2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Văn bản quy phạm pháp về đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư công không ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế dẫn đến hệ thống các định mức xây dựng, các văn bản cụ thể hóa thực hiện cũng thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung, thay thế gây khó khăn cho các địa phương trong việc nắm bắt, cập nhật các chính sách, quy định mới.
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án.
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn do đó các tiêu chí để phân bổ vốn thường có chỉ số thấp, dẫn đến định mức vốn trong giai đoạn và hàng năm chưa đáp ứng, trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng của tỉnh còn lớn. Do đó, việc bố trí vốn thực hiện các dự án thường không đảm bảo nhu cầu, các dự án phải kéo dài thời gian thi công, lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu: số lượng công chức còn thiếu trong khi biên chế phân bổ cho các cơ quan đơn vị ngày một cắt giảm theo quy định về tinh giản biên chế, số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trong bộ máy quản lý
nhà nước về đầu tư còn yếu, hầu hết lại không được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức chuyên sâu về đầu tư xây dựng cơ bản, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế nên trong việc tham mưu thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, giám sát chất lượng, thanh quyết toán vốn còn để xảy ra nhiều sai sót chậm được khắc phục.
Cán bộ có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng tại các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn còn ít, ví dụ: trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 01 công chức có trình độ kiến trúc sư (công tác tại Sở Xây dựng); số cán bộ, công chức có trình độ nghiệp vụ về đầu tư xây dựng, đấu thầu chưa đáp ứng nên khó khăn trong công tác thẩm định, kiểm soát hồ sơ, thủ tục.
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của công chức trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng còn hạn chế nên còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu khi thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng cơ bản, chậm thực hiện việc kiểm soát, thẩm định theo thời gian theo quy định, số cán bộ, công chức giải quyết công việc không hiệu quả còn chiếm tỷ lệ khá lớn, (theo công bố của VCCI về chỉ số PCI tỉnh Bắc Kạn 2018, có 62% doanh nghiệp được hỏi cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp là phổ biến; 37% cán bộ, công chức giải quyết công việc không hiệu quả), trong khi việc xử lý trách nhiệm cá nhân chưa được thực hiện nghiêm túc, thiếu tính răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản còn nặng về hình thức và kém hiệu quả.
Năng lực, chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu và yếu, dẫn đến việc chậm đề xuất ban hành văn bản của địa phương quy định các nội dung cụ thể các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện, không kịp thời kiến nghị phản ánh những bất cập trong các cơ chế, chính sách để đề nghị điều chỉnh.
Chủ đầu tư, Ban QLDA thiếu trách nhiệm hoặc không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Năng lực của một số Chủ đầu tư, Ban QLDA yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nên các vi phạm về xây dựng chưa được xử lý kịp thời và thiếu kiên quyết, còn né tránh hoặc bỏ qua đối với các vi phạm. Chủ đầu tư chưa kiểm tra, kiểm soát đầy đủ thông tin về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu, do đó một số nhà thầu được chọn không đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia thực hiện dự án.
Công tác tham mưu, phối hợp, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng giữa các đơn vị, địa phương chưa được quan tâm và có quy chế thực hiện.
Năng lực của đa số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh còn yếu, do không có các kỹ sư chuyên ngành, nhất là các doanh nghiệp hoạt động tư vấn xây dựng. Ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng của một số chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa cao; một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, bất chấp những quy định của pháp luật.
Nhận thức của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản và cá nhân, tổ chức trong thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa đúng nên thường có tâm lý đối phó thủ tục, chất lượng hồ sơ, thủ tục, chất lượng công trình chưa được đáp ứng, thường có tâm lý làm ít kê khai nhiều.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện được thường xuyên, việc xử lý những sai phạm chưa thực sự nghiêm khắc; các chế tài xử lý chưa triệt để. Một số cán bộ thanh tra kiểm tra còn yếu kém về năng lực và phẩm chất nên trong thanh tra còn gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, không kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Cải cách hành chính về đầu tư xây dựng chậm được đổi mới, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, kéo dài gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Việc phân cấp đầu tư giữa cấp tỉnh, cấp huyện ở một số lĩnh vực còn bất cập do nguồn vốn đầu tư được phân bổ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư của cấp huyện do vậy ngân sách cấp tỉnh phải đầu tư cho cả những dự án, lĩnh vực có quy mô nhỏ, dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, luận văn đã đề cập đến một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn và những yếu tố tác động đến việc đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Luận văn cũng đã trình bày về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Bắc Kạn, bao gồm thực trạng về hệ thống văn bản pháp lý, bộ máy quản lý, cơ chế quản lý và nguồn nhân lực, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, việc lập kế hoạch vốn đầu tư công, thanh quyết toán vốn. Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định những mặt tích cực, hạn chế và rút ra nguyên nhân của những hạn chế liên quan đến công tác QLNN về XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở để xem xét, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
TỈNH BẮC KẠN
3.1. Định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần XI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn là: Phát triển kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sau thu hoạch. Xây dựng kết cấu hạ tầng, đặt biệt là hạ tầng giao thông để phát triển du lịch và dịch vụ. nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, chú trọng giảm nghèo nhanh và bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể, trong đó xác định khâu đột phá là công tác cán bộ. Phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, đưa tỉnh Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.[69]
Trong đó, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính cách để huy động các nguồn lực phát triẻn kinh tế - xã hội. Tổ chức triển khai hiệu quả Luật đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tăng cường thu hút nguồn lực, nâng cao hiệu quả thu hút nguồn lực và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, ưu tiên kết cấu hạ tầng xã hội, nôn nghiệp, nông thôn.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh.
Nghiên cứu, phối hợp thực hiện liên kết vùng với các tỉnh trong khu vực để thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Rà soát, hoàn thiện bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố.
Phát triển công nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, nâng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, phục vụ tốt hơn sản xuất của bà con.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên bảo vệ và cải thiện môi trường. Ưu tiên phát triển khoa học, công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội thực hiện tốt. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo. Củng cố quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng.
3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể
3.1.2.1. Chỉ tiêu về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 -2020 đạt 6,6%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 6,2%, khu vực dịch vụ tăng 7,5%.
Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 31%, khu vực công nghiệp xây dựng 20%, khu vực dịch vụ 40%. Thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người; sản lượng lương thực có hạt 175.000 tấn, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong 5 năm thành lập ít nhất 80 hợp tác xã; trồng mới 6.500 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 72%. Phấn đấu 100% rác thải đô thị và 70% rác thải nông thôn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, 98% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 98% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ GRDP huy động vào ngân sách đạt 9,34%. Thu ngân sách bình quân 18,6%, đạt 1.100 tỷ đồng.
3.1.2.2. Chỉ tiêu về xã hội
Đến năm 2020, có thêm 40 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 4.500 lao động. tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 – 2.5%. Có 85% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 72% làng, bản, tổ phố dược công nhận làng, bản, tổ phố văn hóa. 100% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt.
3.1.3. Định hướng đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn
Việc đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Bắc Kạn cần được thực hiện đảm bảo các yêu cầu:
Phát huy vai trò quản lý nhà nước, nâng cao năng lực, ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB để hoàn thiện các quy định của tỉnh liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng đảm bảo thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương; đẩy mạnh công tác cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác đầu tư xây dựng.
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN cần nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy hoạch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm cơ sở xây kế hoạch đầu tư hàng năm. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.
Kiện toàn bộ máy thực thi công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, đáp ứng các tiêu chí phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng từng giai đoạn và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.
Nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.
Đảm bảo công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm phù hợp với kế hoạch trung hạn của tỉnh và có tính gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phù hợp với mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thế mạnh phát triển của từng ngành, từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
Công khai, minh bạch hóa quá trình đầu tư, công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án công trình đầu tư, thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu. Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi