Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳngtrên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 131)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk

Trong Văn kiện đại hội XI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề

Ở các kỳ Đại hội Đảng bộ của tỉnh Đắk Lắk và các hội nghị chuyên đề về GD-ĐT đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáp dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu tính liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và

cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

2.2.1. Hệ thống trường đào tạo đại học, cao đẳng hệ công lập tại tỉnh Đắk Lắk

Tính đến năm 2016, tỉnh Đắk Lắk có các trường ĐH, CĐ sau: - Trường Đại học Tây Nguyên, được thành lập năm 1977. - 04 trường đào tạo cao đẳng là:

+ Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, được thành lập năm 1976.

+ Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, tiền thân là Trường Nghiệp vụ Văn hóa Thông tin, thành lập ngày 16/4/1977. Qua quá trình phát triển từ Sơ cấp lên Trung cấp, năm 2005 nâng lên thành Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đăk Lăk.

+ Trường Cao đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, tiền thân là trường Trung cấp Nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, được nâng lên cao đẳng năm 2007.

+ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk (Cao đẳng Nghề Đắk Lắk), tiền thân là trường Trung cấp Nghề), được nâng lên cao đẳng năm 2011.

2.2.2. Các ngành nghề đào tạo bậc đại học, cao đẳng

2.2.2.1. Các ngành nghề đào tạo bậc đại học

Trường Đại học Tây Nguyên là trường đào tạo đa ngành, cơ cấu các ngành khá đa dạng như khối ngành về sức khỏe, khối ngành về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nông Lâm nghiệp, Kinh tế, …. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành tại Trường Đại học Tây Nguyên

TT Khối ngành Số lượng

(năm 2016) Ghi chú

2 Kinh tế 7

3 Nông Lâm nghiệp và Thú y 8

4 Khoa học xã hội 10

5 Khoa học tự nhiên 5

6 Kỹ thuật 4

Tổng 37

Nguồn: Trường Đại học Tây Nguyên

Từ năm 2010 đến năm 2016, số lượng ngành đào tạo có biến động nhưng không đáng kể:

Bảng 2.2: Số lượng các ngành đào tạo ở Trường Đại học Tây Nguyên

Năm học 2010 2011 2011 2012 2012 2013 2013 2014 2014 2015 2015 2016 2016 2017 Số lượng (ngành) 31 31 32 36 36 36 37

Nguồn: Trường Đại học Tây Nguyên

Các ngành đào tạo ở Trường Đại học Tây Nguyên (Xem Phụ lục 1).

2.2.2.2. Các ngành nghề đào tạo bậc cao đẳng

Các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều ngành và chuyên ngành đào tạo ở trình độ CĐ, có thể nói ngành nào đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thì cũng được đào tạo ở bậc CĐ. Những ngành nghề có quy mô sinh viên nhiêu nhất thuộc lĩnh vực kinh tế - dịch vụ quản lý với 43%, sau đó đến lĩnh vực công nghiệp - xây dựng với 25%. Điều đáng chú ý là lĩnh vực nông - lâm - ngư chỉ có tỉ lệ sinh viên là 4%, mặc dù tỉ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực nông - lâm - ngư chiếm đến trên 50,2% và tỉ lệ dân số số trong vùng nông thôn là 72,56%. Số tổng hợp xem như sau:

Khối ngành kỹ thuật có 03 trường đào tạo Khối ngành kinh tế có 04 trường đào tạo

Khối ngành nghệ thuật có 02 trường đào tạo Khối ngành xã hội có 03 trường đào tạo Khối ngành Y - Dược có 02 trường đào tạo

Theo số liệu trên hầu hết các cơ sở đào tạo CĐ đều mở ngành đào tạo khối các ngành kỹ thuật và kinh tế, trừ trường có tính chất chuyên biệt như Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Đắk Lắk, điều đó cho thấy việc mở các ngành kinh tế là xu hướng tất yếu của các trường hiện nay nhằm đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Các ngành học kinh tế được các trường tập trung chủ yếu vào các ngành như quản trị kinh doanh tài chính, ngân hàng, kế toán, hướng dẫn viên du lịch; khối ngành Y – Dược tập trung chủ yếu vào 2 ngành là dược và điều dưỡng đa khoa; khối ngành kỹ thuật tập trung chủ yếu các ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, điện lạnh, xây dựng (Xem Phụ lục 2).

2.2.3. Tình hình sinh viên đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lẳk

Trong giai đoạn 2010 - 2016, số lượng sinh viên ĐH, CĐ hệ công lập đã tăng. Sự tham gia của hệ thống các trường công lập đã góp phần giải quyết được phần nào nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Tỉnh và các khu lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và cho cả vùng. Lực lượng lao động này trong những năm qua đã góp phần tạo ra một giá trị sản lượng lớn hàng hóa dịch vụ cho xã hội, đồng thời từng bước tiếp nhận và làm chủ công nghệ khoa học tiên tiến của thế giới, qua đó góp phần đẩy nhanh việc thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Qua bảng 2.4, chúng ta thấy sự đóng góp rất lớn của trường Đại học Tây Nguyên đã góp phần giải quyết được phần nào nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Tỉnh và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum,…và cho cả vùng. Lực lượng lao động này trong những năm qua đã góp phần tạo ra một giá trị sản lượng lớn hàng hóa dịch vụ cho xã hội, đồng thời

từng bước tiếp nhận và làm chủ công nghệ khoa học tiên tiến của thế giới, qua đó góp phần đẩy nhanh việc thực hiện CNH - HĐH đất nước.

Bảng 2.3. Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 - 2016.

Năm Tổng số Đại học Cao đẳng

2010 12.005 9.350 2.655 2011 12.997 9.750 3.247 2012 14.143 10.576 3.567 2013 15.044 11.206 3.838 2014 15.523 11.567 3.956 2015 14.751 11.437 3.314 2016 13.575 10.600 2.975

Nguồn: Cục Thống kê Đắk Lắk, Trường ĐH Tây nguyên

2.2.4. Chương trình đào tạo các ngành đại học

Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Mỗi chương trình khung tương ứng với một ngành đào tạo ở một trình độ đào tạo cụ thể. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo.

Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Từ năm học 2009 - 2010, Trường ĐH Tây Nguyên đã chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ theo Quy chế 43/2007 của Bộ Giáo dục

và đào tạo. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Tín chỉ là đơn vị căn bản để đo khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đặc trưng của hệ thống này là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Lượng kiến thức dành cho sinh viên gồm hai khối cơ bản: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên môn. Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần: học phần bắt buộc là những kiến thức tiên quyết bắt buộc sinh viên phải học và thi đạt mới được học tiếp sang học phần khác; nhóm học phần tự chọn gồm những kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được chọn theo hướng dẫn của nhà trường.

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Hiệu trưởng quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Đánh giá kết quả học tập theo thang điểm chữ A, B, C, D được chuyển thành số như sau: Giỏi A (8,5 - 10), Khá B (7,0 - 8,4), Trung bình C (5,5 - 6,9), Trung bình yếu D (4,0 - 5,4). Loại không đạt: Kém F (dưới 4,0). Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau: loại Xuất sắc: từ 3,6 đến 4; loại Giỏi: từ 3,2 đến 3,59; loại Khá: từ 2,5 đến 3,19; loại Trung bình: từ 2 đến 2,49. Một số quy định về chương trình đào tạo ở Trường ĐH Tây Nguyên như sau:

Bảng 2.4: Tổng thời gian được phép của khóa học

TT Chương trình đào tạo Tổng thời gian được phép của khóa học

1 Chương trình đào tạo liên thông cao

đẳng lên đại học 3 năm

2 Chương trình cao đẳng 3 năm 3 đến không quá 6 năm 3 Chương trình đại học 4 năm 4 đến không quá 8 năm 4 Chương trình đại học 5 năm 5 đến không quá 10 năm 5 Chương trình đại học 6 năm 6 đến không quá 12 năm

Nguồn: Trường Đại học Tây Nguyên

Về khối lượng kiến thức và quy định xếp hạng năm đào tạo của Trường ĐH Tây Nguyên:

Bảng 2.5: Khối lượng kiến thức qua năm đào tạo

TT Năm đào tạo Số tín chỉ đã tích lũy

1 Năm thứ nhất Tối đa 29 tín chỉ

2 Năm thứ hai Từ tín chỉ thứ 30 đến tín chỉ thứ 59 3 Năm thứ ba Từ tín chỉ thứ 60 đến tín chỉ thứ 89 4 Năm thứ tư

Từ tín chỉ thứ 90 đến dưới tín chỉ 120 đối với hệ đào tạo 5 năm. Từ tín chỉ thứ 90 đến dưới số tín chỉ tối đa của chương trình đào tạo 4 năm.

5 Năm thứ năm Từ tín chỉ thứ 120 đến dưới số tín chỉ tố đa của chương trình đào tạo hệ 5 năm.

6 Năm thứ sáu Từ tín chỉ thứ 180 đến dưới số tín chỉ tố đa của chương trình đào tạo hệ 6 năm.

Về xếp loại học lực ở Trường ĐH Tây Nguyên:

Bảng 2.6: Xếp loại học lực ở Trường Đại học Tây Nguyên

TT Xếp hạng về học lực Điểm trung bình chung tích lũy

1 Hạng bình thường Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2.0 trở lên.

2 Hạng yếu

Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2.0 nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

Cách quy đổi và xếp hạng điểm như sau:

Bảng 2.7: Cách quy đổi và xếp hạng điểm

TT Điểm hệ số 10 Điểm chữ Điểm theo

thang điểm 4 Xếp loại

1 8.5 - 10 A 4 Giỏi

2 7.0 – 8.4 B 3 Khá

3 5.5 – 6.9 C 2 Trung bình

4 4.0 – 5.4 D 1 Trung bình yếu

5 Dưới 4.0 F 0 Kém

Nguồn: Trường Đại học Tây Nguyên

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được làm tròn đến 2 chữ số thập phân tính theo công thức sau:

Trong đó:

- A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy. - ai là học điểm của học phần thứ i. - ni là số tín chỉ của học phần thứ i. - n là tổng số học phần. n ∑ ai, ni i-1 A = n ∑ ni I = 1

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, hàng năm, Trường ĐH Tây Nguyên đều có xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng ngành học. Phòng Đào tạo Đại học phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Nhà trường để tạo thận lợi tối đa cho sinh viên đăng ký tín chỉ và học tập.

Những lợi thế trong đào tạo tín chỉ

Nếu đào tạo theo niên chế (học phần) sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có năng lực tốt, có điều kiện học tập hay sinh viên có năng lực yếu, có hoàn cảnh khó khăn thì đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo năng lực và điều kiện của mình.

Sinh viên có thể chủ động về thời gian, bố trí hoàn thành chương trình theo năng lực của mình. Phần bắt buộc và phần mềm do sinh viên lựa chọn (thời gian dài ra với sinh viên yếu và ngắn lại với sinh viên giỏi).

Sinh viên được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định riêng từng trường) nếu điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do ốm đau, bệnh tật buộc họ phải nghĩ học giữa chừng thì sinh viên đó vẫn được tiếp tục theo học sau đó mà không bị ảnh hưởng gì khi quay lại tiếp tục chương trình học.

Sinh viên còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng mà không phải học lại từ đầu. Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cách hợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương trình học trong một thời gian giảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.

Một lợi thế quan trọng nữa của hệ tín chỉ là cho phép sinh viên có những sự lựa chọn chương trình học theo sở thích của mình.

Về phương pháp học tập, sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm. Việc quy định số tiết học sinh viên tự nghiên cứu ở nhà giúp sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu cũng như nâng cao ý thức học tập của mình. Hơn nữa, ở hầu hết các môn học sinh viên được tự nghiên cứu, thảo luận và làm việc theo nhóm

với những đề tài khác nhau. Đặc biệt, việc phải thuyết trình về đề tài của các nhóm giúp sinh viên tự tin hơn khi làm việc trước đám đông.

Những bất cập trong đào tạo tín chỉ

Về phía người học: Việc đăng ký, lựa chọn các tín chỉ phù hợp đối với sinh viên không phải là dễ dàng. Sinh viên phải có khả năng tự chủ cao trong việc nắm thông tin về chương trình học tập cũng như việc sắp xếp lộ trình học tập của mình cho hợp lý theo đúng quy trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳngtrên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)