sàng biểu hiện qua thái độ, cảm xúc
Khi chuẩn bị đi thực tập lâm sàng ngoài viện hầu hết sinh viên đều có tâm trạng háo hức, mong đợi khi được ra viện làm công việc của một người điều dưỡng, được tiếp xúc với những người bệnh thật sự chứ không phải chỉ trên mô hình, được áp dụng những điều đã học vào trong thực tiễn. Tuy nhiên các em cho rằng ngoài việc háo hức các em cũng có một chút cảm giác lo sợ, hồi hộp. Các em lo vì không biết mình có thích nghi được với môi trường làm việc ngoài viện hay không, lo mình có làm được công việc của người điều dưỡng hay không, lo mình có hoàn thành tốt đợt thực tập hay không. Bạn Trần Thu H cho
biết: “Trước khi đi thực tập lâm sàng ngoài viện em cảm thấy vừa vui vừa lo, em cảm thấy vui vì sắp được đi thực tập, được làm công việc của một người điều dưỡng thực thụ nhưng em cũng hơi lo lắng một chút vì không biết mình có làm tốt công việc đó không.” Còn bạn Nguyễn Thị M nói: “Chuẩn bị đi thực tập lâm sàng em cẩm thấy tâm trạng rất vui vẻ, háo hức vì sắp được đi thực tập, được làm công việc sau này khi ra trường mình sẽ làm, em chỉ hơi lo một chút nhưng vui nhiều hơn lo.” Điều đó cho thấy các bạn sinh viên có một tâm lý rất tốt trước
khi bắt đầu công việc thực tập của mình. Việc mình có một tâm trạng vui vẻ, háo hức khi bắt đầu một công việc nào đó sẽ tạo cho bản thân một tâm thế sẵn sàng, thực hiện công việc đạt kết quả được tốt hơn. Và trong suốt quá trình khi đi thực tập các bạn sinh viên đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi được làm công
việc của một người điều dưỡng viên tương lai. Bạn Trần Ngọc M cho biết: “Em cảm thấy rất vui khi được tiếp xúc với những người bệnh thực sự, được giúp đỡ người bệnh khi họ có những vấn đề về sức khỏe.” Bạn Vũ Hà T cho biết: “Trước kia em học ngành này là do sự định hướng của gia đình, khi vào học rồi thực sự em cũng không thấy thích thú ngành này lắm nhưng từ hôm ra viện được gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh, được nghe các cô chú người bệnh nói cảm ơn khi em thực hiện thủ thuật xong với họ, em cảm thấy rất vui và thấy yêu công việc của mình hơn.” Như vậy, khi đi thực tập lâm sàng các bạn sinh viên được
tiếp xúc, được làm công việc của một người điều dưỡng, được trải nghiệm những điều đã học trên sách vở, thì hầu hết các bạn cảm thấy yêu thích công việc mình đã lựa chọn, thấy mình có thể thích ứng được với công việc này và có
thể gắn bó lâu dài với nó. Bạn Trần Thùy L cho biết: “Em cảm thấy rất yêu công việc mình đã lựa chọn, vì em có thể chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều người, đầu tiên là người thân trong gia đình. Một lần mẹ của em bị ốm phải nằm viện em chứng kiến những y bác sĩ chăm sóc, chữa trị cho mẹ em, em đã mơ ước sau này sẽ trở thành người điều dưỡng tốt để chăm sóc cho những người thân yêu của mình và cho những ai ốm đau đang cần mình chăm sóc”
Bên cạnh những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thoải mái, hào hứng, phấn khởi cũng có một số cảm xúc tiêu cực đôi khi xuất hiện trong quá trình các em sinh viên đi thực tập lâm sàng. Đó là những cảm xúc buồn, lo lắng, sợ hãi, chán nản… đôi lúc xuất hiện nhưng tần suất xuất hiện không nhiều. Các bạn sinh viên chia sẻ cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi các em gặp một tình huống khó giải quyết hoặc những tình huống ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái cảm xúc của các em. Đó cũng là tâm lý bình thường của con người chúng ta. Bạn Trần Văn Ph chia
sẻ: “Một lần em đi trực và gặp một ca cấp cứu, ê kíp trực đã làm việc rất nhiệt tình nhưng người bệnh không qua khỏi và đó là lần đầu tiên trong đời em chứng kiến một người sắp chết, ánh mắt của người đó làm cho em bị ám ảnh, người nhà thì gào khóc, lúc đó em cảm thấy rất buồn và cảm thấy như mình có lỗi khi không giúp được gì cho họ.” Như vậy, khi làm công việc của một người điều
dưỡng, chăm sóc giúp đỡ người bệnh khi họ ốm đau, bệnh tật, chúng ta cảm thấy vui khi họ khỏe mạnh, khỏi bệnh và chúng ta cũng cảm thấy buồn, cắn dứt khi không thể làm tốt hơn nữa, không thể giành giật sự sống lại cho họ từ tay tử thần.
Ngoài ra một số bạn chia sẻ trong quá trình đi thực tập cũng có đôi lần cảm thấy buồn, chán vì công việc của mình nhiều áp lực và không được cảm
thông. Bạn Nguyễn Trường A cho biết: “Em cảm thấy rất buồn vì có đôi lúc các bác các cô chú người bệnh không hiểu chúng em, không muốn cho bọn em làm vì bảo sinh viên không biết làm hoặc đôi lần chúng em làm sai thì các cô điều dưỡng thường nói là sinh viên năm 3 rồi mà không biết gì, chúng em là sinh viên thực tập không tránh khỏi sai sót, chúng em đã cố gắng rất nhiều, nhưng chúng em cũng mong muốn mọi người hiểu giùm chúng em.” Bạn Đinh Ngọc H chia sẻ: “Em có hơi buồn một chút khi một số cô điều dưỡng chưa chỉ bảo chúng em nhiệt tình và hay la mắng chúng em.”
Hoặc đôi lần các bạn sinh viên rơi vào tình huống bị người bệnh, người nhà người bệnh quở trách vì làm chưa tốt công việc của mình. Bạn Vũ Thu H
cho biết: “Có một lần em lấy ven cho người bệnh nhưng phải đến lần thứ ba mới lấy được và cô bệnh nhân đó đã mắng em là không biết làm, có biết là làm vậy đau thế nào không, em đã xin lỗi cô rồi mà cô vẫn cứ trách em. Em biết là mình sai nhưng em đã cố gắng rất nhiều và em cảm thấy buồn.” Hoặc đôi lần
các bạn sinh viên cảm thấy áp lực từ lịch trực ngoài viện, lịch học trên lớp của mình, cũng làm cho các em xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Bạn Nguyễn
trực trì dầy còn lịch học trên trường và em thì làm cán bộ lớp các bạn trong lớp lại luôn nói là phải lo cái này cái kia cho lớp.”
Như vậy khi đi thực tập lâm sàng, các bạn sinh viên đã thích ứng rất tốt với công việc ngoài viện của mình. Điều đó thể hiện là hầu hết các bạn đều có tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi làm công việc đó, bên cạnh có một chút cảm xúc tiêu cực như buồn, chán, mệt mỏi….Đó cũng là tâm lý hết sức bình thường. Vậy chúng ta có thể thấy rằng sinh viên có khả năng thích ứng nghề nghiệp tương đối tốt được biểu hiện qua mặt thái độ, cảm xúc với công việc mà các em đã lựa chọn.
3.4. Sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng được biểu hiện qua hành vi
Khi chúng tôi đưa ra chủ đề sự thích ứng nghề nghiệp của các bạn sinh viên được biểu hiện qua những hành vi nào khi đi thực tập lâm sàng thì chúng tôi thấy rằng hầu hết các bạn sinh viên đều rất tích cực, chủ động trong công việc của mình. Sự tích cực, chủ động đó được thể hiện bằng những hành động sau như các em chủ động liên hệ với các lớp, các nhóm đã đi thực tập trước đó để xin kinh nghiệm, có những bạn thì đã chủ động ra viện xin đi trực giúp các cô chú điều dưỡng ngoài đó để lấy kinh nghiệm, có những bạn tham gia đội tiếp sức người bệnh từ năm nhất, năm hai để có cơ hội tiếp xúc với người bệnh và
môi trường bệnh viện….Bạn Nguyễn Văn T cho biết: “Em biết công việc của mình sau này sẽ gắn bó với bệnh viện nên ngay từ những năm đầu em đã xin tham gia đội tiếp sức người bệnh để có cơ hội làm quen dần với môi trường bệnh viện và được giúp đỡ người bệnh.” Còn bạn Nguyễn Phương A thì cho rằng: “Trước khi đi thực tập ở một khoa nào đó, em thường hỏi các bạn lớp trước đã đi khoa đó rồi để có thể có chút kinh nghiệm cũng như biết được một số những quy định hoặc công việc của khoa đó để có thể thực tập tốt hơn.” Hoặc bạn Bùi Thị Khánh V thì cho rằng: “Ngoài thời gian đi thực tập với các bạn trong lớp thì em còn đến viện xin các cô điều dưỡng cho mình trực giúp các
cô để có nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm và được làm nhiều hơn.” Bạn Nguyễn Thị Thùy V cho biết: “Trước khi đi thực tập em đã ra viện xin được học việc ở một khoa và anh bác sĩ ở đó đã thằng tay từ chối em nói sinh viên không biết gì về đi, nhưng em vẫn kiên trì ở đó, đi theo học hỏi và cuối cùng anh đó cũng nhận cho em đi thực tập ở đó.” Tất cả những hành động đó đã cho thấy
rằng các bạn sinh viên đã rất tích cực chủ động trong công việc thực tập của mình, và tất cả những hành động đó nhằm một mục đích đó là các bạn có được sự thích ứng nghề nghiệp tốt trước khi bước vào làm người điều dưỡng thực thụ trong tương lai.
Sự tích cực, chủ động của các bạn sinh viên còn được thể hiện ở việc khi đi thực tập lâm sàng các bạn đã rất tích cực học hỏi các cô chú điều dưỡng ngoài viện. Các bạn sinh viên chủ động đi theo, quan sát các cô chú y bác sĩ thực hiện các thủ thuật, chăm sóc người bệnh, giao tiếp người bệnh để học tập và đúc rút
kinh nghiệm. Bạn Trần Ngọc Khánh V cho biết: “Mới đầu ra viện ở một số khoa các cô chú điều dưỡng không cho bọn em làm ngay, em thường đi theo để quan sát xem cô làm như nào để mình học theo.” Hay bạn Phạm Thị L chia sẻ: “Khi mới ra viện bọn em không được làm, nhiều bạn chán nản thường ngồi xem điện thoại nhưng em vẫn kiên trì đi theo các cô điều dưỡng để quan sát và nhiều lần như vậy em xin các cô cho em làm và các cô cũng hướng dẫn em và cho em làm.” Khi đi trực gặp phải một ca cấp cứu, dù là sinh viên thực tập chưa có kinh
nghiệm nhưng các bạn cũng rất chủ động tích cực trong công việc, bạn Nguyễn
Trường A chia sẻ: “Một buổi đi trực em gặp một ca cấp cứu, lúc đó là ban đêm đang nằm nghỉ thì nghe mọi người nói có cấp cứu em cũng rất khẩn trương đến phòng cấp cứu để quan sát ê kíp làm việc và xem có thể giúp được gì cho các cô chú y bác sĩ không và em được bác sĩ nhờ đo huyết áp, nhịp tim cho người bệnh.”
Ngoài việc chủ động, tích cực trong việc học hỏi, quan sát làm các thủ thuật, các bạn sinh viên còn chủ động tích cực trong những công việc khác như
giao tiếp, tiếp xúc với người bệnh. Khi đi ra viện các bạn sinh viên đã thấy rằng việc giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh là việc làm phải hết sức khéo léo để có thể thiết lập mối quan hệ với họ và có thể khai thác thông tin từ
họ. Bạn Phan Thị H cho biết: “Nhiều lúc khi đã làm hết công việc hoặc chưa có việc gì làm thì em thường đến gặp các bác bệnh nhân để làm quen trò truyện, xem các bác có cần giúp đỡ gì không.” Hay bạn Trần Mỹ D chia sẻ: “Đi thực tập có rất nhiều bác bệnh nhân khó tính nên em thường chủ động nói nhiều hơn, hỏi chuyện, động viên các bác ấy thì tự dưng các bác ấy cũng dễ với mình hơn, không khó tính với mình nữa.”
Không chỉ trong việc giao tiếp, khi phải vận hành các máy móc các bạn sinh viên do lần đầu tiếp xúc với máy móc không biết sử dụng như nào nên các em đã chủ động hỏi những anh chị khóa trước đã thực tập rồi để họ chỉ bảo mình hoặc các em đi theo quan sát các cô điều dưỡng xem họ vận hành như nào. Bạn
Nguyễn Hùng S cho biết: “Khi ra ngoài viện có rất nhiều máy móc mà bọn em chưa được sử dụng bao giờ nên không biết làm sao, các cô điều dưỡng ở đó thì rát nhiều việc nên chúng em không dám hỏi và em chỉ đứng quan sát cô vận hành và sau đó lúc nào rảnh em nhờ các chị khóa trước đang thực tập ở đó hướng dẫn cách vận hành các máy móc ở đó.”
Sự tích cực chủ động của các em còn thể hiện ở việc mỗi khi hết ca trực không cần các cô điều dưỡng nhắc nhở các bạn sinh viên đã biết đi quét dọn
phòng ốc, đánh rửa dụng cụ, xe tiêm sạch sẽ. Bạn Trần Vũ M chia sẻ: “Lần nào trước khi hết ca trực chúng em cũng đánh rửa dụng cụ, xe tiêm sạch sẽ, sắp xếp ngăn lắp rồi mới ra về, em nghĩ đó cũng là công việc của chúng em khi đi thực tập.” Bạn Phạm Thu H cho biết: “Nhiều bạn không thích làm hoặc đùn đẩy việc quét dọn, sắp xếp đồ đạc, dụng cụ sau ca trực nhưng em nghĩ đó cũng là việc của một sinh viên thực tập và công việc đó tuy nhỏ nhưng làm cho các cô điều dưỡng ngoài viện có cảm tình với chúng em hơn.”
Bên cạnh những bạn tích cực, chủ động, tự giác trong công việc thực tập của mình thì còn một số bạn sinh viên còn lười nhác chưa tích cực hoặc do động cơ học tập chưa đúng đắn. Một số bạn sinh viên khi đi thực tập còn vì điểm số nên chỉ tích cực khi đến ngày kiểm tra, ngày thi chứ chưa thực sự tích cực, chủ
động trong cả quá trình. Bạn Nguyễn Kim Ng cho biết: “Một số bạn ở lớp em những ngày thường rất lười nhưng sắp đến hôm hỏi thi thì rất xông xáo.” Hoặc bạn Trần Văn P cho biết: “Có một số bạn nói rằng khi ra trường xác định không theo ngành này nên khi đi thực tập các bạn không tích cực thực hiện công việc, thường có tư tưởng trốn việc.”
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đa phần các bạn sinh viên đã tích cực chủ động khi đi thực tập lâm sàng để có thể từng bước thích ứng với công việc của mình sau này, tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ các em chưa tích cực chủ động trong công việc do các em có định hướng nghề nghiệp theo hướng khác. 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên điều dưỡng
Những yếu tố chủ quan:
Trình độ nhận thức của sinh viên: trình độ nhận thức và khả năng tự
giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên là các yếu tố đảm bảo họ thích ứng được với điều kiện thực tập, yêu cầu và nhiệm vụ thực tập. Đối với những sinh viên có trình độ nhận thức tốt thì dễ có hứng thú trong thực tập. Ngược lại, khả năng nhận thức không tốt, thua kém người khác cũng có thẻ dẫn đến tình trạng bi quan, chán nản, thiếu phấn đấu trong thực tập. Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được việc thực tập lâm sàng có vai trò quan trọng và là một khâu giúp các em có thể thích ứng và làm quen với môi trường, cũng như công việc của mình sau này.
Nhu cầu, động cơ nghề nghiệp của sinh viên: thể hiện ở việc sinh viên
thường nhận thức được khá rõ mình cần hoàn thành tốt công việc được giao để thỏa mãn những nhu cầu về kết quả thực tập, để vận dụng những điều mình tích
lũy được trong quá trình học tập, để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp,… Đồng thời, nó còn phản ánh khả năng cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại trên