Đối với điều dưỡng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện c thái nguyên (Trang 42 - 60)

- Điều dưỡng thường xuyên duy trì công tác tư vấn GDSK, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện.

- Chủ động học tập nâng cao kỹ năng truyền thông, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe thuyết phục, giao tiếp ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà. - Tăng cường học tập kinh nghiệm, học hỏi kiến thức theo chuyên ngành, nắm vững kiến thức về bệnh ĐTĐ type 2 để có kiến thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- Chủ động thực hiện công tác GDSK, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để có thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2, góp phần nâng cao nhận thức của bệnh nhân về cách phòng bệnh, kiểm soát đường huyết, hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

1.Đánh giá công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người

bệnh đái thái đường type 2 tại Bệnh viện C Thái Nguyên.

Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại BVC được thực hiện theo Thông tư 07/2011/TT – BYT và Thông tư số 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế; Bệnh viện đã xây dựng và ban hành Quy định về tư vấn và các hình thức tư vấn GDSK cho NB nội trú. Phương pháp tư vấn trực tiếp do điều dưỡng, hộ sinh thực hiện hoặc gián tiếp cho NB thông qua các phương tiện truyền thông của bệnh viện.

Tư vấn cho cá nhân người bệnh ĐTĐ do điều dưỡng chăm sóc thực hiện tại giường hoặc tại bàn tư vấn. Tư vấn cho nhóm NB do phòng Điều dưỡng/Điều dưỡng trưởng khoa/BS chuyên khoa thực hiện 1 tháng/lần.

100% các khoa lâm sàng có góc tư vấn - GDSK, bàn và tài liệu, tờ rơi về bệnh đái tháo đường để điều dưỡng tư vấn - GDSK cho NB.

Tư vấn GDSK NB tuân thủ điều trị thuốc: Người bệnh được tư vấn tuân thủ thuốc theo đúng hướng dẫn của BS.

Tư vấn cho NB về thay đổi lối sống: NB được tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, luyện tập nâng cao thể trạng phòng ngừa biễn chứng.

Nhận xét của người bệnh ĐTĐ type 2 về nội dung tư vấn GDSK của ĐD (nguyên nhân, biến chứng, thời gian điều trị, chế độ điều trị và hướng dẫn các biện pháp thay đổi lối sống, các yếu tố nguy cơ và các biến chứng của bệnh ĐTĐ). Kết quả tư vấn cho NB đạt 77.8% - 100%.

Điều dưỡng tư vấn – GDSK cho NB ĐTĐ type 2 về chế độ điều trị : thuốc, dinh dưỡng, luyện tập, vệ sinh đạt từ 66.7% - 98.6%.

Điều dưỡng tư vấn – GDSK cho NB ở các thời điểm khi NB mới và viện, trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện đạt 66.7%- 91.1%.

Điều dưỡng khối Nội thực hiện tư vấn - GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 đạt kết quả tốt hơn so với điều dưỡng khối Ngoại ở tất cả các nội dung tư vấn và các thời điểm tư vấn.

2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh đái thái đường type 2 tại Bệnh viện C Thái Nguyên.

* Đối với bệnh viện và phòng Điều dưỡng

- Cơ sở vật chất trang thiết bị: Phòng Điều dưỡng đề xuất với Ban giám

đốc bố trí mỗi khoa có 1 phòng/ góc truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú. + Phòng truyền thông có đủ bàn ghế; ti vi; áp phích treo dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn, nhiều người qua lại; có đủ tài liệu về ĐTĐ ở góc, phòng truyền thông của khoa để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Công tác tổ chức truyền thông GDSK

+ Ban hành các quy định cụ thể hơn về tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú. để điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK cho người bệnh, phòng ngừa và kiểm soát tốt đường huyết mục tiêu đề ra.

+ Xây dựng quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân người bệnh ĐTĐ type 2 và quy trình tư vấn GDSK cho nhóm người bệnh ĐTĐ, được Hội đồng khoa học của bệnh viện phê duyệt hàng năm (Phụ lục 2, Phụ lục 3).

+ Xây dựng được bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân và cho nhóm người bệnh đái tháo đường (Phụ lục 4, Phụ lục 5).

+ Tổ chức lập kế hoạch tư vấn GDSK cho NB điều trị nội trú.

+ Tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh 1 tháng/lần lồng ghép vào họp Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện.

+ Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về TT - GDSK cho điều dưỡng, cử ĐD tham gia các Hội về ĐTĐ và tham gia hội thảo, HNKH để nâng cao trình độ chuyên môn. Sau khi đi tập huấn về phải tổ chức tập huấn lại cho ĐD trong BV. + Tổ CTXH phối hợp với các khoa lâm sàng làm tốt công tác TT - GDSK.

+ Thành lập Câu lạc bộ người bệnh ĐTĐ tại phòng khám để NB gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về các biện pháp kiểm soát đường huyết phòng ngừa biến chứng.

+ Khoa Dinh dưỡng phải xây dựng được chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh ĐTĐ type 2.

- Công tác kiểm tra đánh giá: Phòng Điều dưỡng tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại các khoa. Để điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho NB theo quy định. Có đánh giá công tác TV- GDSK cho NB nội trú báo cáo lãnh đạo bệnh viện.

+ Có biện pháp chế tài: Hàng quý Hội đồng thi bệnh viện khen thưởng ĐD làm tốt công tác TV- GDSK, được đồng nghiệp và NB khen ngợi. Nhắc nhở, hạ thi đua những ĐD chưa làm tốt công tác TV- GDSK cho người bệnh. * Đối với các khoa lâm sàng và điều dưỡng trưởng khoa

- Bố trí phòng/góc TV – GDSK tại khoa, có tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ khi đang nằm điều trị và hướng dẫn lại khi NB ra viện.

- ĐDTK hoặc ĐDĐT lập kế hoạch tư vấn GDSK cho NB và giao cho ĐDCS thực hiện TV - GDSK cho người bệnh ĐTĐ và NNNB theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác TV - GDSK cho người bệnh ĐTĐ tại khoa. Hàng quý có đánh giá chất lượng tư vấn - GDSK.

- Tổ chức TV - GDSK cho NB 2 tuần/lần lồng ghép vào sinh hoạt Hội đồng người bệnh cấp khoa.

- Xây dựng những tấm gương điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK, đề nghị bệnh viện khen thưởng động viên.

* Đối với điều dưỡng viên

- Thường xuyên duy trì công tác GDSK, hướng dẫn NB tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện.

- Chủđộng học tậpnâng cao kỹ năng truyền thông, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe thuyết phục, giao tiếp ứng xử, thân thiện với NB,

- Tăng cường học tập kinh nghiệm, học hỏi kiến thức theo chuyên ngành, nắm vững kiến thức về bệnh ĐTĐ type 2 để có kiến thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- Chủ động thực hiện công tác GDSK, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để có thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 góp phần nâng cao nhận thức của NB về cách phòng bệnh, kiểm soát đường huyết, hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2”,

Quyết định 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Bệnh viện C Thái Nguyên (2019), báo cáo công tác khám chữa bệnh, ngày

20 tháng 12 năm 2019 của Bệnh viện C.

3. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Đái tháo đường thai nghén", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 347-359.

4. Bộ Y tế (2010),“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường type 2”,

Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 5. Bộ Y tế (2011), “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”, Thông tư số 07/TT – BYT ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ y tế.

6. Đoàn Khắc Bạo (2014),“Kiến thức, thực hành về điều trị và chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại trung tâm y tế Ba đình Hà Nội năm 2014”, Luận văn chuyên khoa 1 Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

7. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ hoc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam-các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 8. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

9. Ngô Huy Hoàng (2014), Điều dưỡng Nội khoa- tài liệu dùng cho đào tạo điều

dưỡng sau đại học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

10. Hà Thị Huyền (2016), “Kiến thức, Thái độ hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân Đái tháo đường Týp 2 đang điều trị tại phòng khám Nội tổng Hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Công Tum”.

11. Đàm Khải Hoàn (2007), Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Nhà xuất bản Y học.

12. Phạm Thị Hoa và cộng sự (2016), “Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của bệnh Đái tháo đường có biến chứng tại khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang”.

13. Nguyễn Thị Lý (2011), “Nghiên cứu kiến thức, thực hành bệnh nhân đaia tháo đường điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế Gia Lâm”, Hà Nội năm 2011, luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

14. Huỳnh Văn Minh (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.152.

15. Nguyễn Thị Nhạn (2014), yếu tố nguy cơ, khả năng nhận biết về điều trị và theo dõi ở bệnh nhân đái tháo đường, Hội Nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 285-291.

16. Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Thủ Tường Chính phủ (2015), Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh

không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

B. TIẾNG ANH

18. American Diabetes Association (2011), “Standards of Medical Care in

diabetes-2011”, Diabetes Care. January 2011. vol 34 (Suppl.1), tr. 11- 61.

19. Jay S. Skyler (2004), “Effects of Glycemic Control on Diabetes

Complications and on the Prevention of Diabetes”, Clinica Diabetes. 22, pp. 163-166.

20. Viral N. Shah, Kamdar P.K & Nishit Shah (2009), “Assessing the

knowledge, attitudes and practice of type 2 diabetes among patients of Saurashtra region, Gujarat”, International Journal of Diabetes in Developing Countries, 29(3), pp. 118-122.

Phụ lục 1

SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN C Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 26/QĐ – BV Sông Công, ngày16 tháng 01 năm 2020

QUY ĐỊNH

Về nội dung và hình thức tư vấn, giáo dục sức khỏe GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

- Căn cứ vào Thông tư 07/2011/TT- BYT ngày 26/01/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng trong CSNB tại bệnh viện;

- Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế;

- Để nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh QUY ĐỊNH

I – Đối với điều dưỡng trưởng khoa

- Một tháng tổ chức giáo dục sức khỏe cho người bệnh một lần - Nội dung giáo dục sức khỏe theo bệnh của từng chuyên khoa

- Sau mỗi buổi GDSK phải ghi vào sổ GDSK và lưu tại các khoa lâm sàng II – Đối với Điều dưỡng chăm sóc

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong thời gian nằm điều trị và trước khi người bệnh ra viện.

- Nội dung giáo dục sức khỏe tùy theo từng người bệnh được phân công chăm sóc ở tại các khoa

- Sau khi giáo dục sức khỏe cho người bệnh cần được ghi vào phiếu CS III – Kiểm tra đánh giá

Phòng điều dưỡng có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi cần./.

Nơi nhận:

- Các khoa, Phòng

GIÁM ĐỐC (Đã ký)

Phụ lục 2

QUY TRÌNH TƯ VẤN GDSK CHO NHÓM NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

STT Các bước thực

hiện

Nội dung công việc

1 Chào hỏi, giới thiệu

- Giới thiệu tên, vị trí công tác, thành phần tham dự

- Nêu rõ lý do mời NB - NN tham dự buổi GDSK - Khoảng thời gian trình bày

2

Nêu nội dung của buổi GDSK và bài trình bày

- Buổi trình bày gồm bao nhiêu phần

- Bài trình bày gồm bao nhiêu mục, nội dung các mục

- Mục tiêu

NB, NN cần đạt được sau buổi GDSK

3 Lượng giá ban đầu

- Đánh giá trước khi tiến hành tư vấn GDSK - Số lượng câu hỏi: 5 – 10 câu

- Nội dung câu hỏi có liên quan đến các vấn đề sắp TT – GDSK

- Phương pháp: trực tiếp hoặc sử dụng bộ câu hỏi

4

Thực hiện TT – GDSK theo từng nội dung

- Tại sao phải giáo dục vấn đề này

- Tầm quan trọng của vấn đề cần giáo dục - Những kiến thức cơ bản về vấn đề cần giáo dục - Những hiểu biết sai lệch của đối tượng giáo dục về vấn đề đó

- Khuyên họ nên làm gì và làm như thế nào

5

Thảo luận

- Khuyến khích NB - NN nói những suy nghĩ, khó khăn trở ngại của họ;

- Khuyến khích khi NB - NN hiểu biết, thực hành đúng

- Nêu những nguy hại khi NB - NN hiểu sai, thực hành sai

- Phân tích so sánh những nội dung đang tuyên truyền và những gì họ đã biết, đã làm từ trước

- Giải đáp thắc mắc (nếu có)

- Câu hỏi thảo luận rõ ràng, mọi người có thể cùng tham gia và chia sẻ kinh nghiệm

- Nên nói rõ thời gian thảo luận 6 Tóm tắt những nội

dung đã trình bày

- Vấn đề then chốt giúp NB, NN dễ nhớ - Phù hợp với kỹ năng của NB, NN

7 Lượng giá

- Đánh giá ngay sau buổi GDSK, thông qua câu hỏi, quan sát thao tác của NB – NN

- Công tác tổ chức, người trình bày

- Cảm ơn sự tham gia của NB - NN, chúc sức khỏe 8 Tổng kết

- Phân tích kết quả: so sánh, đánh giá kêt quả thực tế đạt được so với mục tiêu đặt ra.

Phụ lục 3

QUY TRÌNH TƯ VẤN GDSK CHO CÁ NHÂN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

STT Các bước thực

hiện

Nội dung công việc

1 Chào hỏi NB- NN Giới thiệu bản thân

- Chào hỏi lịch sự, tôn trọng - Giới thiệu họ tên, vị trí công tác 2

Trình bày mục đích, lý do của buổi trò chuyện

- Nêu rõ lý do của buổi trò chuyện

- Tầm quan trọng của tư vấn GDSK bệnh ĐTĐ Type 2

3 Nhận định điều dưỡng

- Về kiến thức và kỹ năng liên quan đến vấn đề hiện tại

- Những vấn đề NB – NN đã biết, chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa đúng và đủ

4 Tiến hành tư vấn GDSK

- Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp.

- Lựa chọn nôi dung tư vấn mà NB – NN chưa biết

- Nêu những nguy hại đối với những vấn đề NB đã biết nhưng chưa đúng

- Cung cấp thêm nếu NB – NN đã biết nhưng chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện c thái nguyên (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)