Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng thấp tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 49 - 61)

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật theo bảng điểm FACT – C

Bảng 0.24.Điểm trung bình chất lượng cuộc sống sau mổ

Điểm đánh giá Điềm trung bình SD

Tình trạng thể chất 20,1 0,7

Tình trạng tinh thần 17,3 1,7

Tình trạng công việc 19,9 1,2

Mối quan hệ gia đình/xã hội 20,2 0,6

Mối quan tâm về ung thư 27,3 1,7

50

Nhận xét: Thang điểm FACT-C được dùng để đánh giá chuyên cho ung thư đại trực tràng, gồm 5 tiêu chí đánh giá: Tình trạng thể chất có tổng điểm đánh giá là 28 điểm, Tình trạng tinh thần tổng điểm đánh giá là 24 điểm, tổng điểm mối quan hệ gia đình/xã hội là 28 điểm và tổng điểm mối quan tâm về ung thư là 36 điểm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình về tình trạng thể chất là 20,1 ± 0,7 điểm, điểm trung bình về tinh thần là 17,3 ± 1,7 Tình trạng công việc 19,9±1,2 Mối quan hệ gia đình/xã hội 20,2 ±0,6.

Bảng 0.25. Phân bố tỷ lệ các mức độ tình trạng thể chất và tinh thần sau mổ của nhóm người bệnh nghiên cứu

Mức độ Rất tốt Tốt Trung bình Kém

N % N % N % N %

Tình trạng thể chất 20 21,7 56 60,9 12 13,0 4 4,3

Tình trạng tinh thần 32 34,8 27 27,3 26 28,1 7 7,6

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thể chất của người bệnh sau mổ ở mức độ rất tốt có 20/92 người bệnh (chiếm 21,7%), mức độ tốt có 56/92 người bệnh (chiếm 60,9%). Có 4 người bệnh mức độ kém chiếm 4,3%.

Về tình trạng tinh thần có 32/92 người bệnh mức độ rất tốt (chiếm 34,8%) và có 7/92 người bệnh mức độ kém (chiếm 7,6%).

Bảng 0.26.Phân bố tỷ lệ các mức độ tình trạng công việc và mối quan hệ gia đình xã hội của nhóm người bệnh nghiên cứu

Mức độ Rất tốt Tốt Trung bình Kém

n % n % n % n %

51

Mối quan hệ gia đình/xã hội

42 45,7 29 31,5 19 20,7 2 2,2

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng công việc của người bệnh sau mổ ở mức độ rất tốt có 20/92 người bệnh (chiếm 21,7%), mức độ kém có 5 người bệnh (chiếm 5,4%). Về mối quan hệ gia đình/xã hội có 42/92 người bệnh mức độ rất tốt (chiếm 45,7%) và có 2/92 người bệnh mức độ kém (chiếm 2,2%).

Bảng 0.27. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống người bệnh so với tuổi Điểm đánh giá <30 30 - 49 50 - 69 >70 p

Tình trạng thể chất 21,9±8,5 21,3± 8,9 19,3±4,5 18,9±5,7 0,022

Tình trạng tinh thần 16,1±5,2 16,5±8,1 16,7±5,6 16,8±7,2 0,063

Tình trạng công việc 20,4±5,1 21,2±5,9 20,1±5,7 20,1±6,4 0,066

Mối quan hệ gia đình/xã hội

21,1 ±8,4 20,3±7,2 20,1±5,9 19,2±5,4 0,041

Mối quan tâm về ung thư

17,9 ± 9,5 19,2±6,5 21,5±3,5 21,4±5,8 0,036

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thể chất, mối quan hệ gia đình xã hội và mối quan tâm về ung thư có mối liên quan tới tuổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 0.28. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống người bệnh so với giới

Điểm đánh giá Nam Nữ

Tình trạng thể chất 22,1 ± 2,8 19,2 ± 9,2

Tình trạng tinh thần 16,9 ± 3,8 17,6 ± 6,1

Tình trạng công việc 21,7 ± 8,2 19,1 ± 5,9

Mối quan hệ gia đình/xã hội 22,2 ± 6,8 20,1 ± 8,7

52

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng thể chất, tình trang công việc và mối quan tâm về ung thư có mối liên quan tới giới với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 0.29.Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống người bệnh so với mức độ xâm lấn

Điểm đánh giá T1 T2 T3 T4 p

Tình trạng thể chất 22,3±7,1 20,8±5,5 19,1±5,9 18,7±6,2 0,04

Tình trạng tinh thần 17,5±7,2 16,9±5,8 15,1±7,7 15,0±3,2 0,037

Tình trạng công việc 21,5±6,5 20,6±8,5 19,5±7,2 18,9±5,1 0,063

Mối quan hệ gia

đình/xã hội

20,9 ±6,1 20,4 ±7,5 18,9 ±7,4 17,3 ±7,4 0,059

Mối quan tâm về ung thư

22,7 ± 3,5 19,8 ± 4,7 17,9 ± 6,2 17,1 ± 4,5 0,023

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng xấm lấn của ung thư ảnh hưởng rõ rệt lên thể chất, tinh thần và mối quan tâm đến ung thư của người bệnh.

Bảng 0.30. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống người bệnh so với phương pháp phẫu thuật

Điểm đánh giá Phẫu thuật Miles PT Bảo tồn cơ thắt p

Tình trạng thể chất 20,1 ± 7,9 23,2 ± 6,4 0,062

Tình trạng tinh thần 15,0 ± 3,8 18,6 ± 6,5 0,03

Tình trạng công việc 20,2 ± 8,1 21,1 ± 9,3 0,063

Mối quan hệ gia đình/xã hội 17,2 ± 8,9 21,0 ± 3,7 0,052

Mối quan tâm về ung thư 17,0 ± 6,5 21,5 ± 6,8 0,025

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp phẫu thuật có ảnh hưởng đến tinh thần và mối quan tâm đến ung thư của người bệnh và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

53

BÀN LUẬN

4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới

4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng trong những năm gần đây không ngừng tăng lên trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, UTTT nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp và được quan tâm ngày càng nhiều [17], [23].

54

Trong tổng số 92 người bệnh nghiên cứu, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 40 tuổi trở lên (chiếm 86,9%), tuổi trung bình là 55,4  13,1 tuổi, tuổi thấp nhất của người bệnh là 24 tuổi và cao nhất là 81 tuổi.

Theo Nguyễn Văn Hiếu [14], trong nghiên cứu 205 người bệnh UTTT được phẫu thuật tại bệnh viện K từ năm 1994 - 2000 cho thấy bệnh gặp chủ yếu ở độ tuổi trên 40 (83%) phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Theo Nguyễn Công Hoàng [27], tuổi mắc bệnh trung bình 56,2 ± 10,2 tuổi, cao nhất là 76 tuổi, thấp nhất là 29 tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất từ 41 đến 70 tuổi (chiếm 86,7%).

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả L. Liu [55], nghiên cứu 125 người bệnh UTTT từ năm 2001 đến năm 2005, tuổi trung bình của người bệnh là 55,5 ± 11 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi và người bệnh cao nhất là 85 tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và đây cũng là tỷ lệ phản ảnh chung về mối liên quan giữa UTTT với nhóm tuổi [14], [27], [47].

4.1.1.2.Đặc điểm về giới

Trong số 92 người bệnh nghiên cứu có 54 BN nam và 38 BN nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới (p > 0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Theo Phan Anh Hoàng [16] tỷ lệ nam/nữ là 0,8. Nguyễn Hoàng Bắc nghiên cứu 58 người bệnh UTTT thấp cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1/1,14 [2]. Nguyễn Trọng Hoè [17], trong nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật của phẫu thuật bảo tồn cơ thắt điều trị UTTT, kết quả tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1.

Theo Perera T [61], nghiên cứu tỷ lệ UTTT tại Sri Lanka, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh UTTT có xu hướng ngày càng tăng lên, cho đến năm 2004 thì tỷ lệ này là 3,2 /100.000 phụ nữ và 4,9/100.000 nam giới.

55

Nghề nghiệp của người bệnh không phải là yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến bệnh UTTT, nhưng nghề nghiệp có thể liên quan phần nào khả năng nhận thức và mức độ quan tâm đến sức khỏe, bệnh tật của chính bản thân người bệnh.

Bảng 3.2 cho thấy mắc UTTT ở tất cả các nghề, trong đó nông dân chiếm tỷ lệ 35,8 %, kết quả này phù hợp với công bố của Đặng Thị Kim Phượng 47,1% [22], Phan Anh Hoàng 51,1% [16]. Tuy nhiên nước ta 80% dân số làm nông nghiệp thì tỷ lệ này không đủ để kết luận nông dân có tỷ lệ mắc cao hơn các ngành nghề khác.

Kết quả tìm hiểu tiền sử NB có 8/92 người bệnh (chiếm 8,6%) bị viêm đại tràng mạn tính. Tỷ lệ này tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Hiếu [14], nghiên cứu trên 295 người bệnh UTTT tại viện K giai đoạn 1992 - 2000, tỷ lệ viêm đại tràng mạn tính là 18,1%. Bảng 3.4 cho thấy trong nhóm nghiên cứu có 89,1% có tiền sử khoẻ mạnh bình thường, theo Đặng Thị Kim Phượng [22], tỷ lệ này là 68,9%.

4.1.3. Thời gian tính từ lúc phát hiện triệu chứng bệnh đến lúc vào viện để phẫu thuật.

Đối với các bệnh ung thư nói chung và UTTT nói riêng, việc phát hiện bệnh sớm rất có ý nghĩa trong điều trị và tiên lượng bệnh. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định giai đoạn bệnh UTTT nên cũng quyết định sự lựa chọn phương pháp phẫu thuật tạm thời hay phẫu thuật triệt căn. Với 67,4% trường hợp đến điều trị sau 3 tháng kể từ khi phát hiện triệu chứng bệnh đầu tiên, trong đó 12% đến sau 7 tháng. Kết quả này cho thấy hầu hết người bệnh đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, tuy nhiên đây không phải là con số phản ảnh đầy đủ thực trạng đến muộn vì căn cứ trên đối tượng nghiên cứu chúng tôi chỉ lựa chọn những người bệnh ung thư trực tràng có chỉ định phẫu thuật triệt căn và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên với tỷ lệ này cho thấy sự hiểu biết của người bệnh về UTTT còn kém, khả năng phát hiện sớm UTTT của hệ thống y tế cơ sở ở nước ta còn hạn chế nên những người bệnh này thường được giữ lại ở cơ sở y tế tuyến trước để điều trị với chẩn đoán sai lệnh, kéo dài thời gian phát hiện bệnh. Qua hỏi bệnh, chúng tôi phát hiện 100% trường hợp người bệnh, ngay từ lúc đầu xuất hiện triệu chứng đều cho rằng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng hoặc lỵ… nên tự điều trị bằng thuốc đông y hoặc điều trị tại cơ sở y tế cơ sở với chẩn đoán bệnh lý lành tính.

56

Nguyễn Trọng Hòe [17], tỷ lệ BN đến viện sau 3 tháng xuất hiện triệu chứng là 48,9%, sau 12 tháng là 10,6%.

Theo Nguyễn Văn Hiếu [14], nghiên cứu người bệnh UTTT tại bệnh viện K cho thấy: thời gian trung bình từ khi phát hiện triệu chứng đến khi vào viện là 6,7 tháng, sớm nhất là 1 tháng, muộn nhất là 39 tháng, tỷ lệ người bệnh đến viện sau 3 tháng phát hiện triệu chứng là 78,6%, sau 6 tháng là 33,8%.

Các nghiên cứu khác trong nước đều cho thấy sự nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh UTTT với các bệnh lý lành tính ở trực tràng như trĩ, viêm đại tràng co thắt, hội chứng lỵ...[13], [15], [26].

4.1.4. Các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

Kết quả bảng 3.6 cho thấy triệu chứng đại tiện phân nhày máu gặp ở hầu hết các người bệnh UTTT, đây cũng là lý do chính khiến NB đến khám bệnh. Theo nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng đại tiện phân nhày máu chiếm 87,0%, đại tiện nhiều lần trong ngày chiếm 33,7%, thay đổi khuôn phân chiếm 33,7%, gầy sút cân chiếm 68,5%. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Kim Phương (2004) nghiên cứu 89 người bệnh UTTT có 89,7% NB có triệu chứng đại tiện phân nhày máu [22]. Theo Dương Xuân Lộc trong nghiên cứu 82 người bệnh UTTT được điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy triệu chứng thường gặp là đi ngoài phân có máu chiếm 92,7% [43]. Theo Phan Anh Hoàng [16], 93,3% người bệnh UTTT có triệu chứng đại tiện phân nhầy máu. Theo tác giả Nguyễn Trọng Hoè [17], UTTT giai đoạn sớm thường được phát hiện tình cờ hoặc qua khám định kỳ, nhưng ở giai đoạn muộn các triệu chứng thường điển hình, phân có nhày máu, thay đổi thói quen ruột và triệu chứng quan trọng nhất là thăm trực tràng sờ thấy u ở hầu hết người bệnh UTTT thấp. Trong Nghiên cứu của tác giả cho thấy, tất cả người bệnh trong nhóm nghiên cứu thể hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của UTTT điển hình, phân nhày máu kéo dài chiếm 100%, triệu chứng này làm cho NB dễ nhầm với bệnh kiết lỵ hoặc viêm đại tràng, dẫn đến người bệnh tự điều trị trong một khoảng thời gian rất dài. Các triệu chứng hay gặp khác bao gồm: thay đổi khuôn phân 75,7%, đại tiện nhiều lần trong ngày 54,1%, đau bụng kiểu từng cơn vùng hố chậu trái kèm cảm giác đại tiện 40,5%.

57

Trong thực tế lâm sàng có một nghịch lý xảy ra: khi chưa có triệu chứng thì chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn, nhưng thuận lợi trong điều trị và khả năng khỏi bệnh cao, ngược lại khi người bệnh có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng, điều đó đồng nghĩa với việc bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã xâm lấn rộng và di căn xa nên chẩn đoán dễ dàng hơn, nhưng cơ hội điều trị triệt để ít và tỷ lệ khỏi bệnh thấp, tỷ lệ tái phát cao [9], [12], [15], [26], [27], [29].

Để phát hiện UTTT ở giai đoạn không triệu chứng thì biện pháp tốt nhất là sàng lọc ung thư. Tuy nhiên, để sàng lọc ung thư có hiệu quả, không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế, mà phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành: truyền thông, y tế, bảo hiểm xã hội… Nếu không, sàng lọc ung thư chỉ mang tính hình thức, đặc biệt là từ chối tái sàng lọc. Vì vậy, cho đến hiện nay, không chỉ ở những nước đang phát triển, mà ngay cả ở các nước phát triển vẫn có khoảng 50% người bệnh UTTT được chẩn đoán muộn [17], [34], [57].

4.1.5. Đặc điểm khối u qua nội soi.

Soi trực tràng cho đến nay vẫn là phương pháp quan trọng để chẩn đoán UTTT. Phương pháp có ưu điểm là rẻ tiền, kỹ thuật đơn giản, nhưng lại cho biết chính xác u về hình dạng, kích thước và vị trí u cách rìa hậu môn để quyết định phương pháp phẫu thuật. Qua nội soi, thực hiện bấm sinh thiết để có chẩn đoán giải phẫu bệnh hoặc giúp đặt đầu dò siêu âm để đánh giá mức xâm lấn của ung thư. 100% NB trong nghiên cứu của chúng tôi đều được soi trực tràng, sinh thiết và xác định được vị trí tổn thương. Qua hình ảnh nội soi trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy thể sùi gặp nhiều nhất chiếm 71,8%, thể sùi kết hợp với loét chiếm 22,8%, thể loét chiếm 5,4%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu [14], tiến hành trên 205 người bệnh cho kết quả: thể sùi chiếm 85,9%, thể loét chiếm 7,8%, thể thâm nhiễm 1,9%, thể dưới niêm là 4,4%. Theo tác giả Nguyễn Trọng Hoè [17], nghiên cứu trên 46 người bệnh UTTT tại bệnh viện 103, kết quả cho thấy thể sùi chiếm cao nhất 60,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các tác giả khác và đều cho thấy thể sùi là thể gặp nhiều nhất.

Giá trị của nội soi trong đánh giá mức xâm lấn của ung thư không chỉ dựa vào mối liên quan giữa hình dạng, kích thước u với mức xâm lấn của ung thư, mà qua soi trực tràng, trong một số trường hợp, người ta có thể đánh giá được mức xâm lấn ung thư bằng cách đánh giá độ di động của u như sử dụng ngay đầu của ống soi cứng xô đẩy vào

58

khối u, hoặc sử dụng một số dụng cụ nội soi như những kỡm dài chạm nhẹ nhàng vào khối u để tìm xem u cũng di động hay cố định. Những trường hợp này thường chỉ để đánh giá cho các u ở cao, thăm trực tràng không sờ thấy [25], [47], [58].

4.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng

4.1.6.1. Xét nghiệm máu

Kết quả nghiên cứu cho thấy 77,2% Nb có số lượng hồng cầu trên 4 triệu. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Kim Phượng [22] có 71,3% số lượng hồng cầu trên 4 triệu, 62,1% hàm lượng huyết sắc tố trên 12 g/l, kết quả gần tương đương nhau. Theo tác giả Phan Anh Hoàng [16], nghiên cứu trên 98 NB ung thư trực tràng cho thấy, người bệnh có số lượng hồng cầu trung bình là 4,3 triệu và hàm lượng huyết sắc tố trung bình là 12,4 g/l. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Hòe [17], số NB không thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ 61,7% (số lượng hồng cầu > 3,5 triệu), NB thiếu máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng thấp tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)