Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 78)

Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chỉ đạo của các cấp đã luôn chú trọng trong việc quản lý và phát triển bậc học mầm non, đặc biệt là mầm non ngoài công lập. Cụ thể:

Thứ nhất, công tác triển khai các văn bản quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoá thực hiện chiến lược phát triển GDMN, GDMN NCL theo từng thời kỳ, giai đoạn được chú trọng và nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía các cơ sở GDMN trên địa bàn quận.

Thứ hai, công tác phổ cập được tập trung chỉ đạo và triển khai đạt hiệu quả cao khi 8/8 phường thuộc quận đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi,

71

hàng năm 100% trẻ 5 tuổi được đến lớp học với các loại hình đáp ứng yêu cầu qui định.

Thứ ba, thực hiện đầy đủ các chính sách của thành phố, của quận đối với GDMN NCL, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho giáo dục, như việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó nhận thấy được sự hình thành, tồn tại và phát triển của các cơ sở này là tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trước mắt là ổn định đời sống gia đình cho công nhân và dân nhập cư nên bậc học này luôn được quan tâm, chú trọng đặc biệt. Đã triển khai, thực hiện chương trình, các chính sách hỗ trợ thiết thực cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình công nhân lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất và nơi khó khăn khác.

Thứ tư, bộ máy tổ chức QLNN đối với các cơ sở giáo dục mầm non được kiện toàn, đội ngũ công chức nhiệt tình và trách nhiệm. Trên thực tế, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của quận phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức Hội thảo, chuyên đề các cấp nhằm tháo gỡ những vấn đề khó, vướng mắc trong chuyên môn để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL cũng được quan tâm, được tham gia những lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới; bước đầu được hưởng những chính sách hỗ trợ phù hợp của các cấp chính quyền.

Thứ năm, công tác thanh kiểm tra đối với GDMN NCL đã được tổ chức theo định kỳ và đột xuất, đây chính là thước đo cho sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các cơ sở GDMN NCL. Hoạt động QLNN của các cấp trên địa bàn quận đối với GDMN NCL đã có những điều chỉnh cơ bản, tuy chưa thể hiện tính đặc thù của GDMN NCL nhưng phần nào thể hiện tính thích nghi, tập

72

trung và quyết tâm cao trong QLNN đối với các cơ sở giáo dục này. Phòng GD&ĐT chủ trì thực hiện chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn, hoạt động giáo dục phần nào giảm bớt tình trạng bất chấp chạy theo lợi nhuận.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với GDMN NCL trên địa bàn quận Hải An vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật và chiến lược phát triển GDMN NCL trên địa bàn quận của các cơ sở GDMN NCL đã được thực hiện tuy nhiên còn mang tính hình thức, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về những nội dung, chính sách được đề cập.

Thứ hai, chế độ chính sách đối với các cơ sở GDMN NCL còn bất cập so với yêu cầu hỗ trợ chuyên môn và quản lý của các trường mầm non công lập, chưa có chế độ hỗ trợ cho các trường mầm non công lập trên địa bàn quận trong việc hỗ trợ nhóm trẻ độc lập tư thục dẫn đến hiệu quả hỗ trợ chưa cao. Quá trình xã hội hoá giáo dục chưa phát huy hết giá trị, chính sách của địa phương về ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư thành lập các cơ sở GDMN NCL như miễn giảm thuế, bố trí quỹ đất, hỗ trợ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở GDMN NCL chưa thực hiện triệt để. Quận Hải An có diện tích khá rộng, người lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, công ty không ở tập trung, hơn nữa các khu công nghiệp chưa có cơ sở giáo dục mầm non dành riêng cho người lao động nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ. Thứ ba, Phòng GD&ĐT bố trí cán bộ chuyên trách nhưng lực lượng mỏng, làm việc thời vụ nên việc quản lý chưa sâu sát, phương thức QLNN đối với GDMN NCL chưa có tính đặc thù riêng, vẫn chỉ gần giống với các trường công lập trên địa bàn. Ngoài ra, cơ chế phối hợp của các lực lượng xã hội trong QLNN đối với GDMN NCL chưa rõ ràng. Việc phối hợp và tham gia của các

73

tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý các cơ sở GDMN NCL, đặc biệt là nhóm trẻ độc lập tư thục phụ thuộc vào quy định phân công của UBND phường dưới sự tham mưu của trường MN công lập và Phòng GD&ĐT trong đó trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Phòng GD&ĐT.

Thứ tư, vấn đề được quan tâm nhất và cũng là thách thức lớn nhất đối với GDMN NCL chính là trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu đổi mới của bậc học, việc huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không ổn định, thường xuyên thay đổi nơi làm việc.

Thứ năm, công tác thanh kiểm tra đối với các cơ sở GDMN NCL còn chưa thường xuyên, còn thiếu những biện pháp có tính khả thi để khắc phục triệt để những sai phạm, một số cán bộ QLNN đối với GDMN NCL chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn. Bên cạnh đó, công tác sau kiểm tra chưa được chú trọng, do còn tình trạng đối phó với đoàn kiểm tra nên sau khi kết thúc cuộc kiểm tra các cơ sở ít khắc phục, cải thiện.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Hệ thống văn bản QLNN đối với GDMN NCL chậm đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính, cấp phép hoạt động. Một số văn bản thiếu tính khả thi, thiếu các văn bản quy định đặc thù cho GDMN NCL. QLNN đối với GDMN NCL không chỉ ở các thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra các điều kiện hoạt động mà cần có đề án lâu dài cho GDMN NCL hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Điều này có thể thấy rõ do trong quá trình xây dựng văn bản QLNN đối với GDMN NCL thiếu sự tham gia của các chuyên

74

gia, các nhà nghiên cứu về GDMN NCL, việc tổ chức thực hiện thiếu sự giám sát của nhân dân và xã hội.

- Do dân số tăng cơ học, nhiều hộ dân ở các quận huyện khác chuyển đến cư trú tại địa bàn quận Hải An ngày càng nhiều cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận phát triển nhanh, khó kiểm soát, gây khó khăn cho công tác quản lý giáo dục mầm non.

- Do đặc thù của các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ về thu chi, việc chi trả cho người lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non còn chưa đồng đều cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định việc làm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên dạy các nhóm lớp độc lập chủ yếu là trình độ trung cấp mà theo yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2019 giáo viên phải từ trình độ cao đẳng trở lên, khi đó giáo viên phải tham gia các lớp học để nâng chuẩn, như vậy nguy cơ nghỉ việc là rất cao vì họ phải trả một khoản tiền để đi học trong khi đó lương được hưởng lại thấp. Nguồn tuyển dụng giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL chủ yếu là sinh viên và các đối tượng khác trong xã hội, tuy nhiên sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mầm non lại không muốn xin việc ở các cơ sở GDMN NCL.

- Về khía cạnh cơ sở vật chất, nhận thức của một số chủ trường, chủ nhóm lớp mầm non ngoài công lập còn hạn chế, đầu tư còn manh mún chưa đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc lâu dài; đời sống của nhân dân trên địa bàn so với các quận trong thành phố còn khó khăn, mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa các phường chưa đồng đều trong cộng đồng dân cư nên việc huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN còn gặp nhiều khó khăn.

- Lực lượng đội ngũ thanh tra giáo dục ở cấp quận còn mỏng; ở cấp xã/phường, do đội ngũ cán bộ được phân công phụ trách còn hạn chế về chuyên môn đồng thời chưa có những quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với

75

các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư nên chưa phát huy tối đa sự tham gia vai trò của các bên trong QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL.

76

Tiểu kết chương 2

Sự phát triển kinh tế xã hội của quận Hải An, thành phố Hải Phòng trong thời gian qua đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, song cũng tạo ra những thách thức lớn cho tất cả các lĩnh vực và trong đó không thể không kể đến giáo dục. Cụ thể đề cập ở đây là giáo dục mầm non quận đã có bước chuyển mình mạnh mẽ qua 10 năm. Có thể thấy, GDMN NCL hình thành đã góp phần giảm áp lực cho các trường mầm non công lập và đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn quận Hải An.

Chính quyền địa phương cùng các ban ngành liên quan đã đầu tư, quan tâm rất nhiều đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển từng giai đoạn, có rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời; có phân công vai trò, trách nhiệm các các cấp quản lý tuy nhiên phương thức hoạt động cùng năng lực của đội ngũ còn một số bất cập và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với GDMN NCL.

Xã hội hoá giáo dục mầm non ở quận Hải An đã bước đầu thực hiện theo hướng tích cực tuy nhiên do sự chênh lệch đời sống kinh tế của dân cư các phường nên việc XHHGD chưa được triển khai đồng đều. Cơ chế tuyển dụng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của các cơ sở GDMN NCL do vậy còn gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tiêu chuẩn như các trường mầm non công lập. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được quan tâm tuy nhiên do lực lượng mỏng, trình độ đội ngũ thanh tra chưa được đào tạo theo kịp tình hình mới, công tác sau kiểm tra chưa được chú trọng.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp thì chất lượng cung ứng dịch vụ cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu đó. Các cơ sở GDMN NCL tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi phải được quan tâm cải thiện. Nghiên cứu chương 2 đã chỉ ra thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế

77

cùng nguyên nhân trong QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL. Từ đó cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch, hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy QLNN cũng như đổi mới phương thức hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

78

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng

3.1.1. Định hướng của Đảng, của nhà nước và của thành phố Hải Phòng trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non và giáo dục mầm non ngoài công lập

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục”.

Trên tinh thần của Nghị quyết, các Nghị quyết của các lần Hội nghị như Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa X), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) đều xác định Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho bậc học mầm non, bảo đảm hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đi học mẫu giáo.

Loại hình GDMN NCL ra đời từ chủ trương XHHGD. Đây là một chủ trương có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển giáo dục, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ

79

chức xã hội”. Các Đại hội X, XI của Đảng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đại hội XII của Đảng nhận định: GD&ĐT trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó “khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các trường đại học, dạy nghề”.

Công tác XHHGD nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng tốt hơn và phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Do đó, không nên hiểu XHHGD một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư, mà còn bao hàm nhiều vấn đề khác. Trước hết là ở góc độ của người học, XHHGD nhằm tạo điều kiện để người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy. XHHGD nhìn từ phía thầy, cô giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền giảng dạy của họ. Còn dưới góc độ phụ huynh, XHHGD nhằm đảm bảo cho họ quyền lựa chọn nơi học tập của con em.

Định hướng của thành phố là xây dựng giáo dục Hải Phòng trở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)