7. Kết cấu của luận văn
1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
1.3.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
QLNN về đào tạo ĐH, CĐ là sự tác động điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước bằng quyền lực vào hoạt động đào tạo của một quốc gia nhằm thiết lập kỷ cương của hoạt động đào tạo, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển NNL.
QLNN về đào tạo ĐH, CĐ nhằm đảm bảo chương trình đào tạo thống nhất, theo định hướng, theo quy hoạch và theo mục đích phát triển quốc gia. Bên cạnh đó nhà nước quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH, CĐ nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục của các cơ sở đào tạo, đảm bảo cho việc giáo dục đạt được hiệu quả theo yêu cầu.
Quản lý nhà nước về đào tạo ĐH, CĐ là hoạt động có mục đích, có tổ chức bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo cho hoạt động đào tạo phát triển theo đúng mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch đề ra, đúng theo các quy định của Nhà bước để góp phần đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết phục vụ cho sự phát triển KT-XH.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
Hiện nay, việc QLNN về đào tạo ĐH, CĐ được thực hiện theo các văn bản như: Luật giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật giáo dục đại học năm 2012; Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Điều lệ trường đại học năm 2014; Điều lệ trường cao đẳng năm 2016 và các văn bản liên quan khác. Nội dung cơ bản như sau:
- Xây dựng thể chế, chính sách phát triển giáo dục đại học, cao đẳng
Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo ĐH, CĐ, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển giáo dục phải phù hợp với các chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất của cả nước, từng vùng từng ngành,...Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát giáo dục ĐH, CĐ nhằm tạo ra sự chủ động, có kế hoạch phát triển trên mỗi lĩnh vực của các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, bảo đảm cho các trường hoạt động đúng theo yêu cầu, quy định, đúng mục đích và bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo đại học, cao đẳng
Để tỏ chức bộ máy quản lý, việc đầu tiên cần ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo ĐH, CĐ. Căn cứ vào các văn bản, quy định của trung ương về hoạt động giáo dục trong các trường trường ĐH, CĐ, cơ quan quản lý các trường tổ chức triển khai thực hiện các quy định của cơ quan quản lý cấp trên và ban hành quy chế, quy định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của từng trường. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy định quản lý nhà nước về đào tạo ĐH, CĐ là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các trường hoạt động đúng kỷ cương, trật tự.
- Duy trì thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo đại học, cao đẳng
Để duy trì chính sách pháp luật về đào tạo ĐH, CĐ cần phải xây dựng các quy định, quy chuẩn các vấn đề liên quan như khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo dục đại học,…
Công tác tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của các trường CĐ, trường ĐH. Phải đảm bảo tổ chức bộ máy các trường thật tinh gọn, thống nhất, thông suốt, có sự phân công, phân
cấp cụ thể để phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân đồng thời quan tâm đến dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ĐH, CĐ. Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo trong các trường CĐ, trường ĐH, học viện và chất lượng quản lý nhà nước đối với các trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đi đôi với công tác quy hoạch, phân công, điều động, bổ nhiệm cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh, chức vụ giảng viên, viên chức, công chức.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội để phát triển trong giáo dục ĐH, CĐ. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục ĐH, CĐ: Hoạt động đào tạo như đã phân tích ở phần các khái niệm, đó là hoạt động khoa học.
Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế đối với giáo dục ĐH, CĐ: Các trường cao đẳng, trường đại học cũng không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, việc tổ chức, quản lý tốt công tác hợp tác quốc tế về giáo dục tạo điều kiện cho các trường phát triển. Qua các dự án hợp tác quốc tế, các trường cao đẳng, trường đại học, học viện có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giáo dục đào tạo và phương pháp giáo dục hiện đại. Ngoài ra, làm tốt công tác hợp tác quốc tế còn tạo điều kiện cho người học có cơ hội học tập và cơ hội tìm việc làm cao hơn. Nhà nước phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học đi đúng hướng
Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục ĐH, CĐ: Việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục đại học nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp vì sự nghiệp giáo dục qua đó sẽ thúc đẩy những cống hiến về trí và lực của họ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo
Thế kỷ 21, nền giáo dục của nhân loại có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân.
Muốn hoạch định được chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Chính vì vậy, UNESCO đã chỉ ra vai trò của giáo dục trong thời đại ngày nay và đã từng kêu gọi các quốc gia đầu tư cho giáo dục. Theo ước tính: Cứ ba phút thế giới lại có một phát minh khoa học, nên UNESCO đã khuyến nghị với mọi người về khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại cần được chuyển giao cho các thế hệ. Điều đó khẳng định rằng: Quốc gia nào không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai.
Tại Điều 13 Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” [22, tr.12].
Là một trong năm quốc gia được đánh giá là có nền kinh tế mới nổi, Việt Nam đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế, thu nhập xã hội đang từng bước tăng lên, mặc dù hiện nay đang gặp khó khăn trước tình hình suy thoái kinh tê thế giới, nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng việc đầu tư cho giáo dục sẽ được toàn xã hội quan tâm, coi đó là đầu tư cho phát triển để tiến tới đạt được mục tiêu xây dựng một nền giáo dục “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quản lý. Trong nội dung hoạt động quản lý, bao giờ cũng phải có nội dung thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện tốt thì mới đảm bảo hoạt động của các trường cao đẳng, trường đại học, học viện đúng theo quy định pháp luật. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện hạn chế, sai phạm cũng như những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các trường cao đẳng, trường đại học, học viện để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết hoặc đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra cũng kịp thời phát hiện và nhân rộng, phát huy những nhân tố tích cực, tiên tiến. Giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, của nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở, tạo lòng tin cho người học, cho nhân dân.
1.3.3. Hình thức quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
1.3.3.1. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
Là những hình thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước thực hiện như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp…
1.3.3.2. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản QPPL là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quản lý hành chính nhà nước, hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng chấp hành và điều hành.
1.3.3.3. Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng QPPL là văn bản thi hành của văn bản QPPL, văn bản này được ban hành trên cơ sở văn bản QPPL nhằm giải quyết các công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Hình thức ban hành văn bản áp dụng QPPL là hình thức chủ yếu của cơ quan QLHCNN sử dụng để giải quyết các công việc, cụ thể hàng ngày. Do đó, văn bản áp dụng QPPL có số lượng rất lớn, có nội dụng, tính chất, mục đích sử dụng rất khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích áp dụng, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm lớn là:
- Những văn bản chấp hành pháp luật; - Những văn bản bảo vệ pháp luật.
1.3.3.4. Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý
Những hoạt động mang tính chất pháp lý là những hoạt động do các chủ thể quản lý HCNN tiến hành khi pháp sinh những điều kiện tương ứng được quy định trước trong các văn bản QPPL nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng QPPL. Những hoạt động mang tính pháp lý bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể khác nhau như: Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa VPPL như kiểm tra bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ…
- Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như giấy phép đào tạo, bồi dưỡng - Công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ…
1.3.3.5. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
Là hình thức hoạt động không mang tính pháp lý do chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo….
1.3.3.6. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
Là hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước.
Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo công tác quản lý hành chính nhà nước được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.
1.3.4. Phương pháp quản lý nhà nước
Các phương pháp QLHCNN bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
1.3.4.1. Phương pháp thuyết phục
Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
Nội dung của phương pháp thuyết phục:
- Phương pháp thuyết phục do chủ thể QLHCNN sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
- Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh... làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.
1.3.4.2. Phương pháp cưỡng chế
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.
Nội dung của phương pháp cưỡng chế:
- Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: cơ quan công an, ủy ban nhân dân… Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định như: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
- Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định đơn phương của chủ thể quản lý.
1.3.4.3. Phương pháp tổ chức hành chính
Phương pháp tổ chức hành chính là phương thức tác động tới cá nhân thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, trong đó quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua hệ thống thể chế hoặc những mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.3.4.4. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.
- Đặc điểm của phương pháp kinh tế
+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, phạt.
+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.