Trước khi tiến hành nghiên cứu đề cương nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Chỉ tiến hành phỏng vấn các đối tượng sau khi đã giải thích kỹ cho họ cách làm và họ thực sự đồng ý trả lời phỏng vấn. Đối tượng có quyền dừng tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn.
Các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật. Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nhằm đề xuất giải pháp giúp sinh viên tăng khả năng thích ứng nghề nghiệp.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên khóa 12 – năm thứ 4 và khóa 13 – năm thứ 3. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu giao động trong khoảng từ 20 đến 22 tuổi. Tại thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu cả hai nhóm đều đã đi thực tập lâm sàng ngoài viện. Các bạn sinh viên đã trải qua thời gian thực tập tương đối nhiều ở tất cả các khoa phòng, bước đầu được trải nghiệm công việc của một người điều dưỡng trong tương lai. Đây là một trong những công việc giúp các sinh viên hình thành năng lực nghề nghiệp, phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp.
3.2. Sự thích ứng nghề nghiệp biểu hiện qua mặt nhận thức của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập lâm sàng
Khi tiến hành cho các bạn sinh viên khóa 12 và khóa 13 thảo luận nhóm về các chủ đề khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên thông qua hoạt động thực tập lâm sàng thì chúng tôi thấy hầu hết các bạn đều thích ứng được với công việc khi đi thực tập.
Ngay từ năm thứ nhất khi vừa bước chân vào giảng đường đại học, trong tuần sinh hoạt công dân các bạn sinh viên đã được các thầy cô giới thiệu về ngành điều dưỡng, công việc của một người điều dưỡng, môi trường làm việc của các em sau này. Trải qua 3, 4 năm học trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên đã hiểu được phần nào công việc của một người điều dưỡng. Năm thứ ba khi bắt đầu đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện, được làm quen với môi trường làm việc mới, được bắt tay vào thực hiện những công việc đầu tiên của người điều dưỡng tương lai. Chính những điều đó đã giúp các em sinh viên nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực tập lâm sàng với sự thích ứng nghề
nghiệp của các em sau này. Khi chúng tôi đưa ra vấn đề: “Các em nhận thức như nào về tầm quan trọng của việc thực tập lâm sàng với sự thích ứng nghề nghiệp sau này” thì hầu hết các em đều khẳng định đây là một công việc có ý
nghĩa, vai trò quan trọng, một khâu giúp các em có thể thích ứng dần với công việc điều dưỡng trong tương lai. Qua việc thực tập các em dần làm quen với môi trường làm việc mới, công việc một người điều dưỡng cần phải làm, rèn luyện tay nghề, tích lũy kinh nghiệm và hơn nữa là hình thành nhân cách, năng lực nghề nghiệp. Các em đều nhận thức được tầm quan trọng của công việc thực tập
lâm sàng, bạn Trần M cho biết: “Đi thực tập lâm sàng là công việc rất quan trọng, giúp sinh viên có thể trải nghiệm công việc của người điều dưỡng trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện tay nghề của bản thân.” Các bạn
sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công việc thực tập lâm sàng nên rất coi trọng công việc này. Thực tập lâm sàng còn là công việc giúp các em áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn. Qua công việc thực tập không chỉ giúp các em nâng cao tay nghề mà còn giúp các em bước đầu hình thành năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của người điều dưỡng. Bạn Nguyễn
T A cho biết: “Việc thực tập lâm sàng là công việc rất quan trọng đối với sinh viên điều dưỡng, việc đó giúp chúng em có thể áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học trên ghế nhà trường vào trong thực tiễn và chúng em hiểu được môi trường làm việc thực tế và công việc thực tế là như nào.” Như vậy các bạn
sinh viên đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc thực tập lâm sàng với sinh viên điều dưỡng, giúp các em bước đầu thích ứng với công việc của mình trong tương lai.
Sinh viên không chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công việc thực tập lâm sàng đối với việc thích ứng nghề nghiệp mà qua đó các bạn sinh viên còn nhận thức được tính chất của công việc thực tập lâm sàng. Bước chân vào môi trường bệnh viện – một môi trường hoàn toàn khác với môi trường giảng đường. Không chỉ là những bài giảng lý thuyết, nhận biết các mặt bệnh trên mô hình mà là người bệnh thật sự ngoài đời và các bạn sinh viên ý thức được tính chất khó khăn, phức tạp của công việc thực tập lâm sàng. Các bạn sinh viên ý thức được rằng đây là thời gian các bạn ứng dụng những kiến thức đã học vào
trong thực tế và đối tượng thực tập của các bạn là những con người – họ đang mang trong mình những vấn đề về sức khỏe, về bệnh tật cần được chăm sóc và cứu chữa. Đây cũng là một trong những đặc trưng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng so với những ngành nghề khác. Các bạn cần sự thích ứng tốt hơn vì đối tượng phục vụ của các bạn là con người – là những người đang có vấn đề về sức khỏe cần được chăm sóc, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Từ đối tượng nghề nghiệp đến tính chất, môi trường làm việc của các sinh viên điều dưỡng đã có rất nhiều khó khăn, phức tạp hơn những ngành
nghề khác rất nhiều. Bạn Nguyễn V P cho biết: “Ngày đầu ra viện làm công việc thực tập em thấy khác rất nhiều so với những điều mình đã được học trên giảng đường, khi tiếp xúc với người bệnh thật ngoài đời cảm giác không giống như chúng em được học trên mô hình khi thực hành tại trung tâm tiền lâm sàng.” Lần đầu tiên làm quen với môi trường làm việc mới, các bạn sinh viên
phải làm quen với máy móc thiết bị, với các quy định, quy chế tại bệnh viện, với người bệnh, người nhà người bệnh, với các cô chú y bác sĩ, điều dưỡng ngoài
viện. Bạn Nguyễn P A cho biết: “Khi lần đầu ra viện em thấy mình phải học rất nhiều thứ mới lạ như việc sử dụng các máy móc thiết bị mà mình chưa từng được động vào, phải tìm hiểu về nội quy, quy định tại bệnh viện, phải học cách giao tiếp với các cô chú điều dưỡng, bác sĩ ngoài viện, giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh, mọi thứ đều rất mới mẻ.” Bạn Trần Văn B thì cho rằng: “Khi ra thực tập lâm sàng ngoài viện em ý thức được rằng đây là một môi trường làm việc phức tạp và sẽ là môi trường mà sau này khi ra trường mình sẽ phải làm việc nên em mong muốn qua thời gian thực tập em có thể thích ứng được với môi trường mới này.” Như vậy các bạn sinh viên đều nhận thức được
sự phức tạp, khó khăn bước đầu khi đi thực tập lâm sàng.
Khi bước chân đi thực tập lâm sàng các bạn sinh viên nhận thức được công việc cụ thể của một người điều dưỡng phải làm. Các bạn biết được người điều dưỡng phải chăm sóc cho người bệnh, thực hiện các thủ thuật, lấy dấu hiệu
sinh tồn, lập kế hoạch chăm sóc…Và khi bắt đầu công việc các bạn đã gặp không ít các khó khăn. Khó khăn đầu tiên mà các bạn gặp phải đó là trong giao tiếp với các cô chú điều dưỡng, bác sĩ ngoài viện. Do tâm lý là sinh viên đi thực tập, học nghề nên các em còn mang tâm lý ngần ngại, rụt rè, có những điều các em không biết nhưng không dám hỏi, sợ bị quở trách. Bạn Vũ Ngọc A cho biết:
“Lần đầu ra viện thì em đã được cô điều dưỡng chỉ định thông tiểu cho một bệnh nhân nam, lúc đó em rất sợ không biết làm thế nào, nhưng cũng không dám hỏi cô điều dưỡng vì sợ bị mắng là sinh viên năm 3 rồi mà không biết làm.” Bạn Trần H cho biết: “Lần đầu tiên em được chị điều dưỡng chỉ định đo tim thai, do chưa được vận hành cái máy đó thế nào nên em không biết đo kiểu gì và cũng không dám hỏi chị điều dưỡng” Không chỉ trong giao tiếp với đội ngũ y
bác sĩ ngoài viện mà trong giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh các bạn sinh viên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi tiếp xúc với người bệnh, mỗi người có một đặc điểm tâm lý, nhân cách khác nhau, hơn nữa khi người bệnh bị bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, họ có thể dễ cáu gắt và trở nên khó tính hơn nên trong giao tiếp với người bệnh, các em phải rất khéo léo và tinh tế. Một phần nữa đó là do tâm lý một số người bệnh và người nhà người bệnh không muốn để sinh viên thực tập làm. Chính những điều đó đã gấy không ít khó khăn cho các em sinh viên khi giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh. Bạn Đặng Mai A
cho biết: “Có một lần em được chỉ định tiêm cho một em bé tầm 3, 4 tuổi do em bé đó khóc rất nhiều và em phải lấy ven đến lần thứ 2 mới được thì lúc đó bố của bé đã quát mắng chúng em là không biết làm và em cảm thấy rất sợ và không dám nói hay giải thích lại với anh đó.” Bạn Nguyễn Thu T cho biết: “Một lần em được chỉ định tiêm cho một bác trung tuổi và bác đó đã từ chối luôn và bảo không cho sinh viên thực tập làm vì sinh viên không biết làm và sẽ rất đau nên bác nhất định không cho bọn em tiêm.” Như vậy trong giao tiếp ứng
xử với người bệnh, người nhà người bệnh và các y bác sĩ tại bệnh viện các em cũng gặp không ít khó khăn. Đó là điều không thể tránh khỏi do các em còn là
sinh viên, kinh nghiệm chưa nhiều và một phần do người bệnh, người nhà người bệnh chưa tạo cơ hội cho các em.
Như vậy, khi phân tích về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập lâm sàng biểu hiện qua nhận thức của các em thì hầu hết các em đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công việc thực tập. Các em đã nhận thức được môi trường làm việc nhiều khó khăn và phức tạp của môi trường bệnh viện. Các em cũng nhận thức được tính chất, nội dung công việc của một người điều dưỡng trong tương lai. Việc nhận thức được đầy đủ công việc của mình thông qua hoạt động thực tập lâm sàng giúp các em có khả năng thích ứng nghề nghiệp tốt hơn và chuẩn bị được cho mình một hành trang thật tốt để làm việc sau khi ra trường.
3.3. Sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng khi đi thực tập lâm sàng biểu hiện qua thái độ, cảm xúc sàng biểu hiện qua thái độ, cảm xúc
Khi chuẩn bị đi thực tập lâm sàng ngoài viện hầu hết sinh viên đều có tâm trạng háo hức, mong đợi khi được ra viện làm công việc của một người điều dưỡng, được tiếp xúc với những người bệnh thật sự chứ không phải chỉ trên mô hình, được áp dụng những điều đã học vào trong thực tiễn. Tuy nhiên các em cho rằng ngoài việc háo hức các em cũng có một chút cảm giác lo sợ, hồi hộp. Các em lo vì không biết mình có thích nghi được với môi trường làm việc ngoài viện hay không, lo mình có làm được công việc của người điều dưỡng hay không, lo mình có hoàn thành tốt đợt thực tập hay không. Bạn Trần Thu H cho
biết: “Trước khi đi thực tập lâm sàng ngoài viện em cảm thấy vừa vui vừa lo, em cảm thấy vui vì sắp được đi thực tập, được làm công việc của một người điều dưỡng thực thụ nhưng em cũng hơi lo lắng một chút vì không biết mình có làm tốt công việc đó không.” Còn bạn Nguyễn Thị M nói: “Chuẩn bị đi thực tập lâm sàng em cẩm thấy tâm trạng rất vui vẻ, háo hức vì sắp được đi thực tập, được làm công việc sau này khi ra trường mình sẽ làm, em chỉ hơi lo một chút nhưng vui nhiều hơn lo.” Điều đó cho thấy các bạn sinh viên có một tâm lý rất tốt trước
khi bắt đầu công việc thực tập của mình. Việc mình có một tâm trạng vui vẻ, háo hức khi bắt đầu một công việc nào đó sẽ tạo cho bản thân một tâm thế sẵn sàng, thực hiện công việc đạt kết quả được tốt hơn. Và trong suốt quá trình khi đi thực tập các bạn sinh viên đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi được làm công
việc của một người điều dưỡng viên tương lai. Bạn Trần Ngọc M cho biết: “Em cảm thấy rất vui khi được tiếp xúc với những người bệnh thực sự, được giúp đỡ người bệnh khi họ có những vấn đề về sức khỏe.” Bạn Vũ Hà T cho biết: “Trước kia em học ngành này là do sự định hướng của gia đình, khi vào học rồi thực sự em cũng không thấy thích thú ngành này lắm nhưng từ hôm ra viện được gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh, được nghe các cô chú người bệnh nói cảm ơn khi em thực hiện thủ thuật xong với họ, em cảm thấy rất vui và thấy yêu công việc của mình hơn.” Như vậy, khi đi thực tập lâm sàng các bạn sinh viên được
tiếp xúc, được làm công việc của một người điều dưỡng, được trải nghiệm những điều đã học trên sách vở, thì hầu hết các bạn cảm thấy yêu thích công việc mình đã lựa chọn, thấy mình có thể thích ứng được với công việc này và có
thể gắn bó lâu dài với nó. Bạn Trần Thùy L cho biết: “Em cảm thấy rất yêu công việc mình đã lựa chọn, vì em có thể chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều người, đầu tiên là người thân trong gia đình. Một lần mẹ của em bị ốm phải nằm viện em chứng kiến những y bác sĩ chăm sóc, chữa trị cho mẹ em, em đã mơ ước sau này sẽ trở thành người điều dưỡng tốt để chăm sóc cho những người thân yêu của mình và cho những ai ốm đau đang cần mình chăm sóc”
Bên cạnh những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thoải mái, hào hứng, phấn khởi cũng có một số cảm xúc tiêu cực đôi khi xuất hiện trong quá trình các em sinh viên đi thực tập lâm sàng. Đó là những cảm xúc buồn, lo lắng, sợ hãi, chán nản… đôi lúc xuất hiện nhưng tần suất xuất hiện không nhiều. Các bạn sinh viên chia sẻ cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi các em gặp một tình huống khó giải quyết hoặc những tình huống ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái cảm xúc của các em. Đó cũng là tâm lý bình thường của con người chúng ta. Bạn Trần Văn Ph chia
sẻ: “Một lần em đi trực và gặp một ca cấp cứu, ê kíp trực đã làm việc rất nhiệt tình nhưng người bệnh không qua khỏi và đó là lần đầu tiên trong đời em chứng kiến một người sắp chết, ánh mắt của người đó làm cho em bị ám ảnh, người nhà thì gào khóc, lúc đó em cảm thấy rất buồn và cảm thấy như mình có lỗi khi không giúp được gì cho họ.” Như vậy, khi làm công việc của một người điều
dưỡng, chăm sóc giúp đỡ người bệnh khi họ ốm đau, bệnh tật, chúng ta cảm thấy vui khi họ khỏe mạnh, khỏi bệnh và chúng ta cũng cảm thấy buồn, cắn dứt khi không thể làm tốt hơn nữa, không thể giành giật sự sống lại cho họ từ tay tử