Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đại học điều dưỡng qua hoạt động thực tập lâm sàng được biểu hiện qua ba mặt là nhận thức, thái độ và hành vi. Tuy nhiên để tiến hành nghiên cứu về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên một cách bao quát, cụ thể và rõ nét nhất chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu trên sinh viên mà chúng ta cần tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là nhà tuyển dụng, sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm. Tuy nhiên do thời gian và kinh phí đề tài nên chúng tôi chưa thể tiến hành nghiên cứu trên tất cả các đối tượng đó. Nếu chúng tôi nghiên cứu được trên cả ba đối tượng đó thì đánh giá về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sẽ toàn diện hơn, cụ thể, sinh động hơn.
Một hạn chế nữa của đề tài đó là đề tài chúng tôi thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhưng chúng tôi chưa xây dựng được chân dung một số trường hợp điển hình.
KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về khả năng thích ứng nghề nghiệp của các em qua hoạt động thực tập lâm sàng chúng tôi thấy hầu hết các em có khả năng thích ứng nghề nghiệp tốt thể hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi. Các em đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công việc thực tập lâm sàng – đó là khâu quan trọng giúp các em có thể thích ứng được với công việc của mình trong tương lai. Từ việc nhận thức tốt nên thái độ, cảm xúc của các em cũng rất tốt khi đi thực tập lâm sàng. Đa phần các em đều mang tâm trạng cảm xúc vui vẻ, thoải mái tích cực khi đi thực tập lâm sàng. Và những điều đó được thể hiện rõ nhất ở hành vi của các em, đó là các em rất chủ động tích cực tham gia công việc khi đi thực tập lâm sàng.
KHUYẾN NGHỊ
Để hoạt động thực tập lâm sàng của các em sinh viên hiệu quả hơn và giúp cho sự thích ứng nghề nghiệp của các em sau này chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
Nhà trường cần tổ chức các buổi tổng kết sau mỗi đợt thực tập để đúc kết những mặt được và chưa được, để nâng cao hiệu quả cho những lần thực tập sau.
Tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm của khóa trước cho khóa sau để các bạn sinh viên có thể học hỏi lẫn nhau.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và bệnh viện để tạo ra môi trường thực tập an toàn, hiệu quả cho các em sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Tú Anh (2002), Bài giảng môn Lịch sử tâm lý học, trường
ĐHSP Huế.
2. Đặng Danh Ánh, “Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp
trong trường phổ thông”, Giáo dục, (38 và 42), 2002.
3. Đặng Danh Ánh (2005), “Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học”, Hội thảo về Tư vấn nghề của ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bích (1982), “Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm”, Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục.
6. Trần Thị Cẩm, Sổ tay chẩn đoán tâm đoán, Trung tâm N – T, Nxb Hà
Nội.
7. Bùi Ngọc Dung (1981), “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý - Giáo dục”, Luận văn Thạc sỹ, trường ĐHSP Hà Nội. 8. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH.
9. Trần Thị Minh Đức (2004), “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học”, Đề tài NCKH đặc biệt cấp ĐHQG Hà Nội.
10. Nghiêm Thị Đương (2006), “Nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của sinh viên CĐSP nhà trẻ mẫu giáo”, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Hà Nội. 11. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học L.X.Vưgôtxki, Nxb Giáo dục.
12. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn Tâm lý học, Nxb Giáo dục.
13. B.R.Hergenhahn (2003), Nhập môn lịch sử tâm lý, Nxb Thống kê,
14. Nguyễn Thị Hoa (2006), “Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La” , Luận văn Thạc Sỹ QLGD, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
17. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục
18. Lê Ngọc Lan, “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên”, Tâm lý học, (3), tr 18-20, Hà Nội.
19. Phan Quốc Lâm (2000), “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, trường ĐHSP Hà Nội. 20. Lê Thị Minh Loan, Nguyễn Bá Đạt, Đào Tư Duyên (2008), “Khả năng
thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp”, Đề tài NCKH cấp Bộ, trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.
21. Trần Chí Vĩnh Long (2012), Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing
22. Phùng Đình Mẫn, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thuý (2005), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông, Nxb
Giáo dục.
23. Hoài Nam (2012), “Sinh viên Việt Nam cần cù, có hoài bão nhưng yếu kỹ năng”, Báo điện tử Dân trí.
24. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
25. Đăng Nguyên, Tuyết Khoa (2011), “Khó tìm chỗ thực tập”, Báo điện tử Thanh Niên.
26. Vũ Thị Nho (1996), “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
27. Hoàng Phê (2000) , Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
29. R.S. Fieldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB
Thống kê, Hà Nội.
30. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, Nxb KHXH.
31. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê.
32. Phạm Văn (2012), “Cơ hội cao hơn cho sinh viên mới tốt nghiệp”, Báo điện tử Sinh viên Việt Nam.
Phụ lục 1: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM Chủ đề 1: Thực tập lâm sàng
Bạn thực tập lâm sàng ở đâu?
Bạn thấy môi trường thực tập ở đó thế nào?
Bạn có gặp những khó khăn nào khi đi thực tập không?
Bạn đánh giá công việc thực tập lâm sàng có ý nghĩa, vai trò gì với việc học tập và với công việc của bạn sau này.
Khi đi thực tập bạn thường có tâm trạng, cảm xúc như nào?
Khi đi thực tập bạn có chủ động thực hiện các công việc tại nơi thực tập như thế nào?
Theo bạn có những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp khi đi thực tập lâm sàng
Chủ đề 2: Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Bạn dự định sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu
Bạn đã chuẩn bị những gì cho công việc trong tương lai? Theo bạn người điều dưỡng giỏi cần có những gì?