Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 31)

Thu thập số liệu định lượng qua phiếu phỏng vấn người bệnh trước, sau phẫu thuật.

Điều tra viên là 02 điều dưỡng của khoa Phẫu thuật tiết niệu đã từng tham gia nghiên cứu có kiến thức và kỹ năng điều tra - Được tập huấn về lý thuyết,

thực hành về phương pháp thu thập số liệu (cách phỏng vấn người bệnh) và thống nhất cách điều tra. Giám sát viên là nghiên cứu viên chính.

Công cụ thu thập số liệu là phiếu thu thập thông tin người bệnh từ hồ sơ bệnh án, xuất phát từ những vấn đề nhu cầu cần cho nghiên cứu (các thông tin về đặc điểm cá nhân và lâm sàng của người bệnh), điều tra viên thu thập theo hồ sơ bệnh án.

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn người bệnh gồm các phần thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Bảng câu hỏi về CLCS người bệnh UPĐLTTTL được dịch từ bộ câu hỏi SF-36 1.0 gồm 36 câu hỏi về điều tra tình trạng sức khỏe của tổ chức RAND (là tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách tại Mỹ) [43]. Đây là bộ câu hỏi được dùng để phỏng vấn cho cả 2 thời điểm trước và sau phẫu thuật.

Bộ câu hỏi phỏng vấn đã được tiến hành điều tra thử nghiệm 10 người bệnh (theo bản dịch của John E. Ware) tại khoa phẫu thuật Tiết niệu, sau đó được chỉnh sửa ngôn ngữ và một số nội dung cho phù hợp với thời điểm phỏng vấn, điều kiện văn hóa và xã hội Việt Nam.

Số liệu được thu thập theo phương pháp phỏng vấn. Vào thời điểm NB mới nhập viện (chưa phẫu thuật ), ĐTV đến gặp từng NB, đưa cho họ đọc “Trang thông tin nghiên cứu”. Người bệnh sau khi đọc xong, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào “Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu”. ĐTV tiến hành phỏng vấn lần 1 và điền vào phiếu phỏng vấn. Ở lần phỏng vấn này đã có 116 NB tham gia, thời gian cho một cuộc phỏng vấn kéo dài từ 20 - 30 phút.

ĐTV sau khi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu xong, kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp lại cho giám sát viên.

Tương tự như trên phỏng vấn lần 2 vào thời điểm hẹn khám sau một tháng tại Phòng khám tiết niệu của Bệnh viện Xanh Pôn. Ở lần phỏng vấn này đã có 71 người bệnh tham gia phỏng vấn trực tiếp còn lại 45 người bệnh được phỏng vấn qua

2.6. Các biến số nghiên cứu

* Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm tuổi, tuổi người bệnh được chia thành các nhóm sau: + < 60 tuổi;

+ 60 – 69 tuổi; + 70 – 79 tuổi; + ≥ 80 tuổi.

- Lý do vào viện: Bí đái lần 1; Bí đái lần 2; Bí đái từ 3 lần trở lên; Bí đái đã đặt sonde tiểu qua niệu đạo; Bí đái đã được dẫn lưu bàng quang trên xương mu; Bí đái, cầu BQ (+) chưa được dẫn lưu nước tiểu.

- Thời gian mắc bệnh: được tính từ khi có triệu chứng rối loạn tiểu tiện đầu tiên như, đái khó, đái tăng lần, thời gian tính theo tháng và được chia các mốc: < 12 tháng; 12-24 tháng và > 24 tháng.

- Các bệnh kèm theo: các bệnh toàn thân, bệnh tim mạch, COPD, tiểu đường, lao phổi, tai biến mạch máu não.

- Các bệnh cơ quan tiết niệu: Nang thận, sỏi thận, sỏi niệu quản.

* Đặc điểm lâm sàng

- Bí đái: đột ngột đau tức vùng hạ vị, kích thích vật vã người bệnh buồn đi tiểu nhưng không tiểu được

- Các triệu chứng khác: đái buốt, đái rỉ, đái máu là các triệu chứng gợi ý cho chẩn đoán các bệnh lý kết hợp hay các biến chứng của bệnh.

- Đánh giá các triệu chứng rối loạn tiểu tiện theo IPSS [5]. Phân loại mức độ RLTT của triệu chứng chủ quan theo thang điểm quốc tế IPSS (được trình bày trong phần phụ lục):

+ IPSS từ 0 – 7 điểm: RLTT mức độ nhẹ;

+ IPSS từ 8 – 19 điểm: RLTT mức độ trung bình; + IPSS từ 20 – 35 điểm: RLTT mức độ nặng.

* Cận lâm sàng

- Siêu âm tuyến tiền liệt, chia trọng lượng u thành các nhóm: < 60 gram; 61 – 70 gram; 71 – 80 gram; > 80 gram.

* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sau mổ - Tai biến trong mổ:

+ Tai biến do nong, đặt máy: thủng NĐ, tổn thương thuỳ giữa, do nong không cẩn thận, thục đầu nong hoặc máy vào NĐ và thuỳ giữa.

+ Tổn thương niêm mạc BQ, thủng BQ. Tổn thương ngoài phúc mạc hay vào trong khoang phúc mạc.

+ Tổn thương lỗ niệu quản: do thuỳ giữa quá to làm che lấp lỗ niệu quản, trong quá trình cắt, đốt cầm máu gây nên.

+ Thủng vỏ TTL, tổn thương ụ núi: do cắt quá sâu gây thủng vỏ, cắt gây tổn thương ụ núi. NB có biểu hiện chướng bụng, đau tức, phản ứng vùng hạ vị. Bị lan nước ra vào không bằng nhau. Có thể nhìn thấy lỗ thủng BQ, có thể thấy lớp mỡ màu vàng quanh BQ, chảy máu không rõ tia, không cầm máu được.

+ Tổn thương NĐ màng, cơ thắt vân do đầu máy hoặc do cắt quá thấp dưới ụ núi. + Chảy máu trong mổ. Do cắt phải những mạch máu lớn, xoang ngang tĩnh mạch, dù chảy máu ở đâu cũng phải cầm kỹ máu, khi kết thúc phẫu thuật dịch rửa còn hồng nhạt.

- Biến chứng sau mổ:

+ Chảy máu sau mổ: là một biến chứng hay gặp trong 24 giờ đầu sau mổ hay ngay sau khi rút sonde Foley.

+ Nhiễm khuẩn sau mổ: NB sốt cao, rét run (39oC – 40oC), Bạch cầu cao, tốc độ máu lắng tăng. Cấy nước tiểu thấy vi khuẩn dương tính, với số lượng ≥ 105/ml. Làm kháng sinh đồ để có cơ sở cho quá trình điều trị cho NB.

+ Đái rỉ sau mổ, bí đái sau mổ: thời gian xuất hiện, lâm sàng, nguyên nhân và thái độ xử trí.

- Kết quả chung điều trị

Sự cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật nội soi dựa vào IPSS, QoL. Sự cải thiện này chúng tôi chia làm 3 mức độ sau:

+ Tốt: Cắt u thuận lợi tới sát vỏ; Không có tai biến và biến chứng; Sau mổ NB đái dễ.

+ Trung bình: Cắt u tới sát vỏ; Có tai biến, biến chứng nhưng khắc phục tốt không phải mổ mở, không phải can thiệp lại; Sau mổ NB đái dễ.

+ Xấu: Có tai biến phải chuyển mổ mở; Có biến chứng phải can thiệp lại; Có RLTT sau mổ (đái khó, mất kiểm soát tự chủ).

2.7. Thang đo, tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá

Bảng 2.1. Các vấn đề đánh giá bộ câu hỏi SF – 36 [43]

TT Mục đánh giá Câu hỏi Số câu Nhóm

1 Hoạt động thể chất 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 10 Sức khỏe thể chất 2 Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất 13,14,15,16 4 3 Sự đau đớn 21,22 2 4 Tình hình sức khỏe chung 1,2,33,34,35,36 6 5 Sự giới hạn vai trò các vấn đề tinh thần 17,18,19 3 Sức khỏe tinh thần

6 Năng lượng sống/sự mệt mỏi 23,27,29,31 4

7 Trạng thái tâm lý 24,25,26,28,30 5

8 Chức năng xã hội 20,32 2

Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0

Bảng câu hỏi đánh giá CLCS người bệnh trước và sau PTUPĐLTTTL (phụ lục 3) được xây dựng theo bộ công cụ SF-36, gồm 36 câu hỏi được qui đổi thành điểm định lượng đề cập đến 8 chủ đề sức khỏe. Mỗi lĩnh vực CLCS được đánh giá từ 0-100 điểm [43]:

- Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất (0 ->100 điểm) - Sự đau đớn (0 ->100 điểm)

- Tình hình sức khỏe chung (0->100 điểm)

- Sự giới hạn vai trò các vấn đề tinh thần (0->100 điểm) - Năng lượng sống/sự mệt mỏi (0->100 điểm)

- Trạng thái tâm lý (0->100 điểm) - Chức năng xã hội (0->100 điểm)

Cách tính điểm:

Bảng 2.2. Cách tính điểm cho mỗ câu trả lời trong bộ câu hỏi SF-36

TT câu hỏi Trả lời Điểm TT câu hỏi Trả lời Điểm

1, 2, 20, 22, 34, 36 1 100 13,14,15,16,17, 18,19 1 0 2 75 2 100 3 50 24, 25, 28, 29, 31 1 0 4 25 2 20 5 0 3 40 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 1 0 4 60 2 50 5 80 3 100 6 100 21, 23, 26, 27, 30 1 100 32, 33, 35 1 0 2 80 2 25 3 60 3 50 4 40 4 75 5 20 5 100 6 0

- Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng trung bình điểm của các mục số 1,2,3 và 4 (bảng 2.1).

- Điểm sức khỏe tinh thần được tính bằng trung bình điểm của các mục số 5,6,7 và 8 (bảng 2.1).

Phân mức chất lượng cuộc sống SF36 theo Silveira. CB như sau [40]:

- Từ 0 - 25: Chất lượng cuộc sống kém.

- Từ 26 - 50: Chất lượng cuộc sống trung bình. - Từ 51 - 75: Chất lượng cuộc sống khá. - Từ 76 - 100: Chất lượng cuộc sống tốt.

2.8. Các biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu

Khống chế sai số liên quan đến phương pháp thu thập thông tin: Đối với phỏng vấn lần 2, sau khi ra viện người bệnh được gửi bộ câu hỏi về nhà (phụ lục 2, phụ lục 3). Khi phỏng vấn qua điện thoại người bệnh đọc từng câu hỏi trong bộ câu hỏi và lựa trọn câu trả lời điều tra viên tích câu trả lời theo người bệnh.

2.9. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập bằng các mẫu (trong phần phụ lục), được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 16.0.

Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả:

- Tính tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn; - So sánh hai giá trị trung bình và tỷ lệ % bằng t – test; - Tính hệ số tương quan r.

2.10. Đạo đức nghiên cứu

- Người bệnh tự nguyện ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu và có quyền không trả lời những vấn đề mà họ cho là nhạy cảm.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Người bệnh được quyền dừng không tiếp tục tham gia vào nghiên cứu, rút khỏi nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào của nghiên cứu mà không bị đối xử ngược đãi, không công bằng hoặc bị phạt khi từ chối tham gia nghiên cứu và không bị mất quyền lợi khi rút khỏi nghiên cứu.

- Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp, mọi biện pháp đánh giá đều được quyết định theo tình trạng của người bệnh.

- Nghiên cứu này chỉ được thực hiện sau khi được Hội đồng thông qua đề cương đồng ý.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả phẫu thuật

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1.1. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi (n=116)

Nhận xét: Tuổi trung bình là 72,33 ± 9,37 tuổi, cao nhất là 93 tuổi, thấp nhất là 39 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 70 - 80 chiếm (40,5%).

3.1.1.2. Lý do vào viện Bảng 3.1. Lý do vào viện (n=116) Tuổi Số người bệnh Tỷ lệ % Đái khó 101 87,1 Bí đái cấp 12 10,3 Đã dẫn lưu bàng quang 3 2,6 Tổng 116 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy đái khó là lý do thường gặp nhất trong 116 người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 101/116 người bệnh (chiếm

Tuổi (tháng) Tỷ lệ %

3.1.1.3. Thời gian mắc bệnh

Biểu đồ 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh (n=116)

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình là 30,72 ± 22,19 tháng, thời gian mắc bệnh ngắn nhất 3 tháng, thời gian mắc bệnh lâu nhất là 10 năm. Thời gian mắc bệnh trên 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 55,2%.

3.1.1.4. Bệnh toàn thân kết hợp

Bảng 3.2. Các bệnh toàn thân kết hợp (n=116)

Bệnh lý toàn thân Số người bệnh Tỷ lệ %

Tăng huyết áp 16 13,8

Viêm phế quản mạn 10 8,6

Tiểu đường 6 5,2

Lao phổi 2 1,7

Tai biến mạch máu não 2 1,7

Tổng 36 31,0

Nhận xét: có 36/116 người bệnh có bệnh toàn thân kết hợp (chiếm 31,0%) trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 13,8%, có 2 người bệnh có tiền sử lao phổi và 2 người bệnh tiền sử tai biến mạch máu não.

Tỷ lệ %

3.1.1.5. Bệnh đường tiết niệu kèm theo

Bảng 3.3. Các bệnh lý đường tiết niệu kèm theo (n=116)

Bệnh kết hợp Số người bệnh Tỷ lệ %

Nang thận 7 6,0

Sỏi tiết niệu 13 11,2

Tràn dịch màng tinh hoàn 1 0,9

Hẹp bao qui đầu 2 1,7

Tổng 23 19,8

Nhận xét: Bệnh lý tiết niệu kết hợp 23/116 người bệnh (chiếm 19,8%) hay gặp nhất là sỏi tiết niệu 13/116 người bệnh (chiếm 11,2%), nang thận 7 người bệnh (chiếm 6,0%).

3.1.1.6. Trọng lượng tiền liệt tuyến

Biểu đồ 3.3. Trọng lượng tuyến tiền liệt trên siêu âm (n=116)

Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy trọng lượng tuyến tiền liệt trung bình là 68,2 ± 10,2 trọng lượng tuyến tiền liệt trong khoảng 61-70 gram chiếm tỷ lệ cao nhất 62/116 người bệnh (chiếm 53,5%), có 11 người bệnh trọng lượng tuyến tiền liệt > 80 gram chiếm 9,4%.

Tỷ lệ %

3.1.1.7. Kết quả xét nghiệm

Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm vi sinh nước tiểu

Vi khuẩn Số người bệnh Tỷ lệ (%) P. aeruginosa 07 30,43 Entercoccus 03 13,04 Enterobacte Aerogenis 03 13,04 S. aureus 03 13,04 E. coli 02 8,7 Aucinetobacter 01 4,35 Citrobacter Freundii 01 4,35 Proteus mirabilis 01 4,35 Citrobacter spp 01 4,35 Entero Agglomesan 01 4,35 Tổng 23 100

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu trước mổ 23/116 NB (19,8%), hay gặp nhất là P. aeruginosa 7/23 người bệnh (30,4%), sau đó là Entercoccus 3/23 NB (13,4%), Enterobacte Aerogenis 3/23 NB (13,4%), S. aureus 3/23 NB (13,4%), E. coli 2/23 NB (8,7%), Citrobacter Freundii,Proteus mirabilis, Citrobacter spp,

Entero Agglomesan đều có 1/23 NB (4,34%). Không có người bệnh nào gặp 2 loại

3.1.1.8. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt trước phẫu thuật

Biểu đồ 3.4. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt trước phẫu thuật (n=116)

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy điểm IPSS trung bình của người bệnh trước phẫu thuật là 24,2 ± 4,4, thấp nhất là 16 và cao nhất là 35. Trong đó số người bệnh có điểm IPSS từ 20 – 35 chiếm tỷ lệ cao nhất 76/116 người bệnh (chiếm 65,5%).

3.1.2. Kết quả phẫu thuật

3.1.2.1. Đánh giá kết quả trong mổ

Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật

Số NB X  SD Ngắn nhất Dài nhất

Thời gian phẫu thuật 116 77,2  13,3 52 115

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình là 77,2  13,3 phút, ngắn nhất là 52 phút và dài nhất là 115 phút.

Tỷ lệ %

Bảng 3.6. Số lượng dịch rửa trong phẫu thuật

Số lượng dịch rửa (lít) Số người bệnh Tỷ lệ %

<20 64 55,2

21-25 40 34,5

>25 12 10,3

Tổng 116 100

Nhận xét : Số lượng dịch rửa trung bình là 19,4  3,9 lít, trong đó số người bệnh có lượng dịch rửa nhỏ hơn 20 lít chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%. Có 12 người cần số lượng dịch rửa > 25 lít chiếm 10,3%.

Bảng 3.7. Tai biến trong mổ (n=116)

Tai biến trong mổ Số người bệnh Tỷ lệ %

Chảy máu lớn 4 3,5

Tổn thương ụ núi 2 1,7

Thủng vỏ tuyến 1 0,9

Tổng 7 6,0

Nhận xét: có 7/116 người bệnh có tai biến trong mổ (chiếm 6,0%) trong đó có 4 người bệnh chảy máu lớn trong mổ phải tiến hành truyền máu (chiếm 3,5%).

3.1.2.2. Đánh giá kết quả sau mổ

Bảng 3.8. Thời gian rửa bàng quang sau phẫu thuật

Thời gian (ngày) Số người bệnh Tỷ lệ %

< 3 23 19,8

3 – 5 78 67,2

> 5 15 12,9

Tổng 116 100

Nhận xét: Thời gian rửa bàng quang trung bình 3,97 ± 1,83 ngày, thời gian rửa bàng quang từ 3-5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 78/116 người bệnh (chiếm 67,2%).

Bảng 3.9. Thời gian lưu sonde niệu đạo

Thời gian (ngày) Số người bệnh Tỷ lệ %

< 3 6 5,2

3 – 5 38 32,7

> 5 75 62,1

Tổng 116 100

Nhận xét: Thời gian lưu sonde niệu đạo trung bình 5,81 ± 2,1 ngày, thời gian lưu sonde niệu đạo > 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 75/116 người bệnh (chiếm 62,1%).

Biểu đồ 3.5. Tình trạng tiểu tiện sau rút sonde (n=116)

Nhận xét: Số người bệnh tự đái dễ ngay sau rút sonde là 108/116 người bệnh chiếm 93,1%, bí đái cấp 2 người bệnh chiếm 1,7%, đái khó có 6 người bệnh chiếm 5,2%.

Bảng 3.10. Biến chứng sau mổ (n=116)

Biến chứng sau mổ Số người bệnh Tỷ lệ %

Nhiễm khuẩn niệu 6 5,2

Bí đái cấp 2 1,7

Chảy máu thứ phát 2 1,7

Tông 10 8,6

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy có 10/116 người bệnh có biến chứng sau mổ (chiếm 8,6%), trong đó có 6 người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu, 2 người bệnh chảy máu thứ phát và 2 người bệnh bí đái cấp phải tiến hành dẫn lưu bàng quang.

Tỷ lệ %

Bảng 3.11. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt sau phẫu thuật

Điểm

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật

n % n %

≤ 7 0 0 98 84,5

8 - 19 40 34,5 18 15,5

20 - 35 76 65,5 0 0,0

Tổng số 116 100 116 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy bảng điểm IPSS của người bệnh được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật.

Trước phẫu thuật điểm trung bình IPSS là 24,2 ± 4,4, thấp nhầt là 16 và cao nhất là 35.

Sau phẫu thuật 1 tháng điểm IPSS là 2,65 ± 1,97, thấp nhầt là 1 và cao nhất là 9. Tỷ lệ % cải thiện = (24,2 – 2,6)/24,2 x 100% = 89,3%.

Như vậy sau phẫu thuật 1 tháng chỉ số điểm IPSS đã cải thiện được so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)