Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịc hở huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 108 - 131)

3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật

Để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Huyện uỷ, HĐND Huyện Bố Trạch cần phải ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2021 và năm 2020 – 2025. UBND huyện cụ thể hóa Nghị quyết bằng các Chương trình, Đề án và Kế hoạch hoạt động từng giai đoạn và hàng năm, cụ thể: Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 và năm 2020-2025; Kế hoạch phát triển du lịch hàng năm…Ngoài ra, các ban, ngành căn cứ các văn huớng dẫn của Trung ương, chính sách phát triển du lịch của Tỉnh, của huyện theo chức nhiệm vụ để tham mưu ban hành các văn bản trên từng lĩnh vực liên quan.

- Đối với ngành Công an: Tham mưu ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các khu điểm, tuyến du lịch.

- Đối với ngành Tài nguyên – Môi trường: Tham mưu ban hành Đề án, các văn bản về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, tuyến du lịch, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Đặc biệt là môi trường biển sau sự cố môi trường biển diễn ra tại các tỉnh Miền Trung.

- Đối với ngành Nội vụ: Tham mưu ban hành Chương trình, Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Bố Trạch giai đoạn 2015-2020, 2020-2025…

- Đối với ngành Văn hóa – Thông tin: Tham mưu ban hành Đề án tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; đề án phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2016-2020; 2020-2025.

- Đối với ngành kinh tế - hạ tầng: Tham mưu ban hành quy hoạch, Đề án xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch.

- Đối với ngành Y tế: Tham mưu ban hành các văn bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn…

- Đối với ngành Quản lý thị trường cần tham mưu các văn bản xúc tiến đầu tư thương mại – dịch vụ trọng điểm, công tác quản lý thị trường, đặc biệt là quản lý, niêm yết giá tại các khách sạn, nhà hàng, các điểm dịch vụ du lịch, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hảng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn…

Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành các ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho các đối tượng hoạt động trên lĩnh vực du lịch, đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch từ cấp huyện đến các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hiện đang hoạt động kinh doanh, các công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa và văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Phân định rõ từng nhóm đối tượng hoạt động các lĩnh vực cụ thể như: nhóm kinh doanh cơ sở lưu trú, nhóm kinh doanh lữ hành, nhóm kinh doanh vận chuyển khách du lịch, nhóm kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch…. để hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bố Trạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các dự án trọng điểm tạo sự phát triển bứt

phá. Đồng thời, tiếp tục rà soát, kiểm tra các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ; điều chỉnh các dự án đầu tư không đúng mục đích hoặc lãng phí tài nguyên; tạo môi trường đầu tư bình đẳng. Thực hiện việc sắp xếp tổ chức kinh doanh du lịch tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đảm bảo thống nhất, hiệu quả cao. Thực hiện cổ phần hóa Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tiếp tục rà soát để xây dựng quy hoạch và tăng dày hệ thống biển chỉ dẫn du lịch tại các trục giao thông, khu, tuyến, điểm du lịch.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những quy hoạch không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch phải dựa trên chiến lược phát triển và phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dựa trên nguồn lực, tiềm năng hiện tại, xu hướng phát triển tương lai, cần phải có tầm nhìn dài hạn và có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân và điều quan trọng nhất là phải gắn liền với thực tế. Đặc biệt chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch chi tiết cũng như quá trình thực hiện quy hoạch. Trong thời gian tới phải xây dựng các quy hoạch:

- Quy hoạch chi tiết Khu du lịch tâm linh (Phà Xuân Sơn, Đường 20 quyết thắng, Hang Tám cô, làng chiến đấu Cự Nẫm, Chùa Quan Âm tự).

- Quy hoạch chi tiết du lịch cộng đồng. - Quy hoạch khu dịch vụ tại xã Sơn Trạch. - Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Quy hoạch chi tiết các Trạm dừng chân trên tuyến đường 12A và tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

- Quy hoạch một số tuyến du lịch : Tuyến du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến – mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Động Phong Nha....

- Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức cống bố công khai quy hoạch một cách rộng rãi, thông qua nhiều hình thức như : tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, một số khu vực công cộng... nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách chính thống, chính xác để có kế hoạch, phương án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Triển khai thực hiện và quản lý tốt việc thực quy hoạch ; tránh tình trạng triển khai thực hiện không hiệu quả, hoặc “quy hoạch treo”...Các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng điểm, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện đồng bộ các khâu thì mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

- Tiến hành rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt, lựa chọn các địa điểm ưu tiên trước, ưu tiên sau để có giải pháp kêu gọi nguồn lực đầu tư. Trong thời gian tới, cần ưu tiên các điểm sau :

Phát triển sản phẩm du lịch chủ chốt – khám phá, tìm hiểu Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng:

- Tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ở Vườn quốc gia bao gồm du lịch cảnh quan (tham quan thắng cảnh tự nhiên, Động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Hang Én...); Du lịch sinh thái gắn với hoạt động bảo tồn (Suối Nước Moọc, Sông Chày – Hang Tối, Thung Lũng Sinh Tồn, Thác Gió,…); Du lịch văn hóa – lịch sử thăm các di tích lịch sử (Hệ thống di tích đường 20 Quyết Thắng, các lễ hội của các bản

làng dân tộc...); Du lịch nghiên cứu khoa học (Quan sát động vật hoang dã...), Du lịch thể thao; du lịch mạo hiểm...Các sản phẩm du lịch ở đây bao gồm cả việc khôi phục các giá trị văn hóa, tâm linh, các sản phẩm lưu niệm, các hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ ăn nghỉ. Xây dựng các sản phẩm ở đây đảm bảo tính mới lạ, độc đáo không “rập khuôn’’ sao chép các nơi khác mà sản phẩm đó là “Chỉ duy nhất có ở Phong Nha” nhằm tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách.

- Xây dựng nhiều tuyến du lịch mới, tham quan Vườn quốc gia bằng cáp treo, du lịch nghiên cứu địa chất, các tour du lịch mạo hiểm,…Đặc biệt, đẩy mạnh sản phẩm du lịch xứng tầm thế giới chỉ có ở Bố Trạch, Quảng Bình: “Tuyến du lịch chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới”. Bên cạnh tour trekking truyền thống, tiếp tục kêu gọi đầu tư, phát triển thêm các sản phẩm độc đáo như chinh phục Sơn Đoòng bằng trực thăng, thủy phi cơ,..

- Công tác bảo tồn cần được đặt lên hàng đầu, việc phát triển du lịch cần phải có quy hoạch, có chiến lược lâu dài theo hướng phát triển bền vững.

Phát triển du lịch sinh thái:

- Tiếp tục phát huy các sản phẩm du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển và hình thành các khu du lịch sinh thái mới như: Khu du lịch sinh thái Đá Nhảy (Thanh Trạch), Khu phức hợp đa năng du lịch nghỉ dưỡng sông Chày (Phúc Trạch), Làng du lịch sinh thái Arem (Tân Trạch), Khu nghĩ dưỡng sinh thái cao cấp U Bò (Tân Trạch)…

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả, vườn ươm, kết hợp với mô hình dã ngoại, tham quan nghỉ dưỡng theo kiểu nhà sàn xây dựng ở ven suối hay lưng chừng đồi tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng.

Phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng:

- Đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch, hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, các khu chợ đặc sản, khu ẩm thực biển tại các bãi biển như Đá Nhảy, Đức Trạch, Lý Hòa, Trung Trạch…

- Phát triển các dịch vụ thể thao trên biển: lướt ván, mô tô nước, dù bay, thuyền buồm.

- Việc nâng cao chất lượng, các dịch vụ cho du khách cần tạo sự khác biệt, so với các nơi khác. Đồng thời, bên cạnh các dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách những nét văn hóa truyền thống, các chương trình tham quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương, các nét độc đáo về ẩm thực… tại nơi họ đang nghỉ dưỡng.

Phát triển du lịch cộng đồng:

- Xây dựng quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2016 – 2020. Quy hoạch chi tiết các làng, điểm du lịch nơi có các sản phẩm truyền thống, đặc thù, các làng nghề như: Làng rượu Gia Hưng, Làng Bồng Lai, nước mắm, hải sản khô Đức Trạch, Nhân Trạch…

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, chính quyền cơ sở về du lịch cộng đồng để có sự hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, vị trí của du lịch đối với phát triển xã hội. Cần có những chính sách tích cực để kích cầu, hỗ trợ người dân trong việc thực hiện mô hình này.

- Duy trì việc phát triển các khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng vì các loại hình trên đang ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bố Trạch. Bởi đây là một trong những vùng đất có nét văn hóa phong phú, đa dạng, là nơi cư trú của nhiều dân tộc: Chứt, Mày, Rục, Arem, Macoong… Khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù của

đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch.

Phát triển du lịch tâm linh, tìm hiểu văn hóa, lịch sử cách mạng:

- Các nét đẹp văn hóa lịch sử truyền thống chính là nguồn lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện Bố Trạch phát huy thế mạnh, huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch. Do đó, cần huy động tối đa nguồn lực trong xã hội để rà soát, tôn tạo, phát huy tối đa các giá trị lịch sử, văn hóa.

- Xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh, du lịch về nguồn, tìm hiểu về lịch sử địa phương dọc đường Hồ Chí Minh huyền thoại – nơi đã ghi dấu những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những dấu son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc như phà Xuân Sơn, Đường 20 quyết thắng, Hang Tám cô, làng chiến đấu Cự Nẫm...

- Khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống như lễ hội cầu ngư, múa bông chèo cạn, đua thuyền, tìm hiểu về các làng nghề truyền thống. Hình thành sự kết nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các làng nghề truyền thống. Đồng thời, khuyến khích nhân dân phát triển các sản phẩm đó để nhằm lưu giữ các giá trị truyền thống, đồng thời phục vụ du lịch.

- Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, định kỳ tổ chức các lễ hội văn hóa độc đáo, điều chỉnh các hình thức tổ chức mà không làm mất đi giá trị truyền thống như: Lễ hội đua thuyền trên Sông Son, Sông Lý Hòa, Lễ hội đập trống của người Ma-Coong, hát tuồng bội của người dân Khương Hà, múa bông chèo cạn các xã vùng biển, các lễ hội ẩm thực tương ứng với từng khu vực, địa phương trên địa bàn huyện,...

3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch

Như đã phân tích ở phần thực trạng, theo Luật du lịch thì chủ thể quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương là của cấp tỉnh chứ không đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện thì Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa – xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn. Qua đó, ta thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong quản lý nhà nước ở các cấp trên địa bàn. Vì vậy, đề nghị hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thành phố (gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...).

Kiện toàn lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH tại HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 108 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)