3.1.1 Thực trạng tổ chức công tác TT – GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại các khoa lâm sàng
Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn – GDSK cho người bệnh bệnh viện đã xây dựng được góc tư vấn (bàn tư vấn GDSK) tại các khoa lâm sàng: Mỗi khoa có 1 bàn tư vấn, có tài liệu, có 1 phòng truyền thông đặt tại phòng khám, khoa dinh dưỡng có phòng tư vấn GDSK. Có tổ chức tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.
Bệnh viện đã thành lập tổ CTXH (chăm sóc khách hàng) trực thuộc phòng Điều dưỡng, tham gia hoạt động tư vấn – GDSK: Hàng ngày tổ CTXH có 3 điều dưỡng xuống các khoa lấy danh sách NB ra viện, tiếp xúc với NB, tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc điều trị và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh. Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại BVC được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 07/2011/TT – BYT của Bộ Y tế [5] ; Bệnh viện đã xây dựng và ban hành quy định về tư vấn và các hình thức tư vấn GDSK cho NB nội trú. Phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh do điều dưỡng chăm sóc thực hiện tại giường hoặc tại bàn tư vấn, tư vấn cho nhóm NB do điều dưỡng trưởng khoa thực hiện 1 tháng/lần.
3.1.2 Nhận xét của người bệnh ĐTĐ type 2 về công tác tư vấn – GDSK của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
Qua phỏng vấn 126 người bệnh ĐTĐ type 2 về công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại các khoa lấm sàng khối Nội và khối Ngoại chuẩn bị ra viện cho thấy:
Về đặc điểm của ĐTNC: Tỷ lệ nam chiếm 59,5% nhiều hơn nữ chiếm 40,5%; nhóm tuổi 50 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất 67,5%, nhóm tuổi ≥ 70 là 36,0%. Phần lớn NB có trình độ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 88,9%. Đa
phần đối tượng nghiên cứu là hưu trí, chiếm 57,9% và có tới 75,4% người bệnh ĐTĐ có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm. Tuy nhiên phân bố nam, nữ trong nghiên cứu của chúng tôi khá khác biệt so với phân bố nam, nữ trong nghiên cứu của Đoàn Khắc Bạo[6] (nam 24,4% và nữ 75,6%) và Nguyễn Thị Lý (nam 21,9% và nữ 70,9%) [13]. Có sự khác biệt này có thể là do đặc điểm dân số của từng vùng miền khác nhau.
Kết quả bảng 2.2 cho thấy 100% các khoa lâm sàng có đầy đủ góc/bàn và tài liệu, pano, áp phích phục vụ cho công tác tư vấn - GDSK cho người bệnh. Điều này chứng tỏ ngoài công tác điều trị bệnh viện luôn trú trọng, quan tâm đến công tác tư vấn - GDSK cho người bệnh nói chung và người bệnh ĐTĐ nói riêng, tuy nhiên vẫn còn 7,8% điều dưỡng khi tư vấn – GDSK chưa giới thiệu tên và chức danh của mình cho người bệnh biết điều này phòng Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa cần tăng cường kiểm tra, giám sát điều dưỡng viên thực hiện đủ các bước trong Quy trình tư vấn – GDSK của bệnh viện.
Bảng 2.3 cho kết quả điều dưỡng khối nội thực hiện tư vấn các nội dung về bệnh ĐTĐ đầy đủ hơn điều dưỡng khối ngoại: 78,9% NB được tư vấn về nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ, 93,3% NB được tư vấn về các biến chứng của bệnh, 100% NB được tư vấn hướng dẫn theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ suốt đời. Bên cạnh đó thì NB có bệnh ĐTĐ type 2 kèm theo điều trị tại khối ngoại được điều dưỡng tư vấn về nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ là 77,8%, tuy nhiên vẫn còn 22,2% và 19,4% người bệnh ĐTĐ type 2 có bệnh kèm theo vẫn chưa được ĐD khối ngoại tư vấn hướng dẫn về biến chứng và chế độ theo dõi, điều trị bệnh ĐTĐ. Từ kết quả này phòng điều dưỡng hàng năm cần xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn kiến thức về bệnh và chế độ điều trị bệnh đái tháo đường cho điều dưỡng tại các khoa lâm sàng đặc biệt là điều dưỡng công tác tại khối ngoại.
Về công tác tư vấn, hướng dẫn chế độ điều trị đối với người bệnh ĐTĐ type 2 ở bảng 2.4 cho thấy: Điều dưỡng khối Nội thực hiện tư vấn chế độ điều trị cho người bệnh ĐTĐ type 2 thường xuyên và tốt hơn điều dưỡng khối
ngoại: 94,4% người bệnh được tư vấn chế độ điều trị thuốc, 91,1% người bệnh được tư vấn chế độ dinh dưỡng, 87,8% NB được tư vấn hướng dẫn vận động luyện tập, 98,6% người bệnh ĐTĐ type 2 được hứng dẫn chế độ vệ sinh cá nhân, còn tại khối Ngoại người bệnh có bệnh ĐTĐ type 2 kèm theo được điều dưỡng tư vấn chế độ điều trị thuốc là 88,8%, tuy nhiên vẫn còn 33,3% và 13,9% người bệnh ĐTĐ type 2 có bệnh kèm theo vẫn chưa được điều dưỡng khối Ngoại tư vấn về chế độ luyện tập và dinh dưỡng phòng biến chứng của bệnh ĐTĐ, 8,3% điều dưỡng chưa hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho người bệnh; có thể do tính chất người bệnh ĐTĐ type 2 nằm điều trị khối ngoại là bệnh kèm theo nên điều dưỡng tư vấn – GDSK chưa thực hiện thường xuyên đối với các người bệnh có bệnh ĐTĐ kèm theo.
Điều dưỡng thực hiện tư vấn – GDSK cho người ĐTĐ theo Quy định về công tác tư vấn- GDSK của bệnh viện: Kết quả bảng 2.5 cho thấy điều dưỡng khối Nội thực hiện Quy định tư vấn GDSK cho NB thường xuyên và đầy đủ hơn điều dưỡng khối ngoại: 86,7% NB khi vào khoa được tư vấn ngay, 91,1% người bệnh được tư vấn trong thời gian nằm viện, 87,8% người bệnh được tư vấn GDSK khi ra viện. Trong đó người bệnh và người nhà điều trị ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết, Nội tổng hợp, Nội tim mạch đều được ĐD tư vấn GDSK đã đánh công tác CSNB tốt, người bệnh nằm điều trị tại các khoa khác trong khối có bệnh ĐTĐ type 2 kèm theo được điều dưỡng hướng dẫn nhưng chưa thường xuyên hoặc chưa chủ động tư vấn.
Người bệnh có bệnh ĐTĐ type 2 kèm theo điều trị tại khối Ngoại được điều dưỡng tư vấn GDSK khi mới vào khoa 69,4%, trong khi nằm viện 86,1%, khi ra viện là 66,7%. Trong đó khoa Sản và khoa Ngoại Chấn thương điều dưỡng tư vấn GDSK cho người bệnh tốt được người bệnh khen ngợi, các khoa khác người bệnh có được tư vấn nhưng chưa thường xuyên, một số người bệnh không được tư vấn GDSK hoặc có hướng dẫn nhưngchưa cụ thể, 33,3% người bệnh nằm điều trị ở khối ngoại có bệnh ĐTĐ type 2 kèm theo ra viện không được tư vấn GDSK lại trước khi ra viện.
3.2. Các ưu, nhược điểm của công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện C
3.2.1. Ưu điểm
- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú đã được điều dưỡng thực hiện ở tất cả các khoa lâm sàng với phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh ĐTĐ và tư vấn cho nhóm người bệnh ĐTĐ.
- Phần lớn người bệnh ĐTĐ đến điều trị tại các khoa lâm sàng đều được điều dưỡng tư vấn GDSK từ khi mới vào khoa, trong quá trình điều trị và trước khi ra viện.
- Hàng năm phòng Điều dưỡng đã phối hợp với các khoa đã xây dựng được nội dung GDSK cho từng nhóm người bệnh ĐTĐ theo từng giai đoạn điều trị khác nhau như: Người bệnh mới mắc bệnh ĐTĐ, người bệnh đã điều trị ĐTĐ và người bệnh ĐTĐ đã có biến chứng.
- Tại các khoa đã xây dựng được góc/bàn tư vấn GDSK: Mỗi khoa có 1 bàn tư vấn, có tài liệu, có 1 phòng truyền thông đặt tại phòng khám, khoa dinh dưỡng có phòng tư vấn GDSK. Có tổ chức tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.
- Bệnh viện đã thành lập tổ CTXH (chăm sóc khách hàng) trực thuộc phòng Điều dưỡng, tham gia hoạt động tư vấn – GDSK: Hàng ngày tổ CTXH có 3 điều dưỡng xuống các khoa lấy danh sách người bệnh ra viện, tiếp xúc với người bệnh, tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc điều trị và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh.
`- Người bệnh vào các khoa điều trị bệnh ĐTĐ đã cập nhật được kiến thức về bệnh ĐTĐ, chế độ điều trị thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Thông qua việc tư vấn GDSK của điều dưỡng các khoa. Một số người bệnh đã tuân thủ thực hiện tốt theo hướng dẫn.
3.2.2. Hạn chế
- Bệnh viện chưa thành lập câu lạc bộ người bệnh ĐTĐ
- Cơ sở vật chất đang xây dựng, diện tích khoa phòng chật hẹp, các khoa không có phòng TT – GDSK, chỉ có góc tư vấn hoặc bàn tư vấn đặt trong
buồng bệnh hoặc đặt ngoài hành lang. Tài liệu tư vấn còn thiếu, số lượng ít, mất chưa được bổ xung kịp thời. có ít pa nô áp phích về bệnh ĐTĐ treo dán ở các khoa.
- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ ở khối ngoại nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục.
- Một số điều dưỡng không thực hiện tư vấn GDSK cho người bệnh do thiếu thời gian, không gian trao đổi không thoải mái (tại buồng bệnh).
- Một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh ĐTĐ còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông/giao tiếp (chào hỏi, giới thiệu tên, chức danh, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho người bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.
- Đối với người bệnh vào điều trị các bệnh khác có bệnh ĐTĐ kèm theo, nhiều lúc điều dưỡng không chú ý nên chưa tư vấn GDSK cho người bệnh kịp thời, chưa giám sát người bệnh tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống: Người bệnh còn hút thuốc lá, uống rượu bia trong khi nằm viện.
- Sau khi tư vấn GDSK, một số điều dưỡng còn chưa ghi vào phiếu chăm sóc để làm bằng chứng thực hiện.
- Khoa Dinh dưỡng đã được thành lập mặc dù đã xây dựng được chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh ĐTĐ nhưng chưa cung cấp được suất ăn bệnh lý đến tận khoa cho người bệnh.
3.2.3. Thuận lợi
- Công tác điều dưỡng tại Bệnh viện C luôn được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm tạo điều kiện.
- Phòng Điều dưỡng với số lượng điều dưỡng chuyên trách có trình độ chuyên môn: 04 điều dưỡng sau Đại học, 03 điều dưỡng đại học phụ trách công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh theo các khối (khối Nội, khối Ngoại, khối Cận lâm sàng).
- Có văn bản quy định về công tác tư vấn GDSK để các khoa và điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho người bệnh.
- Đội ngũ điều dưỡng trưởng khoa có trình độ chuyên môn đồng đều, 17/18 điều dưỡng trưởng khoa có trình độ cử nhân đại học, 2 điều dưỡng trưởng khoa có trình độ cử nhân cao đẳng.
- Xây dựng được góc tư vấn, bàn tư vấn GDSK: Mỗi khoa có 1 bàn tư vấn, có tài liệu như tờ rơi, sách hướng dẫn điều trị và phòng bệnh ĐTĐ, có 1 phòng truyền thông đặt tại phòng khám, khoa dinh dưỡng có phòng tư vấn GDSK. Đã tổ chức các lớp được tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Đã thành lập được tổ Công tác xã hội tham gia hoạt động tư vấn - GDSK: Tổ CTXH gồm 8 điều dưỡng chuyên trách và 16 điều dưỡng cộng tác viên thuộc các khoa lâm sàng. Nhóm tư vấn có 03 điều dưỡng hàng ngày xuống các khoa lấy danh sách người bệnh ra viện, tiếp xúc với người bệnh để tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc và điều trị. Phát phiếu khảo sát người bệnh ra viện tổng hợp các ý kiến và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh.
3.2.4. Nguyên nhân chưa làm được
- Bệnh viện đang triển khai bệnh án điện tử chưa được hoàn thiện do đó điều dưỡng bị quá tải bởi thủ tục hành chính quá nhiều, bệnh nhân quá tải nên số lượng bệnh nhân nằm điều trị vượt chỉ tiêu kế hoạch, một số người bệnh phải nằm ghép 2 người/giường, điều dưỡng không có đủ thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh.
- Cơ sở vật chất xuống cấp đang xây dựng sửa chữa và không đồng bộ, không có phòng tư vấn tại khoa mà chỉ có góc tư vấn GDSK hoặc bàn tư vấn đặt tại hành lang của khoa hoặc đặt trong buồng bệnh.
- Quy định về tư vấn GDSK cho người bệnh chưa cụ thể, không có quy định sự phối hợp của phòng Điều dưỡng với các phòng ban chức năng tham
gia vào công tác TT – GDSK: Phòng Công nghệ thông tin, Kế hoạch tổng hợp, Chỉ đạo tuyến – Quản lý chất lượng bệnh viện...
- Chưa tổ chức được các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông GDSK, tài liệu về ĐTĐ một số khoa còn thiếu như khoa Ngoại tổng hợp, Tai mũi họng, Mắt..., không có áp phích dán ở các khoa, tài liệu bị mất chưa bổ xung kịp thời...
- Kiến thức của điều dưỡng về bệnh đái tháo đường còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng trẻ tuổi, điều dưỡng mới.
-Thiếu sự giám sát thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK của lãnh đạo khoa, phòng: Do thiếu BS, do kiêm nhiệm, đi học, hội thảo, tập huấn...
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn GDSK của
điều dưỡng tại bệnh viện
Từ thực trạng công tác tư vấn GDSK của ĐD đối với người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện C Thái Nguyên, tôi đưa ra một số đề xuất như sau: 3.3.1. Đối với bệnh viện và phòng Điều dưỡng
- Cơ sở vật chất trang thiết bị: Phòng Điều dưỡng đề xuất với Ban giám đốc: + Duy trì mỗi khoa có 1 phòng/góc truyền thông, bảng thông tin GDSK cho người bệnh nội trú.
+ Đầu tư thêm trang thiết bị: Phòng truyền thông có đủ bàn ghế; ti vi; áp phích treo dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn, nhiều người qua lại; có đủ tài liệu về ĐTĐ như các tờ rơi, chế độ dinh dưỡng để ở phòng truyền thông của khoa để người bệnh và người nhà tham khảo.
- Công tác tổ chức truyền thông GDSK
+ Ban hành các quy định cụ thể hơn về tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú. Để điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK cho người bệnh, phòng ngừa biến chứng bệnh ĐTĐ.
+ Phòng Điều dưỡng xây dựng quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân người bệnh ĐTĐ type 2 và quy trình tư vấn GDSK cho nhóm người bệnh ĐTĐ type 2, được Hội đồng khoa học của bệnh viện phê duyệt hàng năm (Phụ lục 2, Phụ lục 3).
+ Xây dựng được bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân và cho nhóm người bệnh ĐTĐ type 2 (Phụ lục 4, Phụ lục 5).
+ Tổ chức lập kế hoạch tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú + Tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh 1 tháng/lần lồng ghép vào họp Hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện.
+ Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về TT - GDSK cho điều dưỡng, đặc biệt cử điều dưỡng tham gia các Hội về ĐTĐ và tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sau khi đi tập huấn về phải tổ chức tập huấn lại cho điều dưỡng các khoa trong bệnh viện.
+ Tổ CTXH phối hợp với các khoa lâm sàng làm tốt công tác TT - GDSK. + Thành lập Câu lạc bộ người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện để NB gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về các biện pháp kiểm soát đường huyết phòng ngừa biến chứng.
+ Khoa Dinh dưỡng phải xây dựng được chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh