Kếtquả đánh giá chấtlượngcuộcsống sauphẫuthuật củangườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 58)

phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bảng điểm SF-36 đánh giá chất lượng cuộc sống được chia làm hai nhóm chính để đánh giá bao gồm:

Nhóm sức khỏe thể chất với các yếu tố như: Sức khỏe thể chất, Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất, sự đau đớn và tinh hình sức khỏe chung.

Nhóm sức khỏe tinh thần bao gồm: Sự giới hạn vai trò các vấn đề tinh thần; Năng lượng sống/sự mệt mỏi; Trạng thái tâm lý; Chức năng xã hội.

Điểm chất lượng cuộc sống chung được tính bằng trung bình của điểm sức khỏe tinh thần và thể chất. Cách phân loại chất lượng cuộc sống: sức khỏe tinh thần, sức khỏe thẻ chất và chất lượng cuộc sống chung đươc phân thành 4 mức độ dựa vào số điểm: Kém, điểm từ 0-25; Trung bình, điểm từ 26-50; Khá, điểm từ 51 – 75; Tốt, điểm từ 76 đến 100.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành gửi hai bộ câu hỏi SF-36 cho người bệnh để đánh giá tình trạng chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật và tình trạng cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật.

Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình nhóm sức khỏe thể chất, tinh thần và điểm trung bình chất lượng cuốc sống của người bệnh trước mổ lần lượt là 69,1 ± 11,3; 61,4 ± 12,7; 65,2 ± 9,3. Điểm trung bình nhóm sức khỏe thể chất, tinh thần và điểm trung bình chất lượng cuốc sống của người bệnh sau mổ là 77,7 ± 8,3; 81,0 ± 12,8; 79,3 ± 8,3.

4.2.1.1. Về phân loại điểm sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất là một yếu tố dự báo quan trọng về kết quả không tốt về kết quả điều trị của người bệnh. Tuy nhiên cơ chế ảnh hưởng của sức khỏe thể chất lên kết quả lâm sàng có thể là phức tạp và khó. Mặc dù sức khỏe thể chất tương quan với tuổi tác, giới tính… Với bảng điểm đánh giá chất lượng cuộc sống SF – 36, điểm nhóm sức khỏe thể chất được đánh giá trên các yếu tố như: Hoạt động thể chất; các hoạt động do sức khỏe thể chất; Sự đau đớn và Sức khỏe chung.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng điểm nhóm sức khỏe thể chất của người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trước phẫu thuật là 69,1 ± 11,3 và sau phẫu thuật là 77,7 ± 8,3 có sự cải thiện giữa trước và sau phẫu thuật, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo chúng tôi điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh lành tính, với các triệu chứng chủ yếu là bí tiểu, tiểu nhiều về đêm, tia tiểu yếu… và thường gặp ở người bệnh nam, cao tuổi và với những triệu chứng này thì ảnh hưởng lên sức khỏe thể chất là không nhiều. Các ảnh hưởng về sức khỏe thể chất so với các nhóm bệnh khác chủ yếu do yếu tố tuổi cao gây nên [21],[25].

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy rằng đối với những bệnh U phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có biến chứng như: bí đái cấp, nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, dãn niệu quản, dãn đài bể thận, suy thận, tăng huyết áp....thì có sự giảm rõ rệt về sức khỏe thể chất trước phẫu thuật và khi đã điều trị

được các biến chứng này thì sức khỏe thể chất của người bệnh cải thiện một cách rõ rệt so với trước phẫu thuật.

4.2.1.2. Về phân loại điểm sức khỏe tinh thần

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, trong đó bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Vì nhiều lý do, phần lớn mọi người có xu hướng xem nhẹ sức khỏe tinh thần, trong khi đây mới là gốc rễ của nhiều vấn đề trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự hạnh phúc của chúng ta. Nếu tinh thần ta vui vẻ, thoải mái thì cơ thể sẽ tăng sức đề kháng, chúng ta có thêm nhiều năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả hơn.

Kết quả nghiên cứu về sức khỏe tinh thần theo bảng điểm SF-36 cho thấy cho thấy tổng điểm trung bình sức khỏe tinh thần của người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trước phẫu thuật là 61,4 ± 12,7 và tổng điểm trung bình sau phẫu thuật là 81,0 ± 12,8 với p < 0,001, điều này cho thấy sức khỏe tinh thần của người bệnh cải thiện rõ rệt sau mổ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Theo chúng tôi kết quả này ngoài ảnh hưởng do các triệu chứng bí tiểu hoặc các biến chứng của u phì đại lành tính gây ra thì triệu chứng tiểu nhiều về đêm là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày bạn ngủ ít hoặc không ngủ. Trong nhiều nguyên nhân mất ngủ đối với nam giới thì mất ngủ do bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu [24],[28]. Người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt thường phải dậy đi tiểu từ 2-3 lần về đêm trở lên sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính cũng như ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Và các nghiên cứu cũng đã cho thấy: mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần dù đối tượng bị mất ngủ là ai và mất ngủ

có thể gây ra các rối loạn như: giảm hiệu suất công việc,làm tăng cân, mất ngủ làm tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch, mất ngủ gây trầm cảm, làm suy giảm trí nhớ, gây rối loạn tâm lý [19], [20].

Theo Helén Marklund-Bau [32], trong nghiên cứu “Giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở nam giới có bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt” Nghiên cứu được thực hiện trên 213 người bệnh tại khoa Y học lâm sàng, Đại học Linköping, Thụy điển. Kết quả nghiên cứu cho thấy hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của người bệnh và làm giảm sút chất lượng cuộc sống do các biến chứng của mất ngủ gây nên và nghiên cứu cũng kết luận rằng khi điều trị được các triệu chứng tắc nghẽn do u phi đại lành tính tuyến tiền liệt thì chất lượng giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống tăng lên rõ rệt.

Theo tác giả Vitor Last Pintarelli [41], trong nghiên cứu “Đánh giá tác động của các triệu chứng đường tiết niệu thấp lên chất lượng cuộc sống trong một nhóm người cao tuổi”. Tại khoa Tiết niệu Lão khoa, Đại học liên bang São Paulo, Brazil. Nghiên cứu được tiến hành trên 200 người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Đánh giá chất lượng cuốc sống của người bệnh sau phẫu thuật được sử dụng bộ câu hỏi WHOQoL-Bref và WHOQoL-Old, những người tham gia được phân loại theo IPSS: Nhóm I (triệu chứng vừa phải/nặng) và Nhóm II (không có/triệu chứng nhẹ) và mỗi nhóm có 100 người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bệnh thuộc nhóm có biểu hiện tắc nghẽn đường tiểu dưới có chất lượng cuộc sống thấp hơn rất nhiều so với nhóm còn lại ở người bệnh cao tuổi ở tất cả các lĩnh vực đánh giá và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vơi p < 0,0005.

Theo Emmanuel Chartier-Kastler [24], trong nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống và chất lượng giấc ngủ trong bệnh lý u phì đại lành tính tuyến tiền liệt” tác giả cũng cho rằng U phì đại lành tính tuyến tiền liệt có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ (QoS), có thể dẫn đến sự mệt mỏi ban ngày, giảm năng lượng/sức sống và tăng tỷ lệ mắc bệnh và cuối cùng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (QoL).

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

4.2.1.3. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh trước phẫu thuật là 65,2 ± 9,3 và sau phẫu thuật 79,3 ± 8,3 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Theo MartinJ O'Sullivan trong nghiên cứu “Hiệu quả của việc điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt về chất lượng cuộc sống” nghiên cứu được thực hiên trên 30 người bệnh và sử dụng bảng điểm SF-36 để đánh giá trước mổ vào ngày mổ đầu tiên, khi xuất viện và sau mổ 1 và 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt đã cải thiện đáng kể sau 3 tháng. Chỉ số chất lượng cuộc sống ít hơn 1 tháng (12,4 ± 1,9) và 3 tháng sau phẫu thuật (13,5 ± 1,4) so với điểm số trước phẫu thuật. Tác giả kết luận việc cắt bỏ tuyến tiền liệt có liên quan đến sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống tổng thể, ngoài các triệu chứng tiết niệu.

Theo Castro-Díaz [20], trong nghiên cứu “Đánh giá tác động của điều trị phẫu thuật tăng sản lành tính của tuyến tiền liệt đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh” nghiên cứu thực hiện trên 181 người bệnh được đánh giá bằng bảng câu hỏi về sức khoẻ SF-36. Đo lường được thực hiện trước và sau 6 tháng phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật chất lượng cuộc sống được cải thiện ở cả nhóm sức khỏe thể chất và tinh thần, tuy nhiên cải thiện về sực khỏe thể chất rõ rêt hơn so với tinh thần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tuổi người bệnh có liên quan đến cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật, tuổi càng ít tỷ lệ cải thiện càng cao.

Theo Chen-Pang Hou [21], trong nghiên cứu “Sử dụng thang điểm SF-36 để đánh giá ảnh hưởng của việc tập luyện cơ sàn chậu đối với nam giới đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt”. Tại khoa tiết niệu, Bệnh viện Đại học Chang Gung, Đài Loan. Nghiên cứu được tiến hành trên 32 người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền

liệt và 29 người bệnh thuộc nhóm chứng. Điểm số chất lượng cuộc sống của SF-36 đã được thu thập trước khi phẫu thuật và sau 1, 4, 8, và 12 tuần sau khi phẫu thuật. Tác giả đã phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm đối với điểm số IPSS, tỷ lệ lưu lượng nước tiểu tối đa, số nước tiểu dư thừa và chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu thấy rằng sau 12 tuần, các người bệnh thực hiện PFE mỗi ngày có tỷ lệ lưu lượng nước tiểu tối đa tốt hơn (16.41 ± 6.20 so với 12.41 ± 7.28 ml/phút) (p = 0.026) so với người bệnh trong nhóm đối chứng. Nhóm thử nghiệm có điểm số IPSS giảm đáng kể (p<0,001). Đối với thang đo SF-36, nhóm thử nghiệm có điểm số cao hơn so với nhóm đối chứng trên cả lĩnh vực thể chất (54.86 vs 49.86) (p = 0.029) và sức khỏe tinh thần (61.88 vs 52.69) (p = 0.005).

Về mối liên quan giữa các thành phần thể chất và tinh thần của CLCS, chúng tôi tìm thấy một mối tương quan có ý nghĩa giữa điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (r = 0,35; p = 0,001). Cả 2 điểm này cũng đều tương quan rất chặt chẽ với điểm CLCS nói chung (p < 0,001). Trong các nghiên cứu trước đây, mối tương quan giữa điểm SKTC và điểm SKTT ở các người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng như trong nhiều bệnh lý khác đều có sự dao động khá lớn. Các nghiên cứu của Almehed K và Wolfe F đã không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa giữa điểm SKTC và điểm SKTT được đánh giá bằng công cụ SF-36 ở các NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Trong khí đó, một nghiên cứu có đối chứng của Doria A và cs lại cho thấy 2 điểm số này tương quan rất chặt chẽ với nhau (r = 0,64, p < 0,00001) ở nhóm u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, nhưng không có tương quan ở nhóm chứng khỏe mạnh (r = 0,18; p = 0,07). Sự không thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu trên có thể là do những khác biệt trong cách lựa chọn người bệnh, cách thức thu nhập số liệu cũng như trình độ hiểu biết của các đối tượng được khảo sát. Việc thu thập số liệu bằng cách gửi bộ câu hỏi qua đường bưu điện trong một số nghiên cứu có thể đưa đến những kết quả sai lệch so SF-36 có nhiều câu hỏi tương đối khó trả lời và dễ gây hiểu lầm cho người được khảo sát.

Từ những phân tích nêu trên cũng như những luận cứ của các nhà khoa học cho thấy đối với người bệnh u phì đại lành tính tuyển tiền liệt ngoài cải thiện về các

triệu chứng đường niệu như đi tiểu dễ dàng hơn thì cải thiện giấc ngủ là một trong các yếu tố mà người bệnh quan tâm và cảm nhận rõ nhất, chính yếu tổ này làm cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

4.2.2. Các yếu tố liên quan

Chất lượng cuộc sống của người bệnh xét trên phương diện các hạn chế do dễ xúc động (là các yếu tố cảm xúc buồn phiền hoặc lo lắng làm ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hàng ngày) được đánh giá bằng giảm thời lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn mong muốn, làm việc hoặc tiến hành các công việc khác kém cẩn thận hơn bình thường. Người bệnh là hưu trí thường là những người lớn tuổi sức khỏe đã có sự giảm sút, nên thời gian để hoàn thành công việc sẽ lâu hơn hay nói cách khác là sẽ hoàn thành công việc ít hơn bình thường, đồng thời họ cũng hay lo nghĩ nhiều hơn nên họ có giới hạn cảm xúc kém hơn những đối tượng còn lại. Những người bệnh càng trẻ tuổi thì tỷ lệ gặp trở ngại trong công việc, hoạt động thường ngày khác vì lý do cảm xúc (thất vọng, lo lắng, buồn phiền) tăng cao. Chúng tôi tìm thấy tuổi, thời gian mắc bệnh và kết quả chung sau phẫu thuật liên quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

4.2.2.1. Liên quan với tuổi của người bệnh

Tương tự với nhiều bệnh lý khác, CLCS của các NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng có mối tương quan không hằng định với tuổi. Nghiên cứu của Shen B và cs (2014) tại Trung Quốc không tìm thấy mối tương quan giữa điểm SF-36 và tuổi ở các NBUPĐLTTTL (r = -0,178; p = 0,116). Trong khi đó, các nghiên cứu của Almehed K và Tamayo T cho thấy tuổi của người bệnh NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt chỉ có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với điểm SKTC mà không có liên quan với điểm SKTT. Trái với các kết quả trên, nghiên cứu của Doria A và cs (2004) lại cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm SKTC và SKTT được đánh giá bằng công cụ SF-36 với tuổi của các NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. So sánh giữa các lứa tuổi khác nhau, các tác giả nhận thấy cả điểm SKTC

và SKTT ở nhóm NBUPĐLTTTL đều giảm dần theo tuổi. Tương đồng với các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan rất chặt chẽ giữa các điểm SKTC, SKTT và CLCS với tuổi của người bệnh ở nhóm NBUPĐLTTTL (p < 0,001).

4.2.2.2. Liên quan với thời gian mắc bệnh

Có khá nhiều những bằng chứng trái ngược nhau về mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và CLCS của người bệnh NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây của Yilmaz-Oner S và cs (2015) tại Thổ Nhĩ Kỳ, các tác giả nhận thấy thời gian mắc bệnh NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt không có tương quan với điểm CLCS được đánh giá bằng cả công cụ LupusQoL (r = -0,08; p = 0,355) và SF-36 (r = -0,16; p = 0,08) [41]. Nghiên cứu của Panopalis P (2005) theo dõi CLCS của 715 NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt thuộc 3 quốc gia Mỹ, Canada và Anh trong thời gian trung bình 4 năm bằng công cụ SF-36 cũng không tìm thấy sự giảm sút điểm CLCS ở cuối thời gian theo dõi. Trái với những kết quả trên, nghiên cứu của Almehed K và cs (2010) tại Thụy Điển lại ghi nhận mối tương quan tỷ lệ nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm SKTC với thời gian mắc bệnh ở các NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (r = -0,29; p < 0,01). Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Đức của Tamayo T lại cho thấy mối liên quan giữa điểm SKTC của NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt với thời gian mắc bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi cũng thu được những kết quả khá tương đồng với các kết quả trên, trong đó, điểm SKTC, SKTT và CLCS đều có tương quan tỷ lệ nghịch rất chặt chẽ với thời gian mắc bệnh, với hệ số tương quan lần lượt là -0,57; - 0,67 và -0,8 (p < 0,001). NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh tiến triển liên tục, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổn thương có tính chất hủy hoại, không hồi phục, gây ảnh hưởng đến CLCS. Bên cạnh đó, việc mắc bệnh trong một thời gian kéo dài cũng gây ra tâm lý bi quan, tiêu cực và làm suy giảm SKTT của người bệnh. Những yếu tố trên đây có thể góp phần dẫn đến sự giảm dần CLCS qua từng năm ở các NB u phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

4.2.2.3. Liên quan với kết quả chung sau phẫu thuật

Theo Yanfang Guo [45], trong nghiên cứu 105 người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị cải thiệt ở cả nhóm sức khỏe thể chất và sức khỏe tình thần. Nghiên cứu cũng cho thấy chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)