Nguồn nhân lực của Ban Pháp chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị PHÁP lý của BAN PHÁP CHẾ hội ĐỒNG NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 33 - 36)

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân

1.2.3. Nguồn nhân lực của Ban Pháp chế

Muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và Ban Pháp chế của HĐND cấp huyện nói riêng đòi hỏi phải có một bộ máy đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ. Bất kỳ cơ quan nào nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Năng lực, phẩm cách của đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình hoạt động diễn ra đạt kết quả tốt. đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế, xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực, giáo dục về phẩm chất của tất cả các thành viên của Ban Pháp chế vì đây cũng là một nhân tố quyết định đến hiệu quả của bộ máy hành chính.

HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, Ban Pháp chế là cơ quan chuyên trách của HĐND, để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND và Ban Pháp chế phải có một bộ máy làm việc đủ mạnh và năng động, phải đảm bảo số lượng thành viên của Ban theo quy định của pháp luật để tránh tình trạng công việc bị ùn tắc, hoạt động mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, đồng thời phải đặc biệt quan tâm đến bộ phận giúp việc cho Thường trực và các Ban, có như vậy mới đảm đương được công việct của HĐND và các Ban HĐND cấp huyện.

Bên cạnh đó, yếu tố nguồn lực con người có tính quyết định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Cán bộ là gốc, mọi việc tốt hay xấu đều do cán bộ mà ra. Hiệu quả hoạt độngt\ của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện phụ thuộc trước hết vào phẩm chất, năng lực, trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND là thành viên của Ban. Đại biểu HĐND do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền Nhà nước với nhân dân, vì thế họ vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Từ đó sẽ góp phần nâng cao địa vị pháp lý của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cũng như góp phần nâng cao hiệu

Với vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, đòi hỏi người đại biểu Nhân dân phải là những người có phẩm chất, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao.

Theo quy định của pháp luật, đại biểu HĐND phải là người trung thành với Tổ quốc, người tiêu biểu trong nhân dân, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, được Nhân dân tín nhiệm. Như vậy ngoài phẩm chất đạo đức tốt đại biểu HĐND phải có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND; tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo, sự am hiểu chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện ở kết quả làm nhiệm vụ. Còn trách nhiệm đại biểu thể hiện ở việc tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND; tích cực thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND.

Đối với đại biểu HĐND, pháp luật hiện hành đã giao một quyền năng pháp lý gắn với tư cách người đại biểu để thực hiện hoạt động giám sát đó là quyền chất vấn. Đây là hình thức giám sát khá chặt chẽ của đại biểu HĐND Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục Trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cùng cấp. Thể hiện được tinh thần làm chủ, đấu tranh cao của người đại biểu Nhân dân nhằm

các Nghị quyết của HĐND. Một đại biểu có năng lực, trình độ, trách nhiệm sẽ lựa chọn được những vấn đề, nội dung cần chất vấn. Đặc biệt là lựa chọn được những vấn đề có tính bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đề nghị giải trình, làm rõ biện pháp xử lý mà không nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị PHÁP lý của BAN PHÁP CHẾ hội ĐỒNG NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)