Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 37)

Số liệu được thu thập bằng các mẫu (trong phần phụ lục), được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 16.0.

Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả:

- Tính tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn; - So sánh hai giá trị trung bình và tỷ lệ % bằng t – test; - Tính hệ số tương quan r.

2.10. Đạo đức nghiên cứu

- Người bệnh tự nguyện ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu và có quyền không trả lời những vấn đề mà họ cho là nhạy cảm.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Người bệnh được quyền dừng không tiếp tục tham gia vào nghiên cứu, rút khỏi nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào của nghiên cứu mà không bị đối xử ngược đãi, không công bằng hoặc bị phạt khi từ chối tham gia nghiên cứu và không bị mất quyền lợi khi rút khỏi nghiên cứu.

- Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp, mọi biện pháp đánh giá đều được quyết định theo tình trạng của người bệnh.

- Nghiên cứu này chỉ được thực hiện sau khi được Hội đồng thông qua đề cương đồng ý.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả phẫu thuật

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1.1. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi (n=116)

Nhận xét: Tuổi trung bình là 72,33 ± 9,37 tuổi, cao nhất là 93 tuổi, thấp nhất là 39 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 70 - 80 chiếm (40,5%).

3.1.1.2. Lý do vào viện Bảng 3.1. Lý do vào viện (n=116) Tuổi Số người bệnh Tỷ lệ % Đái khó 101 87,1 Bí đái cấp 12 10,3 Đã dẫn lưu bàng quang 3 2,6 Tổng 116 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy đái khó là lý do thường gặp nhất trong 116 người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 101/116 người bệnh (chiếm

Tuổi (tháng) Tỷ lệ %

3.1.1.3. Thời gian mắc bệnh

Biểu đồ 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh (n=116)

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình là 30,72 ± 22,19 tháng, thời gian mắc bệnh ngắn nhất 3 tháng, thời gian mắc bệnh lâu nhất là 10 năm. Thời gian mắc bệnh trên 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 55,2%.

3.1.1.4. Bệnh toàn thân kết hợp

Bảng 3.2. Các bệnh toàn thân kết hợp (n=116)

Bệnh lý toàn thân Số người bệnh Tỷ lệ %

Tăng huyết áp 16 13,8

Viêm phế quản mạn 10 8,6

Tiểu đường 6 5,2

Lao phổi 2 1,7

Tai biến mạch máu não 2 1,7

Tổng 36 31,0

Nhận xét: có 36/116 người bệnh có bệnh toàn thân kết hợp (chiếm 31,0%) trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 13,8%, có 2 người bệnh có tiền sử lao phổi và 2 người bệnh tiền sử tai biến mạch máu não.

Tỷ lệ %

3.1.1.5. Bệnh đường tiết niệu kèm theo

Bảng 3.3. Các bệnh lý đường tiết niệu kèm theo (n=116)

Bệnh kết hợp Số người bệnh Tỷ lệ %

Nang thận 7 6,0

Sỏi tiết niệu 13 11,2

Tràn dịch màng tinh hoàn 1 0,9

Hẹp bao qui đầu 2 1,7

Tổng 23 19,8

Nhận xét: Bệnh lý tiết niệu kết hợp 23/116 người bệnh (chiếm 19,8%) hay gặp nhất là sỏi tiết niệu 13/116 người bệnh (chiếm 11,2%), nang thận 7 người bệnh (chiếm 6,0%).

3.1.1.6. Trọng lượng tiền liệt tuyến

Biểu đồ 3.3. Trọng lượng tuyến tiền liệt trên siêu âm (n=116)

Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy trọng lượng tuyến tiền liệt trung bình là 68,2 ± 10,2 trọng lượng tuyến tiền liệt trong khoảng 61-70 gram chiếm tỷ lệ cao nhất 62/116 người bệnh (chiếm 53,5%), có 11 người bệnh trọng lượng tuyến tiền liệt > 80 gram chiếm 9,4%.

Tỷ lệ %

3.1.1.7. Kết quả xét nghiệm

Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm vi sinh nước tiểu

Vi khuẩn Số người bệnh Tỷ lệ (%) P. aeruginosa 07 30,43 Entercoccus 03 13,04 Enterobacte Aerogenis 03 13,04 S. aureus 03 13,04 E. coli 02 8,7 Aucinetobacter 01 4,35 Citrobacter Freundii 01 4,35 Proteus mirabilis 01 4,35 Citrobacter spp 01 4,35 Entero Agglomesan 01 4,35 Tổng 23 100

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu trước mổ 23/116 NB (19,8%), hay gặp nhất là P. aeruginosa 7/23 người bệnh (30,4%), sau đó là Entercoccus 3/23 NB (13,4%), Enterobacte Aerogenis 3/23 NB (13,4%), S. aureus 3/23 NB (13,4%), E. coli 2/23 NB (8,7%), Citrobacter Freundii,Proteus mirabilis, Citrobacter spp,

Entero Agglomesan đều có 1/23 NB (4,34%). Không có người bệnh nào gặp 2 loại

3.1.1.8. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt trước phẫu thuật

Biểu đồ 3.4. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt trước phẫu thuật (n=116)

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy điểm IPSS trung bình của người bệnh trước phẫu thuật là 24,2 ± 4,4, thấp nhất là 16 và cao nhất là 35. Trong đó số người bệnh có điểm IPSS từ 20 – 35 chiếm tỷ lệ cao nhất 76/116 người bệnh (chiếm 65,5%).

3.1.2. Kết quả phẫu thuật

3.1.2.1. Đánh giá kết quả trong mổ

Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật

Số NB X  SD Ngắn nhất Dài nhất

Thời gian phẫu thuật 116 77,2  13,3 52 115

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình là 77,2  13,3 phút, ngắn nhất là 52 phút và dài nhất là 115 phút.

Tỷ lệ %

Bảng 3.6. Số lượng dịch rửa trong phẫu thuật

Số lượng dịch rửa (lít) Số người bệnh Tỷ lệ %

<20 64 55,2

21-25 40 34,5

>25 12 10,3

Tổng 116 100

Nhận xét : Số lượng dịch rửa trung bình là 19,4  3,9 lít, trong đó số người bệnh có lượng dịch rửa nhỏ hơn 20 lít chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%. Có 12 người cần số lượng dịch rửa > 25 lít chiếm 10,3%.

Bảng 3.7. Tai biến trong mổ (n=116)

Tai biến trong mổ Số người bệnh Tỷ lệ %

Chảy máu lớn 4 3,5

Tổn thương ụ núi 2 1,7

Thủng vỏ tuyến 1 0,9

Tổng 7 6,0

Nhận xét: có 7/116 người bệnh có tai biến trong mổ (chiếm 6,0%) trong đó có 4 người bệnh chảy máu lớn trong mổ phải tiến hành truyền máu (chiếm 3,5%).

3.1.2.2. Đánh giá kết quả sau mổ

Bảng 3.8. Thời gian rửa bàng quang sau phẫu thuật

Thời gian (ngày) Số người bệnh Tỷ lệ %

< 3 23 19,8

3 – 5 78 67,2

> 5 15 12,9

Tổng 116 100

Nhận xét: Thời gian rửa bàng quang trung bình 3,97 ± 1,83 ngày, thời gian rửa bàng quang từ 3-5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 78/116 người bệnh (chiếm 67,2%).

Bảng 3.9. Thời gian lưu sonde niệu đạo

Thời gian (ngày) Số người bệnh Tỷ lệ %

< 3 6 5,2

3 – 5 38 32,7

> 5 75 62,1

Tổng 116 100

Nhận xét: Thời gian lưu sonde niệu đạo trung bình 5,81 ± 2,1 ngày, thời gian lưu sonde niệu đạo > 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 75/116 người bệnh (chiếm 62,1%).

Biểu đồ 3.5. Tình trạng tiểu tiện sau rút sonde (n=116)

Nhận xét: Số người bệnh tự đái dễ ngay sau rút sonde là 108/116 người bệnh chiếm 93,1%, bí đái cấp 2 người bệnh chiếm 1,7%, đái khó có 6 người bệnh chiếm 5,2%.

Bảng 3.10. Biến chứng sau mổ (n=116)

Biến chứng sau mổ Số người bệnh Tỷ lệ %

Nhiễm khuẩn niệu 6 5,2

Bí đái cấp 2 1,7

Chảy máu thứ phát 2 1,7

Tông 10 8,6

Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy có 10/116 người bệnh có biến chứng sau mổ (chiếm 8,6%), trong đó có 6 người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu, 2 người bệnh chảy máu thứ phát và 2 người bệnh bí đái cấp phải tiến hành dẫn lưu bàng quang.

Tỷ lệ %

Bảng 3.11. Điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt sau phẫu thuật

Điểm

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật

n % n %

≤ 7 0 0 98 84,5

8 - 19 40 34,5 18 15,5

20 - 35 76 65,5 0 0,0

Tổng số 116 100 116 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy bảng điểm IPSS của người bệnh được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật.

Trước phẫu thuật điểm trung bình IPSS là 24,2 ± 4,4, thấp nhầt là 16 và cao nhất là 35.

Sau phẫu thuật 1 tháng điểm IPSS là 2,65 ± 1,97, thấp nhầt là 1 và cao nhất là 9. Tỷ lệ % cải thiện = (24,2 – 2,6)/24,2 x 100% = 89,3%.

Như vậy sau phẫu thuật 1 tháng chỉ số điểm IPSS đã cải thiện được so với trước phẫu thuật là 89,3% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.12. Thời gian điều trị

Thời gian điều trị X  SD Ngắn nhất Dài nhất

Thời gian điều trị toàn bộ 12,2  3,9 8 22

Thời gian điều trị sau phẫu thuật 9,1  2,5 7 17

Nhận xét: Thời gian điều trị toàn bộ trung bình là 12,2  5,5 ngày, ngắn nhất là 8 ngày và dài nhất là 22 ngày. Thời gian điều trị trung bình sau phẫu thuật là 9,1  2,5 ngày, ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 17 ngày.

Biểu đồ 3.6. Kết quả chung sau phẫu thuật (n=116)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 96/116 người bệnh đạt kết quả tốt (chiếm 82,8%), có 4/116 người bệnh đạt kết quả xấu (chiếm 3,4%).

3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật và yếu tố liên quan 3.2.1. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật theo bảng điểm SF-36

Bảng 3.13. Điểm nhóm sức khỏe thể chất Điểm đánh giá Điểm trung bình P Trước PT Sau PT Hoạt động thể chất 78,2 ± 21,5 82,1 ± 8,7 p = 0,07 Các hạn chế do sức khỏe thể chất 69,1 ± 28,9 75,4 ± 15,4 p < 0,05 Sự đau đớn 68,0 ± 11,2 77,6 ± 17,4 p < 0,001 Sức khỏe chung 61,2 ± 8,8 75,0 ± 14,9 p < 0,001 Tổng điểm sức khỏe thể chất 69,1 ± 11,3 77,7 ± 8,3 p < 0,001 Nhận xét: Tổng điểm trung bình sức khỏe thể chất của người bệnh trước phẫu thuật là 69,1 ± 11,3 và sau phẫu thuật là 77,7 ± 8,3 với p < 0,001; Trong đó điểm sức khỏe chung có cải thiện rõ rệt nhất: trước phẫu thuật là 61,2 ± 8,8 và sau phẫu thuật là 75,0 ± 14,9 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Tỷ lệ %

Bảng 3.14. Phân loại điểm sức khỏe thể chất

Mức độ

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Tốt 22 19,0 76 65,5

Khá 74 63,8 36 31,1

Trung bình 20 17,2 4 3,4

Tổng 116 100 116 100

Nhận xét: Phân loại điểm sức khỏe thể chất cho thấy tỷ lệ người bệnh ở mức độ tốt trước phẫu thuật là 22/116 người bệnh (chiếm 19,0%) và sau phẫu thuật tăng lên 76/116 người bệnh (chiếm 65,5%). Còn 4 người bệnh phân loại điểm sau phẫu thuật ở mức độ trung bình (chiếm 3,4%).

Bảng 3.15. Điểm nhóm sức khỏe tinh thần

Điểm đánh giá

Điểm trung bình

P

Trước PT Sau PT

Sự giới hạn vai trò do vấn đề tinh thần 62,9 ± 28,4 85,1 ± 22,1 p < 0,001

Năng lượng sống/sự mệt mỏi 57,0 ± 10,2 75,7 ± 10,1 p < 0,001

Trạng thái tâm lý 52,6 ± 15,9 80,3 ± 12,6 p < 0,001

Chức năng xã hội 71,2 ± 12,8 79,3 ± 23,1 p < 0,001

Tổng điểm sức khỏe tinh thần 61,4 ± 12,7 81,0 ± 12,8 p < 0,001

Nhận xét: Tổng điểm trung bình nhóm sức khỏe tinh thần của người bệnh trước phẫu thuật là 61,4 ± 12,7 và sau phẫu thuật là 81,0 ± 12,8 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Trong đo điểm đánh giá trạng thái tâm lý cải thiện nhiều nhất: điểm trung bình trước mổ là 52,6 ± 15,9 và sau mổ là 80,3 ± 12,6.

Bảng 3.16. Phân loại điểm sức khỏe tinh thần

Mức độ

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Tốt 31 26,7 76 65,5

Khá 61 52,6 34 29,3

Trung bình 24 20,7 6 5,2

Tổng 116 100 116 100

Nhận xét: Phân loại điểm sức khỏe tinh thần cho thấy tỷ lệ người bệnh ở mức độ tốt trước phẫu thuật là 31/116 người bệnh (chiếm 26,7%) và sau phẫu thuật tăng lên 75/116 người bệnh ( chiếm 65,5%). Xếp loại người bệnh có điểm sức khỏe tâm thần mức độ trung bình trước phẫu thuật là 20.7% và sau phẫu thuật còn 5,2%.

Bảng 3.17. Phân loại điểm chất lượng cuộc sống

Mức độ

Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật p

Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ % <0.001 Tốt 30 25,9 89 76,7 Khá 68 58,6 25 21,6 Trung bình 18 15,5 2 1,7 Điểm trung bình 65,2 ± 9,3 79,3 ± 8,3

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có mức độ sức khỏe tốt đã tăng từ 25,9% đến 76,7% trong khi đó tỷ lệ người bệnh có mức độ sức khỏe khá và trung bình đã giảm lần lượt từ 58,6% và 15,5% xuống còn 21,6% và 1,7% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Qua bảng kết quả cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh trước phẫu thuật là 65,2 ± 9,3 và sau phẫu thuật 79,3 ± 8,3 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tuổi

Tuổi người bệnh SKTC SKTT CLCS < 60 tuổi 83,8 ± 2,9 94,2 ± 3,5 89,0 ± 1,1 60 – 69 tuổi 81,3 ± 4,9 88,5 ± 4,9 84,9 ± 1,8 70 – 80 tuổi 77,3 ± 6,5 80,7 ± 9,5 79,0 ± 3,9 >80 tuổi 70,1 ± 8,3 63,9 ± 11,6 67,7 ± 8,2 Hệ số tương quan -0,49(p<0,001) -0,77(p<0,001) -0,83(p<0,001)

Nhận xét: Điểm đánh giá chất lượng sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh đều giảm dần theo tuổi với hệ số tương quan lần lượt là -0,49, -0,77, -0,83, kết quả cho thấy tuổi càng cao chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệnh càng giảm với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh SKTC SKTT CLCS

< 12 tháng 84,4 ± 2,9 91,9 ± 4,7 88,2 ± 2,3

12 – 24 tháng 80,9 ± 4,7 87,4 ± 6,9 84,2 ± 3,1

> 24 tháng 74,4 ± 9,0 75,0 ± 13,3 74,7 ± 8,1

Hệ số tương quan -0,57(p<0,001) -0,67(p<0,001) -0,8(p<0,001)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đánh giá sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm chất lượng cuộc sống đều giảm dần theo thời gian mắc bệnh với hệ số tương quan lần lượt là: -0,57: -0,67; -0,8, tức là thời gian mắc bệnh càng dài thì chất lượng cuộc sống sau mổ càng thấp với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với khối lượng u Khối lượng u SKTC SKTT CLCS < 60 gram 81,9 ± 7,6 79,7 ± 11,3 80,8 ± 5,9 61-70 gram 76,8 ± 9,1 79,2 ± 14,2 78,0 ± 9,8 71-80 gram 77,1 ± 7,3 83,8 ± 10,6 80,4 ± 6,2 > 80 gram 77,8 ± 4,8 86,2 ± 8,4 82,0 ± 4,9 Hệ số tương quan -0,13(p=0,167) 0,12(p=0,188) 0.03(p=0,751)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đánh giá sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh không có sự khác biệt giữa khi so sánh với khối lượng u với hệ số tương quan lần lượt là 0,167; 0,188; 0,03 (p>0,1).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với kết quả chung sau phẫu thuật

Kết quả phẫu thuật SKTC SKTT CLCS

Tốt 83,6 ± 7,7 87,2 ± 12,2 85,4 ± 7,5

Trung bình 73,5 ± 8,1 70,3 ± 10,8 71,9 ± 8,8

Xấu 69,8 ± 8,3 63,6 ± 11,3 66,7 ± 12,9

Hệ số tương quan 0,48(p<0,001) 0,55(p<0,001) 0.68(p<0,001)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đánh giá sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm chất lượng cuộc sống đều tăng dần theo những người bệnh có kết quả phẫu thuật từ xấu đến tốt, với hệ số tương quan lần lượt là: 0,48: 0,55; 0,68, tức là người bệnh có kết quả chung sau phẫu thuật tốt thì chất lượng cuộc sống sau mổ càng cao với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Kết quả phẫu thuật

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 72,33 ± 9,37 tuổi, trong đó người bệnh cao tuổi nhất là 93 tuổi, thấp nhất là 39 tuổi. Nhóm từ 70-80 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 47/116 người bệnh (chiếm 40,5%).

Theo Nguyễn Bửu Triều tuổi trung bình của người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là là 69 ± 3,5 tuổi [12]. Sự xuất hiện của tổ chức phì đại lành tính tuyến tiền liệt là rất sớm vào độ tuổi 35 – 40 và khi tuổi thọ càng tăng thì thể tích của tổ chức phì đại càng nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước.

4.1.1.2. Lý do vào viện

Có nhiều lý do đưa người bệnh UPĐLTTTL đến gặp thầy thuốc. Chúng tôi chia lý do vào viện của NB thành 3 nhóm chính: nhóm các người bệnh đái khó, nhóm bí đái cấp và nhóm người bệnh cũng bị bí đái cấp nhưng đã được mổ dẫn lưu bàng quang trên xương mu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lý do vào viện do đái khó gặp chủ yếu 101/116 người bệnh (chiếm 87,1%), cứ 3 người bệnh vào viện trong tình trạng bí đái được dẫn lưu bàng quang trước đó (chiếm 2,6%).

Do TTL có trọng lượng lớn nên đa số các NB đều đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, tức là khi đã có biến chứng bí đái cấp, bí đái mạn hoàn toàn gây đái rỉ... Trong nghiên cứu của chúng tôi có 12 NB (chiếm tỷ lệ 10,3%) vào viện với lý do bí đái cấp, các người bệnh này được dẫn lưu nước tiểu bằng đặt thông BQ qua niệu đạo cho tới tận ngày mổ. Tỷ lệ người bệnh bị bí đái cấp trước phẫu thuật của Nguyễn Bửu Triều là 46,3%, của Fourcade là 40% [13].

4.1.1.3. Thời gian mắc bệnh

Trong nghiên cứu này thời gian mắc bệnh trung bình là 30,72 ± 22,19 tháng, thời gian mắc bệnh lâu nhất là 10 năm và thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 3 tháng. Thời gian mắc bệnh trên 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 64/116 NB (55,2%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệttại bệnh viện xanh pôn năm 2017 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)