Đánh giá chung về chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng thông qua phân tích swot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 50 - 63)

- Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng

2.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng thông qua phân tích swot

lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng thông qua phân tích swot

2.3.1. Điểm mạnh

2.3.1.1. Đã xác định mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa- lịch sử tại Khu du lịch Cát Bà.

Cụ thể, về phát triển du lịch với mục tiêu Cát Bà trở thành viên ngọc xanh, bộ mặt du lịch nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Mục tiêu trên được xây dựng dựa trên những tiềm năng có sẵn tại đây.

Thứ nhất, về tài nguyên du lịch nhân văn

Đạt được kết quả này một phần cũng do Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thu hút được khách du lịch.

Hiện nay đảo Cát Bà có 11 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia: (1) Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Làng cá, Di tích khảo cổ Cái Bèo (2) và Quần đảo Cát Bà được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh (3) và 8 di tích được xếp hạng cấp thành phố là (1)Di tích lịch sử kháng chiến Đình, xã Trân Châu, (2) Di tích Đồn Cổ, xã Xuân Đám, (3) Di tích lịch sử văn hóa xã Phù Long, (4) Di tích lịch sử Đình - Chùa Gia Lộc, (5) Di tích lịch sử - văn hóa Đình Nghĩa Lộ, (6) Di tích lịch sử văn hóa Cụm đình chùa Văn Chấn, xã Văn Phong, (7), Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hòa Hy, thị trấn Cát Hải, (8) Di tích lịch sử văn hóa Đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu...

Bên cạnh các di tích được xếp hạng, trên đảo Cát Bà còn có một số đình chùa tuy chưa được xếp hạng song hàng năm thu hút đông khách du lịch và nhân dân địa phương đến thăm quan, vãn cảnh và hành hương như: Chùa Thiên Ứng, Chùa Linh Ứng xã Trân Châu, Đền Áng Ván, Đền Tùng Rinh thị trấn Cát Bà, Đền Hiền Hào, xã Hiền Hào, Đền Bến, xã Gia Luận, Hệ thống đền, miếu xã Xuân Đám, Pháo đài Thần Công đỉnh cao 177, thị trấn Cát Bà...

Cùng với hệ thống các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, Cát Bà còn có rất nhiều các lễ hội gắn với văn hóa biển. Các làng, xã trên đảo Cát Bà nằm giáp biển nên các hoạt động Lễ hội của cư dân vùng đảo Cát Bà mang đặc trưng văn hóa tâm linh của người dân vùng biển như: chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài Cát Hải. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo. Ngoài các lễ hội xuân đầu năm gắn với các hoạt động tín ngưỡng tâm linh đầu năm tại các đền, chùa còn có một số lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách và nhân dân tham gia là Lễ hội làng cá Cát Bà, Lễ hội cầu ngư của nhân dân thị trấn Cát Hải; lễ hội Xa Mã, xã Hoàng Châu...

Lễ hội Làng cá Cát Bà gắn với sự kiện kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá và Kỷ niệm ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam được tổ chức vào dịp

văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân vùng biển là đua thuyền rồng, đua thuyền thúng, lễ cầu ngư, rước nước, rước kiệu và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác.

Lễ hội cầu ngư thị trấn Cát Hải là lễ hội truyền thống lâu đời của nhân dân thị trấn Cát Hải và các xã lân cận, được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội được tổ chức với các hoạt động như: lễ tế Thủy Thần Long Vương, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa biển bội thu. Vào ngày lễ hội diễn ra, nhân dân trong xã có tục làm bánh trôi nước để thờ cúng thần linh, tổ tiên và mời bạn bè, du khách ở xa đến chơi thưởng thức.

Lễ hội Xa Mã xã Hoàng Châu vào ngày 10 tháng 6 âm lịch là hoạt động lễ hội tâm linh lâu đời của nhân dân xã Hoàng Châu. Lễ hội với hoạt động trò thi kéo ngựa chiến hay còn gọi là xa mã (rước kiệu) diễn ra giữa trai tráng trong làng. Lễ hội là dịp để nhân dân trong xã thờ cúng thần hoàng làng, đồng thời để thanh niên trai tráng trong làng thể hiện sức mạnh trai tráng và tinh thần thượng của võ dân tộc trong đấu tranh làm chủ thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Nhìn chung các Lễ hội ở cư dân vùng đảo Cát Bà tuy không nhiều song là những lễ hội có nhiều dấu ấn đặc sắc và thu hút đông đảo khách du lịch và nhân dân tham gia.

Thứ hai, về nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch

Đảo Cát Bà có dân số năm 2015 là 16.456 người, trong đó có 12.539 người trong độ tuổi lao động. Đây được xem là thời điểm dân số lý tưởng của đảo Cát Bà. Qua số liệu thống kê có thể thấy dân số Cát Bà là dân số trẻ, có số người trong độ tuổi lao động ở tỷ lệ cao. Cát Bà có nguồn nhân lực dồi dào để phục vụ cho hoạt động du lịch. Theo kinh nghiệm tại Nhật Bản dân số trẻ là tài nguyên lao động quý giá, tạo sinh khí, động lực cho du lịch Cát Bà phát triển.

Hiện nay, mỗi năm du lịch Cát Bà thu hút từ 3.000 đến 3.500 lao động trực tiếp. Vào những tháng cao điểm, số lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch khoảng 5.000 lao động, đủ sức tải phục vụ cho khoảng 12.000 lượt khách du lịch/ngày.

3.73% 1.10%

Dưới 15

45.03%

49.97%

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cát Hải, 2015

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi lao động du lịch Cát Bà

Về cơ cấu độ tuổi: Theo kết quả điều tra lao động trong ngành du lịch Cát Bà năm 2015, cho thấy lao động của du lịch Cát Bà là lao động trẻ, có khoảng 45% lao động có tuổi đời từ 15 đến 34 tuổi, có gần 50% lao động có độ tuổi từ 35 đến 55, còn lại là độ tuổi trên 55 và dưới 15.

Thứ ba, về cơ sở vật chất, tài chính

Kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông là những điều kiện không thể thiếu được trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.

Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, điện nước được đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Nhiều dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư và đưa vào sử dụng đã tạo đà thuận lơi phục vụ phát triển du lịch Cát Bà, tiêu biểu như: Dự án đường xuyên đảo Đình vũ - Cát Hải - Cát

đang triển khai các dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và dự án đường ô tô cầu Tân Vũ - Lạch Huyện trên địa bàn huyện Cát Hải. Các dự án đầu tư đem đến cho

Cát Bà một diện mạo mới, ngày càng văn minh, hiện đại, bước đầu tạo nên vóc dáng của một đô thị du lịch hiện đại, một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển để phục vụ phát triển kinh tế.

Bảng 2.1.Thống kê cơ sở vật chất trong phục vụ du lịch giai đoạn 2009 - 2015

Stt Các chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2011 2013 2014 2015 1. Tổng số khách sạn, nhà nghỉ 112 122 148 154 165 1.1 Khách sạn 4 sao 0 0 0 0 01 1.2 Khách sạn 3 sao 0 01 03 03 03 1.3 Khách sạn 2 sao 12 13 13 14 15 1.4 Khách sạn 1 sao 08 09 09 10 13 2. Tổng số phòng nghỉ 1.985 2.234 2.531 2.769 3.060 3. Tổng số giường nghỉ 4.050 4.500 4.942 5.315 5.803 4 Xe ô tô 71 56 60 69 68 5 Tàu du lịch 40 63 57 55 77 6 Tổng số nhà hàng (gồm cả bè nổi) 31 33 40 45 55 7 Tổng số lao động phục vụ du lịch 2.400 2.750 3.000 3.300 3.500

Nguồn Phòng Văn hóa Thông tin thể thao và Du lịch huyện Cát Hải

Số lượng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và phương tiện vận tải du lịch tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ trong những năm gần đây. Năm 2009, đảo Cát Bà có 112 khách sạn, nhà nghỉ với 1.985 phòng nghỉ và 31 nhà hàng. Qua từng năm, số lượng khách sạn và nhà nghỉ, nhà hàng đều được tăng nhanh. Một số khách sạn được đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô diện tích sử dụng, tăng số phòng nghỉ. Tính đến hết năm 2015, du lịch Cát Bà có tổng số 165 khách sạn và nhà nghỉ với tổng số 3.060 phòng nghỉ và 5.803 giường.

Nhìn chung, Khu vực đảo Cát Bà có 55 nhà hàng kinh doanh chuyên biệt. Ngoài ra, tại hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều phục vụ ăn, uống tại khách sạn với các món ăn từ bình dân đến các món đặc sản. Phần lớn các nhà hàng trên địa bàn đảo Cát Bà đã được ngành y tế cấp giấy chứng nhận đủ vệ sinh.

Nhiều nhà hàng, khách sạn đã được gắn biểu tượng Dự trữ Sinh quyển Thế giới, thể hiện đạt chuẩn về dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Qua điều tra phỏng vấn người địa phương, hơn 70% câu trả lời đều cho rằng hiện tại Cát Bà có đủ cơ sở lưu trú và nhà hàng để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách.

Số phương tiện tham gia hoạt động du lịch - dịch vụ trên địa bàn tăng cả về số lượng và chất lượng.

Về đường bộ: Huyện Cát Hải có 119,125 km đường bộ, trong đó có 28,04 km đường tỉnh, 48,38 km đường huyện và 29,5 km đường xã. Hệ thống giao thông đường tỉnh, huyện được rải nhựa, toàn bộ hệ thống đường giao thông xã và liên xã được bê tông hóa. Hệ thống đường giao thông cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh và phục vụ du lịch. Các tuyến đường giao thông chính là:

- Đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng qua các xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Phù Long dài trên 30 km. Đây là tuyến đường du lịch kết hợp dân sinh, là tuyến giao thông chính của huyện Cát Hải.

- Cầu Tân Vũ- Lạch Huyện vừa được thông xe kĩ thuật vào tháng 5/2017 đã tạo thuận lợi cho phát triển du lịch Cát Bà.

- Tuyến đường Cát Bà - Gia Luận - Tuần Châu tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông miền núi cấp, dài 24 km.

- Tuyến đường Vườn Quốc gia Cát Bà - Cái viềng 14km; tuyến đường này nối với tuyến đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng tạo thành tuyến giao thông thứ 2 từ Hải Phòng đi đến trung tâm du lịch Cát Bà.

Về đường thủy:

Do điều kiện đặc thù là đảo nên giao thông đường thủy là giao thông được khá nhiều du khách ưu thích. Giao thông đường thủy đến với Cát Bà bao gồm các tuyến: Bến Bính - thị trấn Cát Bà; Hải Phòng - Cát Hải - Cát Bà đi qua 2 phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng; Gia Luận - Tuần Châu; Liên vận kết hợp chạy liên thông bằng xe ô tô và tàu thủy tuyến Hải Phòng - Cát Bà.

Đội tàu vận tải du lịch đã phát triển theo hướng hiện đại và hoạt động có hiệu quả. Chủ các phương tiện đã tích cực chủ động đóng mới, nâng cấp các phương tiện phục vụ đa dạng nhu cầu du lịch của du khách, nhiều phương tiện đã có buồng cho khách lưu trú qua đêm, tham quan và thưởng thức ẩm thực trên vịnh.

Về đường hàng không: Tại đỉnh cao 177, cách Trung tâm thị trấn Cát Bà 1 km có một sân bay trực thăng bảo đảm đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật để các máy bay trực thăng hoạt động an toàn. Hiện nay, sân bay trực thăng này vẫn đang được sử dụng.

Thứ tư, về cấp điện

Từ năm 2008, dự án đường giây tải điện 35 KV đã hoàn thành và đưa điện lưới quốc gia về Cát Bà, tạo ra đông lực thúc đẩy ngành du lịch Cát Bà phát triển. Hiện nay dự án đường dây tải điện 110kv Chợ Rộc (Quảng Ninh) - Cát Bà đang được gấp rút hoàn thành, sẽ bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn định cho khu vực đảo Cát Bà.

Thứ năm, về cấp nước

Nước sử dụng cho khu vực Cát Bà hiện nay chủ yếu là nước ngầm được khai thác tại đảo Cát Bà và nước tại các suối trên đảo Cát Bà. Tuy nhiên nguồn nước cung cấp hiện nay chưa bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và phục vụ du lịch.

280.000m3; có 03 hồ chứa đang được triển khai xây dựng tại xã Trân Châu, Xã Xuân Đám và xã Phù Long theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 03/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo thiết kế các dự án, sau khi hoàn thành, tổng dung tích các hồ chứa nước ngọt trên đảo Cát Bà là 1.024.850 m3. Toàn bộ những hồ chứa nước này sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh của khu vực đảo Cát Bà.

Thứ sáu, về bưu chính, viễn thông

100% các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà có điểm Bưu điện văn hoá, có nhà văn hóa xã. Hệ thống các mạng điện thoại viễn thông phát triển mạnh mẽ với nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng, nhất là các dịch vụ của mạng điện thoại di động. Hiện nay, mạng di động Vinaphone, Mobile phone và mạng Viettel đã được phủ sóng toàn bộ trên địa bàn đảo Cát Bà. Hệ thống đường truyền cáp quang internet tốc độ cao được kết nối đến Cát Bà, bảo đảm cung cấp đầy đủ các dịch vụ sử dụng internet cho người sử dụng.

Từ năm 2013, tại trung tâm du lịch Cát Bà được lắp đặt WiFi tốc độ cao miễn phí cho người sử dụng.

Về chỉ tiêu máy điện thoại: Từ năm 2009 đến nay, dân cư khu vực đảo Cát Bà đã đạt chỉ tiêu 30 máy điện thoại/ 100 dân.

Thứ bảy, về dịch vụ chăm sóc y tế

Việc cung cấp các dịch vụ y tế ở Cát Bà còn hạn chế. Khu vực đảo Cát Bà có 1 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Cát Bà), nên việc chăm sóc sức khoẻ ở tuyến ban đầu cho người dân chủ yếu thông qua các trạm xá ở thị trấn và các xã.

Thứ tám, về nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

- Nguồn vốn ngân sách: Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 dự án thuộc nguồn vốn ngân sách với tổng số vốn 622,294 tỉ đồng đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng phục vụ du lịch, trong đó gần 50% là đầu tư vào Khu du lịch Cát Bà.

- Nguồn vốn ngoài ngân sách: có 19/34 dự án đầu tư vào thành phố được triển khai ở khu du lịch Cát Bà với số vốn đăng ký đầu tư 52.559,857 tỉ đồng và 173,5

triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, sân golf...

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: có 15 dự án đầu tư vào du lịch từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn 931,54 triệu USD.

Thứ chín, về quảng bá du lịch

Hoạt động quảng bá du lịch Cát Bà đã được quan tâm với nhiều hình thức đa dạng.

- Xây dựng sản phẩm du lịch mới và tạo dựng thương hiệu du lịch

Loại hình du lịch cơ bản của Cát Bà được lựa chọn và tập trung đầu tư và phát triển trong thời gian qua là du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, thể thao; du lịch cộng đồng; du lịch hội nghị, hội thảo và văn hóa, lễ hội.

- Về phương thức quảng bá du lịch

Thực hiện theo phương pháp truyền thống: phát hành tập gấp, áp phích, bài thuyết minh tour du lịch, đĩa hình, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch… bằng nhiều thứ tiếng;

Duy trì và nâng cấp website du lịch, truyên truyền trên các phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)