Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳngtrên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk “là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"-108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc” [33. tr.1].

Đắk Lắk “có địa hình có thấp dần từ đông nam sang tây bắc, nằm ở cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông vàphía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô” [33. tr.2].

Tỉnh Đắk Lắk gồm thành phố Buôn Ma Thuột, 13 huyện và 01 thị xã. Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị gần 426.000 người, dân số sống tại nông thôn là 1.345.800 người.

Kinh tế của tỉnh Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông, lâm sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao,..Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước với diện tích 182.343 héc ta và sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Đắk Lắk cũng là tỉnh trồng nhiều các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...

Ngoài ra, “Đắk Lắk còn có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh thành. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,6%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 35 triệu đồng” [33. tr.3].

Hệ thống giáo dục trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, có các trường từ mầm non đến đại học. Công tác đào tạo ĐH, CĐ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu như: có đủ các loại hình công lập và dân lập; quy mô đào tạo tăng nhanh; số lượng và chất lượng sinh viên ĐH,CĐ tăng, đã đã giải quyết được một phần yêu cầu về nhân lực có tay nghề cho tỉnh cũng như khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳngtrên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)