Khách quốc tế L/k 593.000 546.000 564.000 568.000 568

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 63 - 86)

- Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng

1.1 Khách quốc tế L/k 593.000 546.000 564.000 568.000 568

1.2 Khách nội địa L/k 3.410.000 3.529.000 3.664.000 3.932.000 4.353.000

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng - Du lịch Cát Bà ngày càng khẳng định vị thế là ngành kinh tế trung tâm của huyện Cát Hải.

Quần đảo Cát Bà với những giá trị đặc biệt toàn cầu về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học …được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là một trong những trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của đất nước và hướng đến quốc tế.

Từ năm 2009, mỗi năm du lịch Cát Bà đón trên một triệu khách du lịch, trong đó có trung bình 26% là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch - dịch vụ bình quân đạt 484,9 tỷ đồng. Ngành du lịch - dịch vụ đóng góp bình quân 66,6% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của huyện Cát Hải. Tỷ trọng nhóm ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát Hải ngày càng tăng cao từ 63,4% năm 2009 đến năm 2015 tăng lên 68,4%.

Du lịch đã đã đóng góp lớn cho thu ngân sách của huyện Cát Hải. Số thu ngân sách từ du lịch năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm, thu ngân sách từ du lịch đạt trên 27.122 triệu đồng, trong đó có trên 17.199 triệu đồng thu thuế ngoài quốc doanh. Năm 2015, số thu ngân sách từ du lịch đạt 41.243 triệu đồng, bằng 50% kế hoạch thu ngân sách của huyện Cát Hải trong năm 2015.

chi cho đầu tư các dự án phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, kỹ thuật và chi cho sự nghiệp văn hóa, xã hội của huyện Cát Hải.

Bảng 2.5. Thống kế số thu ngân sách từ du lịch giai đoạn 2009 – 2015

Triệu đồng

Số

Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm

TT 2009 2011 2013 2014 2015

1 Thu thuế ngoài quốc doanh 8.636 10.854 18.883 19.359 28.2672 Thu thuế từ du lịch 3.454 4.342 6.609 6.776 7.076 2 Thu thuế từ du lịch 3.454 4.342 6.609 6.776 7.076

3 Thu phí tham quan 983 2.635 3.795 3.887

4 Tổng cộng 14.099 18.189 30.138 31.942 41.243

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cát Hải

Du lịch phát triển đã thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản được sản xuất và tiêu thụ thuận lợi hơn.

Các dự án đầu tư về hạ tầng du lịch đã góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan của huyện, đồng thời vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa phục vụ dân sinh của nhân dân trên địa bàn thị trấn Cát Bà. Du lịch đã tạo ra số thu cho ngân sách, lợi nhuận cho các doanh nghiệp và thu nhập của nhân dân địa phương. Du lịch đã góp phần từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn đảo Cát Bà.

2.3.1.2. Đã quan tâm tới mục tiêu bảo vệ môi trường và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Du lịch là ngành kinh tế trung tâm của đảo Cát Bà nói riêng và huyện Cát Hải nói chung. Phát triển du lịch Cát Bà bền vững vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn trên đảo Cát Bà. Đây là một điểm mạnh trong chính sách phát triển du lịch tại địa bàn. Trên thực tế, xây dựng chính sách phát triển du lịch nhưng gắn với bảo vệ môi trường và tôn tạo di tích

Với tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua việc phát triển du lịch ở đảo Cát Bà được gắn chặt với các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa. Nhận thức của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư về những giá trị của Quần đảo Cát Bà và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà trong cộng đồng ngày càng được nâng lên. Bảo vệ môi trường được xem là tiêu chí hàng đầu trong việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn; mọi dự án đầu tư, kinh doanh vào địa bàn đảo Cát Bà đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính quyền huyện Cát Hải có chủ trương không chấp nhận các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn thị trấn Cát Bà. Công tác bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản được triển khai hiệu quả với nhưng việc làm cụ thể như: thực hiện tiếp giảm 50% số ô lồng nuôi trồng hải sản trên vịnh Lan Hạ vì gây ô nhiễm môi trường; trồng bổ sung rừng; phá bỏ bờ đê bao đầm, hồ nuôi trồng thủy sản khu vực rừng ngập mặn xã Phù Long để hoàn trả, phục hồi môi trường tự nhiên; Tổ chức các cuộc thi cấp huyện về tìm hiểu về giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà; Tổ chức ngày toàn dân chung tay vì quần đảo Cát Bà xanh, sạch, đẹp; triển khai các dự án bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hoạt động bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục bảo vệ và đưa vào khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa phục vụ khách tham quan, du lịch như: Di chỉ khảo cổ Bến Bèo, Pháo đài Thần Công, Hang Quân Y…Hoàn thiện các thủ tục hồ sơ và đề nghị nhà nước và thành phố Hải Phòng xếp hạng nhiều di tích lịch sử có giá trị như: Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Làng cá, Di tích khảo cổ Cái Bèo, Di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà... Đặc biệt hiện nay hồ sơ đề cử công nhận Cát Bà là di sản thiên thiên thế giới đã được hoàn thiện và đang được Chính phủ xem xét để gửi đến UNESCO vào thời điểm thích hợp.

Bà đã gắn chặt với phát triển văn hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Du lịch Cát Bà phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Mỗi năm ngành du lịch thu hút trên 3.500 lao động làm việc, vào những tháng cao điểm có đến 5.000 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch Cát Bà. Bên cạnh đó, du lịch cũng có tác động thúc đẩy các ngành, nghề kinh tế khác phát triển qua đó cũng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Du lịch phát triển là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu các nền văn hóa của các dân tộc trong nước và văn hóa các nước trên thế giới thông qua những người khách du lịch. Du lịch phát triển cũng là điều kiện để cộng đồng địa phương được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học tiên tiến và các giá trị văn hóa tiến bộ của các nước, các dân tộc trên thế giới thông qua khách du lịch đến Cát Bà.

Mặt khác do yêu cầu của phát triển du lịch và nhiều công trình dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nhằm phục vụ du lịch, đồng thời phục vụ dân sinh. Các dịch vụ văn hóa, văn nghệ, y tế, giáo dục cũng có điều kiện để cải thiện và nâng cao. Phát triển du lịch Cát Bà là điều kiện để tổ chức và nâng tầm quy mô của các lễ hội gắn với việc tổ chức các sự kiện du lịch. Ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Lễ hội Làng Cá thường được tổ chức gắn với sự kiện khai trương du lịch vào dịp ngày 31/3 đến ngày 01/4 hàng năm.

2.3.1.4. Phát triển du lịch còn hướng tới góp phần tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế đã được đề ra trong mục tiêu của chính sách

Phát triển du lịch đã góp phần tăng cường sự hợp tác và hội nhập quốc tế. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia, vùng lãnh thổ trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế về những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ các giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà với những giá trị tàu nguyên thiên nhiên đặc hữu mang tính toàn cầu đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí

trong nước và quốc tế đã góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế của huyện đảo Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Trên bình diện Quốc tế, Quần đảo Cát Bà được xem như biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Mặt khác, phát triển du lịch là điều kiện quan trọng để thu hút sự quan tâm và thiện cảm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Quần đảo Cát Bà.

Bên cạnh đó du lịch là phương thức hiệu quả nhất trong việc phát triển các hoạt động đối ngoại nhân dân. Thông qua du lịch, nhân dân bản địa có sự tiếp xúc, đối thoại, giao lưu với du khách quốc tế, qua đó tăng cường sự hiểu biết, tình cảm hữu nghị lẫn nhau giữa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Sự hiếu khách, thân thiện của cư dân Cát Bà và đội ngũ nhân viên hoạt động ở du lịch Cát Bà góp phần tạo nên những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp của mỗi người khách quốc tế đối với Thành phố Hải Phòng và đất nước.

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp điều tra về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ du lịch Cát Bà (%)

Dịch vụ Rất hài Hài lòng Không hài Rất không Ý kiến

lòng lòng hài lòng khác

Toàn chuyên đi 40 56,66 2 1 0,33

Phong cảnh 58,66 38,33 2 0,66 0,33

Môi trường 51,33 40,66 6,66 1 0,33

Quà lưu niệm 11,66 57 25,33 3 3

Giao thông 22,66 64 10,33 2,33 0,667

Dich vụ giải trí, thể thao 32,33 54 9 2,33 2,33

Món ăn 31 57,33 9,33 2,33 0

Phong ngủ 33 60,66 4,66 0,66 1

Chất lượng của nhân viên 35,66 55,33 6,66 2,33 0

*Nguồn: Tác giả

Với 200 phiếu khảo sát với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, khách du lịch và người dân địa phương về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ du lịch Cát Bà, số lượng người hài lòng chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng từ 38 đến trên 60%). Điều này cho thấy chính sách phát triển du lịch bền vững Cát Bà đã có những tác động tích cực tới bức tranh du lịch nơi đây.

2.3.2. Điểm yếu

2.3.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch gắn với phát triển bền vững đã được xây dựng nhưng chưa được hiện thực hóa trong thực tế

Một là, về Quy hoạch phát triển du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải được xây dựng và phê duyệt vào năm 2004. Qua 10 năm thực hiện, do sự tác động của nhiều nguyên nhân nên đến nay một số nội dung quy hoạch không còn phù hợp, đòi hỏi cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch làm căn cứ để hoạch định chiến lược, giải pháp và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải cũng sự phát triển du lịch Cát Bà.

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà bền vững là căn cứ để xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể và giải pháp phát triển du lịch Cát Bà; đồng thời là điều kiện kiên quyết để phát triển du lịch Cát Bà bền vững trong tương lai. Ngày 05 tháng 12 năm 2014, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định 2732/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” với mục tiêu phát triển du lịch tại Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

Du lịch là ngành kinh tế liên quan đến tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó để phát triển du lịch ngoài việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch du lịch cần xây dựng quy hoạch ngành liên quan để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững của du lịch. Đối với Cát Bà, đó là các quy hoạch về nuôi trồng hải sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch kiến trúc không

Hai là, về chất lượng nguồn nhân lực

2%

9%5% 5% 8%

Chưa qua đào tạo

Đã qua ĐT nhưng không có chứng chỉ

Sơ cấp nghề

76%

Trung cấp

Đại học, cao đẳng

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cát Hải, 2015

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động du lịch Cát Bà

Mặc dù số lượng nhân lực làm việc trong ngành du lịch ở Cát Bà chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên chất lượng của lao động hoạt động trong ngành nhìn chung còn hạn chế; số lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp. Có 76% lao động chưa qua đào tạo, 8% lao động đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ, 5% trình độ là sơ cấp, 9% trình độ là trung cấp, còn lại là trình độ đại học, cao đẳng. Chất lượng lao động thấp, là nguyên nhân dẫn đến chất lượng dịch vụ lao động Cát Bà còn hạn chế.

Ba là, về cơ sở vật chất, tài chính

Mặc dù số lượng khách sạn về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhưng chất lượng các khách sạn ở du lịch Cát Bà còn thấp, số lượng khách sạn đạt chuẩn chưa nhiều; có 32 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 4 sao. Hầu hết các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú tại Cát Bà do tư nhân quản lý đều có giấy phép kinh doanh, chấp hành tốt chính sách thuế đối với nhà nước. Các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn nhiều về số lượng nhưng chủ yếu vẫn là cơ sở có quy mô nhỏ, phần lớn chỉ từ 10 đến 30 phòng. Các cơ sở lưu trú đạt chất tiêu chuẩn từ một sao trở lên ít về số lượng. Bên cạnh đó, còn một số những cơ sở xây dựng từ nhiều năm trước nên đang bị xuống cấp, kinh doanh kém hiệu quả, chất lượng phục vụ kém.

Ngoài hệ thống khách sạn và nhà hàng ăn uống, các cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí ở Cát Bà hầu như rất nghèo làn, chất lượng không cao. Khách du lịch đến Cát Bà chủ yếu để tham quan và ngắm cảnh, hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch ở Cát Bà vào ban đêm còn rất hạn chế. Hiện nay, vào buổi tối khách du lịch chủ yếu tham gia các hoạt động: mua quà lưu niệm, đi dạo bằng xe đạp quanh khu du lịch, hát karaoke, nghe nhạc ở các quán bar, vũ trường hoặc trải nghiệm các dịch vụ mát xa, tẩm quất… Khu vực trung tâm du lịch Cát Bà hiện có 17 cơ sở kinh doanh karaoke, 06 quán bar (trong đó có 02 vũ trường nhỏ) và 06 cơ sở kinh doanh dịch vụ mát xa.

Về vận chuyển, mặc dù đa dạng các loại hình đường bộ, đường thủy, tuy nhiên, vào những ngày cao điểm mùa hè thì số lượng phương tiện tàu, xe trên đảo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách, đặc biệt là qua hai tuyến phà Đình Vũ - Ninh Tiếp, Bến Gót - Cái Viềng còn mất quá nhiều thời gian gây tâm lý khó chịu cho du khách. Các hãng tàu, xe chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất nhau về thời gian chạy, thường hay tập trung vào một thời điểm nên xảy ra tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch cát bà, thành phố hải phòng (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)