốn FDI, non-FDI hay thặng dư tài khoản vãng lai đến chính sách vô hiệu hóa của các quốc gia có thì trường mới nổi. Với đặc điểm ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam tồn tại một nguồn vốn ODA lớn. Việc tìm hiểu đầy đủ hơn về tác động của dòng vốn ODA đến chính sách vô hiệu hóa ở các quốc gia đang phát triển cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Aizenman, Joshua and Jae-woo Lee, “Financial versus Monetary Mercantilism – Long Run View of Large International Reserves Hoarding,” The World Economy 31 (2008):593-611

Aizenman, Joshua and Nancy Marion, “The High Demand for International Reserves in the Far East: What’s Going On?” Journal of the Japanese and International Economies 17 (2003):370-

400

Chenying Zhang, “Sterilization in China: Effectiveness and Cost,” (2010)

Fischer, Stanley, “Exchange Rate Regimes: Is the Bipolar View Correct?” Journal of Economic

Perspectives 15 (2001):3-24

Obstfeld, Maury, Jay Shambaugh, and Alan M. Taylor, “The Trilemma in History: Tradeofffs among Exchange Rates, Monetary Policies, and Capital Mobility,” Review of Economics and

Statistics 3 (2005):423-38

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ SỰ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w