IV. Mô hình quản lý chất lượng
2. Quản lý chất lượng theo ISO
ISO là tổ chức phi chính phủ quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ra đời và hoạt động từ ngày 23/2/1947, trụ sở đặt tại Geneve (Thụy Sĩ).
Nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và hoạt động liên quan tạo thuận lợi trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và hợp tác phát triển các lĩnh vực trí tuệ, khoa học kỹ thuật, mọi hoạt động kinh tế khác.
Do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài, hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 9000, ISO 14000 trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm và chiếm một tỷ lệ khá cao so với các ngành hàng, sản phẩm khác.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO - International Organisation for Standardisation ban hành nhằm đưa ra các yêu cầu quản lý chất lượng, môi trường để có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Mô hình ISO 9000 và ISO 14000 là tập hợp một cách hệ thống những kinh nghiệm quản lý chất lượng, môi trường tốt nhất đã được trải nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Phiên bản đầu tiên của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ra đời năm 1987, phiên bản thứ hai được ban hành năm 1994 và phiên bản thứ ba đã có hiệu lực từ tháng 12 - 2000. Theo ước tính, cho đến nay, trên thế giới có khoảng trên 300.000 doanh nghiệp đã áp dụng và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000. Tại Việt Nam, việc áp dụng và chứng nhận ISO 9000 bắt đầu vào năm 1996 và đến nay có khoảng 2500 doanh nghiệp được chứng nhận, rất nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng và áp dụng.
Phiên bản đầu tiên của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời năm 1996, phiên bản này sẽ hết hiệu lực trên phạm vi toàn cầu vào tháng 5 - 2006 trong khi phiên bản thứ hai
bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 - 2004. Do ra đời muộn hơn, áp lực về môi trường ở hầu hết các nước đang phát triển chưa cao như vấn đề chất lượng, do nhận thức không đầy đủ về lợi ích và yêu cầu của tiêu chuẩn nên số tổ chức áp dụng và được chứng nhận theo ISO 14000 ở hầu hết các nước trên thế giới đều thấp hơn rất nhiều so với ISO 9000. Chẳng hạn, theo thống kê không chính thức, số đơn vị đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 ở các nước trong khu vực.
Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 5 đến 15% so với số đơn vị đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000. Tại Việt Nam, doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14000 là vào đầu năm 1999 và đến nay, theo ước tính, số doanh nghiệp được chứng nhận trong cả nước chưa vượt quá con số 100.
Ứng dụng
Tại Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài, hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 9000, ISO 14000 trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm và chiếm một tỷ lệ khá cao so với các ngành hàng, sản phẩm khác. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng còn là những đơn vị rất chú trọng đến chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN, nước ngoài ASTM, JIS, BS, GOST... và ISO.
Với ISO 14000, các đơn vị được chứng nhận trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các công ty Xi măng, chiếm khoảng 21% trong tổng số các doanh nghiệp được QUACERT chứng nhận cho tiêu chuẩn này.
Với ISO 9000, số doanh nghiệp được chứng nhận trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chiếm khoảng 23% trong tổng số gần 1000 doanh nghiệp đã được QUACERT chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn này, tập trung chủ yếu vào các công ty sản xuất xi măng, thép, gạch ngói, bê tông,...
Trong số những doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng được chứng nhận, không ít doanh nghiệp đã áp dụng tích hợp và được chứng nhận nhiều hệ thống quản lý đồng thời với chứng nhận các sản phẩm mang nhãn hiệu thương mại khác nhau. Chẳng hạn, Công ty TNHH LUSK Xi măng Thừa Thiên Huế đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và 7 tiêu chuẩn sản phẩm TCVN và ASTM. Khá nhiều công ty khác như Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi
măng CHINFON Hải Phòng, Công ty Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ, Công ty Xi măng Hoàng Mai, Công ty Xi măng Sài Sơn,... đã được chứng nhận cho cả ISO 9000, ISO 14000 và sản phẩm.