Giải pháp cụ thể với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị PHÁP lý của BAN PHÁP CHẾ hội ĐỒNG NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 75 - 94)

3.2. Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp

3.2.1. Giải pháp cụ thể với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn, tỉnh

Để có những bước đi, hành động đúng đắn, trước hết cần có một nhận thức đầy đủ, sâu sắc. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức mà trước hết là Hội đồng nhân dân cùng cấp phải nhận thức rõ vai trò, vị trí của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp huyện. Đồng thời, bản thân các đại biểu HĐND phải nhìn nhận rõ sự cần thiết phải củng cố, tăng cường địa vị pháp lý của từng bộ phận trong tổ chức HĐND cấp huyện trong đó có Ban Pháp chế HĐND.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về Hội đồng nhân dân nói chung và địa vị pháp lý Ban Pháp chế HĐND là cần thiết. Hiện nay chúng ta đã ban hành Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND. Đây là những công cụ pháp lý quan trọng để ghi nhận, điều chỉnh địa vị pháp lý của HĐND trong đó có Ban Pháp chế. Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí, vai trò của Ban Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của HĐND cần có những chế tài mạnh mẽ đảm bảo những kiến nghị của Ban Pháp chế được thực thi trên thực tế. Có như thế mới phát huy đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Pháp chế cũng như của HĐND.

3.2.1. Giải pháp cụ thể với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình Đồn, tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thị xã Ba Đồn

Có thể nói rằng, một trong những khó khăn lớn nhất đối với nền công vụ Việt Nam chúng ta đó chính là đánh giá hiệu quả hoạt động. Chúng ta khó

được chính xác thế nào là hiệu quả cũng như chưa thiết lập được hệ thống các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của nền công vụ. Theo đó hiệu quả của nền công vụ được đánh giá bởi những tiêu chí như "thành tựu'', hay ''thực hiện đầy đủ'' hoặc ''về cơ bản đạt mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch''…

Tại Mỹ, Vấn đề đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước được thể chế hóa và áp dụng rộng rãi trong hệ thống cơ quan nhà nước. Năm 1993, "Luật hiệu quả và kết quả Chính phủ" được ban hành, theo đó các cơ quan của Chính phủ liên bang có trách nhiệm xây dựng quy hoạch chiến lược năm về sứ mệnh và mục tiêu dài hạn của mình, xây dựng kế hoạch hàng năm về quản lý thực hiện mục tiêu chiến lược, định kỳ đánh giá hiệu quả công tác của cơ quan mình, báo cáo trước Quốc hội và công chúng.

Theo những đạo luật trên, các chỉ số hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước sử dụng chủ yếu các chỉ số về năng suất lao động đã được đưa vào danh mục nội dung thống kê hàng năm.

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy rằng việc đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác của Ban Pháp chế HĐND thị xã cần có những tiêu chí nhất định. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác của Ban Pháp chế là những dấu hiệu, tiêu chuẩn nhất định làm cơ sở cho việc đánh giá. Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định hiệu quả của công tác pháp chế ở một phương diện nhất định. Để đánh giá đúng, đầy đủ hiệu quả, chất lượng của công tác của Ban Pháp chế cần phải có đủ các tiêu chí cần thiết liên quan đến công tác pháp chế. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của công tác của Ban Pháp chế vừa phải thể hiện trong bản thân công tác pháp chế vừa phải thể hiện trong môi trường tác động của nó, tức trong nhận thức, ý thức, hành động của các chủ thể thực hiện các hoạt động pháp chế, các đối tượng chịu sự tác động của các hoạt động pháp chế, các điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật và

thực thi pháp luật…Do vậy, việc đánh giá hiệu quả công tác pháp chế cần phải được thực hiện thông qua các tiêu chí cụ thể, có thể định lượng được.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng tham mưu soạn thảo các văn bản quy phạm

Xác định tầm quan trọng của công xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong những năm qua, Ban Pháp chế HĐND thị xã Ba Đồn thường xuyên tham mưu cho Thường trực HĐND thị xã trong công tác xây dựng, tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn và đã đưa công tác này đi vào nề nếp, có hệ thống, toàn diện, có chiều sâu.

Ở địa phương cấp huyện nói chung và thị xã Ba Đồn nói riêng, Ban Pháp chế là cơ quan tham mưu cho HĐND thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cùng cấp, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và HĐND cấp xã theo quy định của pháp luật.

Để nâng cao chất lượng tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi tăng cường năng lực; tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Pháp chế trong việc khảo sát, học tập kinh nghiệm; bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí cho hoạt động xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật .Coi trọng việc lấy ý kiến của nhân dân, của đối tượng chịu sự tác động khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Phát huy dân chủ, xây dựng và thực hiện cơ chế phù hợp nhằm thu hút rộng rãi các chuyên gia, người có kinh nghiệm, mọi tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng văn bản.

Mặt khác, cần thực hiện nghiêm túc quy trình soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản QPPL. Dự báo tác động kinh tế - xã hội; dự kiến

nguồn lực bảo đảm cho việc tổ chức thi hành sau khi văn bản; bám sát chương trình, kế hoạch hàng năm của HĐND huyện để chủ động tham mưu đảm bảo tiến độ quy định. Quá trình thực hiện cần chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan ngay từ quá trình dự thảo; tăng cường phối hợp với UBMTTQ Việt Nam; phát huy vai trò phản biện xã hội.

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra của Ban Pháp chế

Từ thực tiễn hoạt động thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp HĐND thị xã, Ban Pháp chế đề xuất một số giải pháp sau:

- Để việc thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết đảm bảo chất lượng, mang tính phản biện cao, các cơ quan có trách nhiệm liên quan cần đảm bảo thực hiện nghiêm quy trình thủ tục soạn thảo, ban hành nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật; các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết phải được gửi tới Thường trực HĐND và các Ban HĐND thị xã đúng thời gian, có sự thẩm định của Phòng Tư pháp đối với các văn bản có yêu cầu phải thẩm định. Trên cơ sở đó mới từng bước đổi mới nâng cao chất lượng, đảm bảo việc ban hành nghị quyết đúng luật và hiệu quả.

- Cần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, tăng cường khảo sát, giám sát để nắm thông tin phục vụ công tác thẩm tra. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thẩm tra những năm gần đây là do các thành viên Ban thiếu thông tin liên quan đến nội dung thẩm tra, nên rất khó phản biện. Điều này dẫn đến tình trạng báo cáo thẩm tra chỉ có thể đưa ra những đánh giá chung chung, thiếu lập luận sắc sảo và thiếu tính phản biện.

- Các ban HĐND cần được cung cấp thông tin đẩy đủ; lãnh đạo Ban cần được mời tham dự các hội nghị liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ban để kịp thời nắm bắt thông tin, thống nhất quan điểm chỉ đạo, góp phần

định hướng trong các hoạt động thẩm tra của Ban về các nội dung có liên quan.

- Các cuộc họp do UBND thị xã tổ chức để đóng góp và thông qua các dự thảo báo cáo, đề án…thì lãnh đạo chuyên trách các Ban theo lĩnh vực có liên quan cần được tham dự trực tiếp để nắm bắt thông tin, khai thác và tổng hợp văn bản, tài liệu có liên quan. Như vậy, sẽ tham mưu, giúp cho các thành viên các Ban có thêm cơ sở để tham gia xây dựng báo cáo thẩm tra đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- Ban cần chủ động ngay từ khi được UBND thị xã mời tham dự họp thống nhất các nội dung trình tại kỳ họp, qua đó để tiếp cận được thông tin sớm, chủ động thời gian xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác định các vấn đề trọng tâm cần thẩm tra.

- Tiếp tục thu thập các thông tin cần thiết sau khi nhận được báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết cần thẩm tra. Sau khi nhận được báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết, Ban cần tiếp tục thu thập thêm các thông tin cần thiết như: yêu cầu cơ quan soạn thảo phải cung cấp những tài liệu, báo cáo về các nội dung cần làm rõ; tổ chức các đoàn khảo sát để nắm tình hình tại địa phương, đơn vị về những nội dung liên quan đến báo cáo, đề án và dự thảo nghị quyết…trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia, và những người có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đang tiến hành thẩm tra.

- Nội dung báo cáo thẩm tra của Ban phải thể hiện rõ được ý kiến của Ban về các vấn đề như cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, những tác động, hiệu quả đến nền kinh tế; sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tính khả thi, dư luận xã hội… những vấn đề mà Ban nhất trí, không nhất trí hay còn nhiều ý kiến khác nhau; kết luận của việc thẩm tra phải cụ thể, rõ ràng về

những vấn đề trọng tâm, có đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết để nghị quyết khi ban hành đạt chất lượng cao. Đối với các đề án, dự thảo Nghị quyết mà nội dung chuẩn bị chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phù hợp với tình hình của địa phương thì Ban phải có ý kiến phản biện kiên quyết, kiến nghị với HĐND không thông qua để đảm bảo chất lượng và tính khả thi.

- Nhân tố chủ quan quyết định chất lượng công tác thẩm tra chính là các thành viên của Ban. Năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của các thành viên là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban. Thực tế hiện nay, Ban Pháp chế chỉ có 01 thành viên chuyên trách, các thành viên còn lại đều là thủ trưởng các ngành và các địa phương trong thị xã. Cơ cấu thành viên như vậy bên cạnh mặt tích cực là các thành viên có thể nắm tình hình ở tầm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực nhưng cũng có mặt hạn chế là thời gian dành cho hoạt động của Ban còn ít, phân tán. Lựa chọn các thành viên là những đại biểu có trình độ chuyên môn sâu ở các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của Ban, có kinh nghiệm thực tiễn, có trách nhiệm và điều kiện hoạt động để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Ban; hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thẩm tra của Ban, đặc biệt là đối với các thành viên hoạt động kiêm nhiệm.

- Có cơ chế, chính sách thu hút những người có phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử về công tác tại Văn phòng HĐND và UBND để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động HĐND; nhận thức đẩy đủ về vai trò, vị trí của HĐND; đổi mới phương thức lãnh đạo đối với HĐND, tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho HĐND và các Ban của HĐND hoạt động.

3.2.2.4. Nâng cao chất lương hoạt động giám sát

Để khắc phục bất cập trong hoạt động giám sát, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, cũng như từ đó góp phần nâng cao địa vị pháp lý của Ban pháp chế; yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND thị xã là nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giám sát để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trên địa bàn. Căn cứ các quy định pháp luật và kinh nghiệm triển khai giám sát tại địa phương trong thời gian qua, Ban Pháp chế HĐND thị xã Ba Đồn đề xuất một số giải pháp như sau:

- Lựa chọn vấn đề ưu tiên trong giám sát

Hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND thị xã có phạm vi rất rộng, đối tượng đa dạng, trong khi lực lượng nhân sự phục vụ giám sát còn khá hạn chế, các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm còn nhiều. Do đó để tránh giàn trải, Ban Pháp chế HĐND thị xã luôn chú trọng lựa chọn nội dung, phạm vi giám sát một cách phù hợp, ưu tiên những vấn đề quan trọng, nổi cộm được nhiều đại biểu, cử tri và Nhân dân quan tâm, đồng thời xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của vấn đề nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả giám sát.

Trên tinh thần đó, trong thời gian qua Ban Pháp chế HĐND thị xã đã tiến hành nhiều cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, nổi cộm, bức xúc trong dư luận xã hội, được cử tri và Nhân dân quan tâm như: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội và an toàn giao thông; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tạm giam, tạm giử; giám sát hoạt động xét xử; giám sát việc

kiểm sát của các cơ quan tư pháp trên địa bàn…phối hợp với Thường trực HĐND thị xã giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND thị xã và việc thực hiện các kết luận của Chủ tọa kỳ họp HĐND; công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường; việc thu gom và xử lý rác thải; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân; … và một số chuyên đề khác.

- Xây dựng kế hoạch giám sát

Để tiến hành giám sát đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đặt ra, Ban Pháp chế đã chủ động trong việc thực hiện các nội dung của cuộc giám sát, đã xây dựng kế hoạch giám sát và lịch làm việc cụ thể, trong đó xác định rõ mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần và cách thức làm việc. Trên cơ sở đó, đối tượng chịu sự giám sát chủ động sắp xếp công việc, chuẩn bị nội dung, bố trí địa điểm, cử người tham gia đủ, đúng thành phần. Bên cạnh đó, Ban Pháp chế HĐND thị xã đã bố trí thời gian để họp Đoàn giám sát, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; yêu cầu cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát xây dựng báo cáo và gửi về Ban theo đảm bảo thời gian quy định.

- Xây dựng đề cương báo cáo

Để cuộc giám sát có chất lượng, hiệu quả, đúng mục đích, yêu cầu đề ra, việc xây dựng đề cương báo cáo là rất cần thiết; trước mỗi cuộc giám sát, Ban Pháp chế đã xây dựng đề cương báo cáo chi tiết, có biểu mẫu kèm theo để các cơ quan, đơn vị báo cáo. Trong đề cương, Ban Pháp chế yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát cung cấp các tài liệu, văn bản có liên quan để nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị PHÁP lý của BAN PHÁP CHẾ hội ĐỒNG NHÂN dân cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 75 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)