- Các chỉ tiêu hóa sinh xác định vào giai đoạn sau khi gây hạn 14 ngày
3.3.1. Ảnh hưởng của các MĐGH đến chiều cao cây của các giống đậu xanh
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây, phản ánh được phần nào đặc tính của giống. Ảnh hưởng của các MĐGH đến chiều cao cây của các giống đậu xanh được thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các MĐGH đến chiều cao cây của các giống (cm) GĐGH Giống H0 H1 H2 H3 TB G1 53,80cd 56,20bc 52,40d 54,33cd 54,18b G2 56,10bc 59,13ab 56,26bc 54,50cd 56,50a G3 61,63a 56,00bc 55,66cd 0,0e 43,32c TB 57,17a 57,11a 54,77b 36,27c CV (%) 3,56% LSD0,05 (giống) 1,90 LSD0,05 (hạn) 1,81 LSD0,05 (giống x hạn) 3,29
Số liệu thu được ở bảng 3.5 cho thấy: Giống G2 (ĐXBĐ.09) có chiều cao cây trung bình đạt tốt nhất (56,50 cm) và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các giống còn lại cũng như giống đối chứng G3 (43,32 cm). Giống G1 có chiều cao cây trung bình đạt 54,18 cm.
Tương tự, chiều cao cây trung bình giữa các MĐGH cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, chiều cao cây trung bình của MĐGH H1 là tốt nhất, đạt 57,11 cm; tuy chưa cho thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê đối với MĐGH H0 (đối chứng) nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với các MĐGH còn lại. Ở MĐGH H2 cây đậu xanh có chiều cao trung bình là 54,77 cm và MĐGH H3 có chiều cao cây trung bình đạt thấp nhất (36,27 cm).
Xét tác động tương hỗ của các MĐGH đến chiều cao cây của 3 giống đậu xanh cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức có chiều cao cây tốt nhất là công thức G3H0, đạt 61,63 cm. Tiếp đến là các công thức H2H1 (59,13 cm), G2H2 (56,26 cm), G1H1 (56,20 cm), G2H0 (56,10 cm), G3H1 (56,00 cm), G3H2 (55,66 cm), G2H3 (54,50 cm), G1H3 (54,33 cm), G1H0 (53,80 cm), G1H2 (52,40 cm). Công thức G3H3 có chiều cao cây thấp nhất (0,0 cm).
3.3.2. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số cành trên cây của các giống đậu xanh
Số cành trên cây của đậu xanh thể hiện khả năng phân cành của giống đậu xanh. Từ đó, là cơ sở cho việc bố trí mật độ cây trồng cho phù hợp với cây đậu xanh chung và từng giống đậu xanh nói riêng.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số cành trên cây của các giống (cành) GĐGH Giống H0 H1 H2 H3 TB G1 1,00d 1,00d 0,93de 1,50a 1,10a G2 0,83fg 0,90ef 1,00d 1,3b 1,00b G3 0,76g 1,10c 1,00d 0,00h 0,71c TB 0,86c 1,00a 0,97ab 0,93b CV (%) 5,29% LSD0,05 (giống) 0,02 LSD0,05 (hạn) 0,05 LSD0,05 (giống x hạn) 0,08
Số cành trên cây của giống G1 là 1,1 cành, cao hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa với các giống còn lại cũng như giống đối chứng G3 (0,71 cành). Giống G2 có số cành trên cây đạt 1,00 cành (bảng 3.6).
Các MĐGH H1 có số cành trên cây trung bình ở cả 3 giống đậu xanh nhiều nhất (1,0 cành), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các MĐGH còn lại. MĐGH H0 có số cành trên trung bình trên cây ở 3 giống thấp nhất (0,86 cành).
Khi đánh giá tác động của các MĐGH đối với các giống đậu xanh cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Công thức G1H3 có số cành trên cây là 1,50 cành, cao hơn các công thức còn lại. Số cành trên cây của các công thức còn lại dao động 0,0 - 1,30 cành. Trong đó, số cành trên cây ở các công thức khác lần lượt như sau: G2H3 (1,30 cành); G3H1 (1,10 cành); G1H0, G1H1, G2H2 và G3H2 đều 1,0 cành; G1H2 (0,93 cành); G2H1 (0,9 cành); G2H0 (0,83 cành); G3H0 (0,76 cành) và thấp nhất là G3H3 (0,0 cành).
3.4. Ảnh hưởng của các MĐGH đến năng suất và năng suất của các giống đậu xanh
3.4.1. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số quả trên cây của các giống đậu xanh
Hạn xảy ra ở thời kì ra hoa có số quả trên cây, số hạt trên quả và Khối lượng 100 hạt thấp hơn so với các thời kì khác. Điều này được lý giải là ở giai đoạn ra hoa có số hoa nở nhiều nhất, vì vậy khi cây bị hạn trong thời kì này đã làm hoa rụng nhiều, những hoa tồn tại được trên cây hạt phấn có thể bị chết hoặc quá trình thụ tinh bị ảnh hưởng làm giảm số quả trên cây và số hạt trên quả (Assmann et al, 2000) [18].
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của MĐGH đến số quả trên cây của 3 giống đậu xanh được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số quả trên cây của các giống (quả) GĐGH Giống H0 H1 H2 H3 TB G1 18,80ab 17,50c 12,90e 9,23f 14,60b G2 19,43a 19,23a 16,10d 12,80e 16,89a G3 19,13a 17,90bc 15,66d 0,00g 13,17c TB 19,12a 18,21b 14,88c 7,34d CV (%) 4,68% LSD0,05 (giống) 0,26 LSD0,05 (hạn) 0,69 LSD0,05 (giống x hạn) 1,07
Qua bảng 3.7 cho thấy số quả trên cây của 3 giống đậu xanh ở các MĐGH đều có sự khác biệt có ý nghĩa.
Số quả trên cây trung bình của 3 giống ở các mức độ gây hạn dao động từ 13,17 - 16,89 quả. Trong đó, giống G2 có số quả đạt cao nhất (16,89 quả), cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa với giống G1 (14,60 quả) cũng như giống đối chứng G3 (13,17 quả).
Từ các số liệu về số quả trên cây ở các MĐGH (bảng 3.7) thấy rằng các MĐGH có số quả đạt thấp hơn đối chứng không gây hạn H0 (19,12 quả). Số quả trên cây ở các MĐGH xếp theo thứ tự giảm dần là H0>H1>H2>H3. Qua đó có thể thấy rằng khi gây hạn với thời gian gây hạn càng kéo dài thì số quả có xu hướng giảm dần.
Giữa số quả của các giống và các MĐGH có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh các công thức thí nghiệm. Số quả/cây ở các công thức thí nghiệm biến động từ 0,0 - 19,43 quả. Công thức có số quả đạt cao nhất là công thức G2H0 không gây hạn (19,43 quả), mặc dù không có sự khác biệt nào đối với công thức G2H1 gây hạn 7 ngày (19,23 quả) và công thức G3H0 (19,13 quả) nhưng từ sự khác biệt có ý nghĩa với các công thức còn lại. Số quả trên cây của các công thức còn lại lần lượt như sau: G1H0 (18,80 quả), G3H1 gây hạn 7 ngày (17,90 quả), G1H1 (17,50 quả), G2H2 gây hạn 14 ngày (16,10 quả), G3H2 (15,66 quả), G1H2 (12,90 quả), G2H3 gây hạn 21 ngày (12,80 quả) và G1H3 (9,23 quả). Công thức G3H3 có số quả đạt thấp nhất (0,0 quả).
Biểu đồ 3.2. Số quả trên cây của các giống đậu xanh
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 G1 G2 G3
Giống đậu xanh
SỐ QUẢ TRÊN CÂY
H0 H1 H2 H3
Phân tích tương quan giữa số quả trên cây và năng suất thực thu của các giống đậu xanh được thể hiện ở đồ thị 3.1.
Đồ thị 3.1. Tương quan giữa số quả trên cây và năng suất thực thu
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cho thấy số quả trên cây và năng suất thực thu có mối tương quan thuận và chặt khi bị hạn ở thời kì ra hoa. Như vậy, khi bị hạn giống nào cho năng suất cao hơn thì giống đó có khả năng chịu hạn tốt hơn.
3.4.2. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số hạt trên quả của các giống đậu xanh.
Theo Sadeghipour (2008), khi bị hạn bất kể cả giai đoạn sinh trưởng sinh thực hay sinh trưởng sinh dưỡng đều làm giảm các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu xanh. Hạn ở thời kì ra hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất hạt của cây đậu xanh [50]. Khô hạn trong thời kì ra hoa sẽ làm giảm nghiêm trọng số quả trên cây, số hạt trên quả và Khối lượng 100 hạt.
Kết quả xác định ảnh hưởng của MĐGH đến số hạt trên quả được trình bày ở bảng 3.8. y = 0.8412x - 2.9662 R² = 0.7406 -5 0 5 10 15 20 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 N S TT SỐ QUẢ NSTT Linear (NSTT)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các MĐGH đến số hạt trên quả của các giống đậu xanh (hạt)
GĐGH Giống H0 H1 H2 H3 TB G1 9,90a 9,20abc 7,56d 9,53ab 9,05a G2 9,40abc 8,73c 8,93bc 7,80d 8,71b G3 9,93a 7,76d 9,96a 0,00e 6,91c TB 9,74a 8,56b 8,82b 5,77c CV (%) 5,72% LSD0,05 (giống) 0,33 LSD0,05 (hạn) 0,47 LSD0,05 (giống x hạn) 0,77
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy số hạt trên quả trung bình của các giống thí nghiệm ở các MĐGH dao động từ 6,91 - 9,05 hạt và cho thấy có sự khác biệt giữa các giống có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống G1 có số hạt trên quả trung bình ở các MĐGH cao nhất (9,05 hạt), có sự khác biệt nào có ý nghĩa so với giống G2 (8,71 hạt) và với giống đối chứng G3 có số hạt ít nhất (6,91 hạt) (bảng 3.8).
Xét số hạt trên quả của các MĐGH cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, ở MĐGH H0 (đối chứng không gây hạn) có số hạt nhiều nhất (9,74 hạt), có sự khác biệt có ý nghĩa với MĐGH có số hạt ít nhất là H3 (5,77 hạt).
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy số hạt của các công thức dao động 0,0 - 9,96 hạt đồng thời cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi xét tương tác tương hỗ giữa MĐGH và giống đậu xanh. Công thức G3H2 (gây hạn 14 ngày) có số hạt đạt cao nhất (9,96 hạt), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với công thức G3H0 (9,93 hạt ) và công thức G1H0 (9,90 hạt) nhưng
có sự khác biệt có ý nghĩa với các công thức còn lại. Số hạt trên quả của các công thức khác như sau: G1H3 (9,53 hạt), G2H0 (9,40 hạt), G1H1 (9,2 hạt), G2H2 (8,93 hạt), G2H1 (8,73 hạt), G2H3 (7,8 hạt), G3H1 (7,76 hạt) và G1H2 (7,56 hạt). Công thức có số hạt thấp nhất là công thức G3H3(gây hạn 21 ngày) 0,0 hạt.
Phân tích tương quan giữa số hạt trên quả với năng suất thực thu của cây được trình bày ở đồ thị 3.2.
Đồ thị 3.2. Tương quan giữa số hạt trên quả với năng suất thực thu
Đồ thị 3.2 cho thấy giữa số hạt trên quả với năng suất thực thu có sự tương quan thuận với nhau. Tuy nhiên, mối tương quan này không chặt vì năng suất thực thu còn dựa vào Khối lượng 100 hạt. Tuy vậy, dựa và kết quả thí nghiệm có thể thấy rằng khi gây hạn càng lâu thì số hạt trên quả của các giống càng giảm, từ đó làm giảm năng suất cây trồng.
y = 1.1846x - 0.1882 R² = 0.3409 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 2 4 6 8 10 12 N ST T HQ NSTT Linear (NSTT)
3.4.3. Ảnh hưởng của các MĐGH đến khối lượng 100 hạt của các giống đậu xanh
Khi bị hạn ở giai đoạn ra hoa làm giảm sự huy động của các sản phẩm quang hợp về hạt, do đó khối lượng 100 hạt bị giảm (Sadeghipour, 2008) [50].
Nghiên cứu ảnh hưởng của các MĐGH đến Khối lượng 100 hạt của các giống đậu xanh thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các MĐGH đến khối lượng 100 hạt của các giống đậu xanh (gam)
GĐGH
Giống
H0 H1 H2 H3 TB
G1 7,09ab 6,95abc 6,57bc 6,46c 6,77a
G2 7,08ab 6,97abc 6,92abc 6,73abc 6,92a
G3 7,18a 7,09ab 6,94abc 0,00d 5,30b TB 7,11a 7,00a 6,81a 4,39b CV (%) 4,89% LSD0,05 (giống) 0,26 LSD0,05 (hạn) 0,31 LSD0,05 (giống x hạn) 0,52
Kết quả xác định ở bảng 3.9 cho thấy: Các giống có khối lượng 100 hạt trung bình ở các MĐGH dao động từ 5,30 - 6,92 gam. Khối lượng 100 hạt trung bình của giống G2 đạt cao nhất (6,92 gam), tuy chưa cho thấy có sự khác biệt nào với khối lượng 100 hạt trung bình của giống G1 (6,77 gam) nhưng đã cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với với khối lượng 100 hạt trung bình của giống đối chứng G3 (5,30 gam).
Khối lượng 100 hạt trung bình của 3 giống đậu xanh không gây hạn (H0) tương đương với MĐGH 7 ngày, 14 ngày (H1 và H2) lần lượt là: 7,11gam;
7,00 gam; 6,81 gam; khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng có sự khác biệt với MĐGH 21 ngày (H3), đạt trọng lượng trung bình 4,39 gam.
Xét ảnh hưởng của các MĐGH đối với các giống cho thấy công thức G3H0 có khối lượng 100 hạt cao nhất (7,18 gam), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các công thức G1H0 và G3H1 (7,09 gam), G2H0 (7,08 gam). Tuy nhiên, công thức G3H0 có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với các công thức còn lại. Khối lượng 100 hạt của các công thức còn lại lần lượt như sau: G2H1 (6,97 gam), G1H1 (6,95 gam), G3H2 (6,94 gam), G2H2 (6,92 gam), G2H3 (6,73 gam), G1H2 (6,57 gam) và G1H3 là 6,46gam. Công thức có Khối lượng 100 hạt thấp nhất là G3H3 (0,0 gam).
Phân tích tương quan giữa khối lượng 100 hạt với năng suất thực thu được thể hiện ở đồ thị 3.3.
Đồ thị 3.3. Tương quan giữa Khối lượng 100 hạt và năng suất thực thu
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa khối lượng 100 hạt và năng suất thực thu của cây đậu xanh có sự tương quan thuận với nhau, tuy nhiên sự tương quan này không chặt. Khi cây bị khô hạn thì sự tích luỹ chất khô giảm, từ đó làm giảm trọng lượng hạt, kéo theo đó là sự suy giảm của năng suất thực thu.
y = 1.6837x - 1.1085 R² = 0.3727 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 2 4 6 8 NST T TLH NSTT Linear (NSTT)
3.4.4. Ảnh hưởng của các MĐGH đến năng suất thực thu của các giống đậu xanh
Năng suất là mục tiêu quan trọng trong việc chọn tạo giống vì nó quyết định đến giá trị kinh tế. Một số giống có năng suất cao hơn hẳn những giống khác trong điều kiện hạn nghiêm trọng, đó là sự liên quan đến tính chịu hạn (Blum, 2002). Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các MĐGH đến năng suất thực thu của các giống được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các MĐGH đến năng suất thực thu của các giống (g/chậu) GĐGH Giống H0 H1 H2 H3 TB G1 15,98a 13,28 7,52f 4,15g 10,23b G2 16,20a 13,54c 10,18e 4,07g 10,99a G3 14,91b 12,51d 3,75g 0,00h 7,79c TB 15,69a 13,11b 7,15c 2,74d CV (%) 4,51% LSD0,05 (giống) 0,34 LSD0,05 (hạn) 0,43 LSD0,05 (giống x hạn) 0,72
Năng suất của cây đậu xanh là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 100 hạt. Các yếu tố này bị chi phối bởi đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 100 hạt của các giống đậu xanh có sự sai khác rõ rệt ở mức ý nghĩa thống kê ở cả điều kiện hạn và không hạn.
Do có sự sai khác có ý nghĩa giữa các yếu tố cấu thành năng suất ở bảng 3.7, 3.8 và bảng 3.9 đã dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất của các giống, MĐGH, các công thức tương tác giữa các giống và các MĐGH trong bảng 3.10.
Năng suất thực thu trung bình của 3 giống dao động từ 7,79 - 10,99 gam/chậu. Giống G2 có năng suất thực thu cao nhất (10,99 gam/chậu), tuy chưa
có sự khác biệt nào đối với giống G1 (10,23 gam/chậu) nhưng đã cho thấy có sự khác biệt với các dòng giống còn lại ở mức độ tin cậy p<0,05. Giống có năng suất thực thu trung bình ở các MĐGH thấp nhất là giống G3 (7,79 gam/chậu).
Tương tự, các MĐGH cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất thực thu. Năng suất thực thu cao nhất là đối chứng MĐGH H0 (15,69 gam/chậu), thấp nhất là MĐGH H3 đạt 2,74 gam/chậu. Qua bảng 3.10 cũng có thể thấy được năng suất thực thu của các MĐGH có xu hướng giảm dần khi gia tăng số ngày gây hạn tương ứng với các MĐGH.
Từ những khác biệt của các yếu tố riêng biệt là giống và MĐGH nên đã dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất thực thu khi xét tương tác tương hỗ giữa các giống và các MĐGH. So sánh năng suất thực thu giữa các giống thì: Công thức G2H0 (không gây hạn) có năng suất thực thu cao nhất (16,20 gam/chậu), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các công thức khác (p<0,05) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với công thức G1H0 (15,98 gam/chậu). Trong đó, giống G3 ở MĐGH 21 ngày (G3H3) có năng suất thực thu đạt thấp nhất (0,0 gam/chậu).
Biểu đồ 3.3. Năng suất thực thu của các giống đậu xanh
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Thắng và cộng sự (2012), có sự khác biệt về năng suất giữa các giống, nếu hạn
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 G1 G2 G3 Năn g su ất t hự c th u (gam )
Giống đậu xanh
H0 H1 H2 H3
xảy ra càng lâu thì sự suy giảm năng suất càng lớn. Sadeghipour (2008) cũng chỉ ra rằng, hạn ở thời kì sinh trưởng sinh thực đặc biệt là giai đoạn ra hoa năng suất hạt giảm nhiều nhất so với các giai đoạn khác [50]. Ở thời kì ra hoa cây có chỉ số diện tích lá cao nhất, do đó nhu cầu nước ở giai đoạn này là cao nhất. Hạn ở thời kì này làm hàm lượng nước tương đối trong lá giảm trong khi cây lại có nhu cầu nước cao, do vậy khi hạn ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất.