- Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động, đại lý thu BHXH Hướng dẫn lập hồ sơ, nhận kiểm tra hồ sơ và ghi giấy hẹn Sau
3.2. Những thách thức trong quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổ
cho trẻ em dưới 06 tuổi
3.2.1. Khả năng đáp ứng tài chính của Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT trên thực tế lại không an toàn và ngày càng rủi ro vỡ quỹ, cho dù nhiều người đóng nhưng không dùng đến. Theo thống kê của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2016 Quỹ BHYT đã ghi nhận gần 7.000 tỷ đồng bội chi. Với đà này, Quỹ BHYT dễ có nguy cơ bị mất cân đối. Việc lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT đang diễn ra khá phổ biến. Các “chiêu trò” bao gồm: chỉ định dịch vụ kỹ thuật cao, kéo dài thời gian điều trị không cần thiết; sử dụng một số thuốc, vật tư y tế giá cao không hợp lý... Rủi ro vỡ quỹ không hẳn chỉ do bị lạm dụng, trục lợi bảo hiểm mà còn vì bị “thâm thủng” từ phía đóng. Trên thực tế, bảo hiểm y tế có độ phủ rất cao, hiện lên tới khoảng 80% dân số Việt Nam, nhưng việc tham gia đóng quỹ không hẳn được tất cả mọi người tự giác thực hiện.
Với chi phí khám chữa bệnh của đối tượng tham gia BHYT chiếm từ 70-90% nguồn thu và cơ bản bảo đảm các chi phí trực tiếp để phục vụ người bệnh và hoạt động của bệnh viện, theo báo cáo của ngành y tế, đáng lẽ việc phục vụ người bệnh diện có bảo hiểm y tế, nhất là trẻ em dưới 06 tuổi phải được quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh BHYT phải được nâng lên. Nhưng thực tế, một tỷ trọng khá lớn nguồn quỹ vẫn đang đổ vào các bệnh viện công mà không đến được các bệnh viện tư nhân, nơi coi bệnh nhân là khách hàng và dành sự quan tâm nhiều hơn, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cải thiện, ưu tiên cung cấp, đáp ứng các dịch vụ tốt nhất cho trẻ em dưới 06 tuổi.
3.2.2. Chất lượng dịch vụ y tế
Chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, đặc biệt điều kiện chăm sóc y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Hệ thống y tế cồng kềnh, nhiều đầu mối, chưa đồng bộ, thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả, phối hợp công tư chưa chặt chẽ để phù hợp với biến đổi mô hình bệnh tật, mất an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, già hóa dân số và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân
dân. Hiện nay, y tế dự phòng chia tách thành nhiều bộ phận, manh mún trong khi nguồn lực thiếu và yếu. Ở địa phương tồn tại nhiều bệnh viện chuyên khoa có quy mô nhỏ lẻ chưa bảo đảm được về các nguồn lực nên không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân; hệ thống y tế tuyến huyện nhiều đầu mối, không ổn định trong những năm qua, đồng thời, trạm y tế xã, phường thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần dẫn đến tình trạng không ổn định về chất lượng dịch vụ và nguồn lực y tế. Chất lượng dịch vụ y tế thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp Nhân dân, người có thu nhập cao; vẫn còn sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền nên thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vẫn rất khó khăn. Công nghiệp dược chưa phát triển, chính sách vacxin, chính sách dự phòng chưa rõ ràng và nhiều thay đổi, còn phụ thuộc vào ngân sách. Nhân lực y tế còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, công tác đào tạo của ngành y tế còn đang trong giai đoạn hoàn thiện; vấn đề cấp phép hành nghề phù hợp với thực tiễn còn đang thảo luận, bàn cãi.
3.2.3. Cơ chế tài chính
Cơ chế tài chính BHYT còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế công lập còn lúng túng, mô hình quản lý, cơ chế quản lý y tế tư nhân còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cơ chế tài chính còn lúng túng trong việc chuyển đổi từ “ngân sách nhà nước” sang “xã hội hóa”; từ cơ chế phí dịch vụ sang giá dịch vụ, chuyển dần ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Lúng túng trong xã hội hóa và hợp tác công tư cũng như trong việc đổi mới cơ chế hoạt động và giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập.
3.2.4. Chữ viết của người đồng bào dân tộc thiểu số
Là một địa phương có người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, việc tổng hợp lập danh sách đối tượng trẻ em dưới 06 tuổi là người dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn. Do thói quen sử dụng nhiều tên, nhiều năm sinh; phát âm, viết chữ tiếng phổ thông hạn chế nên làm sai lệch giữa thông tin được in trong thẻ sai với các giấy tờ tuỳ thân khác. Bên cạnh đó việc cập nhật và quản lý thực hiện theo phần mềm được triển khai đồng bộ từ trên xuống dưới, chưa có phần mềm ứng dụng chữ việt tiếng dân tộc thiểu số, nên khó tránh khỏi việc sai sót tên họ và hiệu quả quản lý.