KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 103 - 105)

- Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng

4 Công ty Cổ phần khu du 220.000đ Tàu tốc hành 50 phút

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quần đảo Cát Bà có diện tích tự nhiên là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển. Quần đảo Cát bà có 388 hòn đảo, lớn nhỏ, trong đó có đảo lớn nhất là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà có những giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi...được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, Quần đảo Cát Bà là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo.

Ngày nay, Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học, tạo lên hình ảnh Quần đảo Cát Bà là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Cát Bà cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến phát triển du lịch bền vững của du lịch Cát Bà. Nhận thức về điều đó, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Cát Bà giai đoạn 2009 – 2015 để xây dựng mục tiêu, phương hướng và đề ra giải pháp phát triển bền vững du lịch Cát Bà trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ thì khả năng tổng hợp, bao quát toàn diện những vấn đề mang tính vĩ mô liên quan đến phát triển du lịch bền vững Cát Bà chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, song với tâm huyết của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp nhất định vào việc phát triển bền vững du lịch Cát Bà.

Qua nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả xin đề nghị:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Trung tâm Môi trường Quần đảo Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải để làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá, tổng hợp thông tin và tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên thiên và môi trường Quần đảo Cát Bà; đồng thời làm nhiệm vụ là đầu mối thống nhất tiếp nhận các dự án từ các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường và tổ giáo dục môi trường cho các trường học trong và ngoài huyện Cát Hải đến học tập, tìm hiểu về môi trường.

- Thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Phính phủ.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Cát Hải kiên quyết không giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưỡng trên các đảo, bãi cát nằm trong các vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Không đồng ý cho triển khai các dự án du lịch thuộc diện tích Vườn Quốc gia Cát Bà trên các đảo thuộc các Vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Có kế hoạch di dời các cơ sở kinh doanh lưu trú ra khỏi khu vực vịnh Bến Bèo, Vịnh Lan Hạ. Bởi việc đầu tư xây dựng các dự án nghỉ dưỡng trên các đảo nằm trong các vịnh Lan Hạ làm phá vỡ cảnh quan môi trường vịnh Lan Hạ, ảnh hưởng đến môi trường do các cơ sở lưu trú trên xả xuống biển; các cơ sở này không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, y tế cho du khách. Mặt khác, các cơ quan chức năng khó kiểm soát hoạt động của các tổ chức và cá nhân do địa bàn cách trở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự và đe dọa trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)