Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện Krông Pắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

- QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, có tổ chức cao;

2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện Krông Pắc

2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện Krông Pắc Krông Pắc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Krông Pắc của tỉnh Đắk Lắk là một huyện miền núi có diện tích tự nhiên 062.581 ha, có 15 xã và 01 thị trấn; 244 thôn, buôn, khối phố. Dân số trung bình toàn huyện tính đến hết năm 2017 trên 325.000 người, trong đó từ 0 đến dưới 106 tuổi là 108.000 người, chiếm 33.2% dân số, có 32.940 TE dưới 06 tuổi (chiếm 30,5% trên tổng số TE).huyện Krông Pắc có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 32% dân số. Huyện Krông Păc nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên Quốc lộ 26, từ km 12 đến km 50, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km.

- Phía Bắc giáp các huyện Cư M'gar, thị xã Buôn Hồ; - Phía Đông giáp huyện Ea Kar;

- Phia Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột.

Huyện Krông Păc được nối liền với trung tâm các huyện trong tỉnh bởi hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch... Nằm trên trục Quốc lộ 26, cách thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà khoảng 160 km, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, đây chính là điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện; có điều kiện tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển.

Thị trấn Phước An là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện. Trung tâm thị trấn Phước An có điểm giao cắt giữa Quốc lộ 26 với Tỉnh lộ 9 nối huyện Krông Păc với huyện Krông Bông.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm qua huyện Krông Pắc thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh đan xen giữa những thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức. Các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đảm bảo an sinh theo kế hoạch của tỉnh đã có những kết quả bước đầu, tạo ra điều kiện thuận lợi hơn về nhiều mặt; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng chủ lực của tỉnh tăng, giá bán duy trì tương đối cao, giúp cho người sản xuất giảm bớt khó khăn, góp phần giữ mức tăng trưởng cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu, giá trị sản xuất hàng năm trên lĩnh vực này chiếm 52,65% trong tổng GDP của cả huyện. Trong đó, tập trung sản xuất các ngành hàng chủ lực là trồng cây công nghiệp. Bình quân giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất là 120 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt 70-80 triệu đồng/ha/năm.

Được sự quan tâm, đầu tư từ các chương trình phát triễn kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn ở các xã đã có sự cải thiện đáng kể: điện- đường- trường-trạm đã phát triễn rộng khắp đến các trung tâm, cụm xã; các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triễn kinh tế-xã hội được triễn khai thực hiện có hiệu quả đến tận các thôn, buôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, ổn định về chính trị, đảm bảo an toàn về an ninh trật tự trên địa bàn toàn huyện thời gian vừa qua.

Tuy đã có sự đầu tư đáng kể, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, xã hội vẫn chưa đủ, chưa đảm bảo nhu cầu phát triễn ngày càng nhanh của đời sống xã hội, nhất là khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và giá nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục tăng làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình trệ, thiên tai, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn tài sản của nhân dân, an ninh trật tự, tranh chấp, khiếu kiện có nơi, có lúc còn diễn ra phức tạp…tình hình trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân và kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ từng năm của huyện.

Do có những ưu thế về vị trí và tài nguyên nên trong những năm qua nền kinh tế của huyện phát triển khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Cùng với sự ổn định về kinh tế, các chương trình trên lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đã được thực hiện có hiệu quả hơn như: xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới, phổ cập giáo dục... đã có tác động rất lớn đến việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân, trong đó có TE dưới 06 tuổi. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đời sống nhân dân được phát triển về mọi mặt là cơ sở cho việc vận động và sử dụng các nguồn lực tạo điều kiện thực hiện tốt công tác QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của TE trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)