Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được * Nguyên nhân của việc đã làm được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại bệnh viện tâm thầntwi (Trang 30 - 33)

* Nguyên nhân của việc đã làm được.

-Nhân viên y tế tuân thủ 12 điều y đức của bộ y tế đề ra.

-Nhân viên y tế thực hiên đúng chính sách của cơ quan. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

-Nhân viên y tế thực hiện đúng “Quy Tắc ứng xử của cán bộ ,viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế ”. Nhân viên y tế có lời nói nhẹ nhàng, thái độ lịch sự tôn trọng người bệnh và gia đình người bệnh.

-Nhân viên y tế không uống rượu bia, hút thuốc lá trong giờ làm việc.

-Kịp thời báo cáo với lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện về những biến cố đột xuất xảy ra trong bệnh viện

-Mô hình làm việc của bệnh viện theo ca: ca sáng từ 7 giờ đến 13 giờ, ca chiều từ 13 giờ đến 19 giờ, nên người bệnh được nhân viên y tế chăm sóc nhiều thời gian hơn.

* Nguyên nhân của những việc chưa làm được

-Mô hình làm việc phân công theo công việc/ ca, nên điều dưỡng chưa sát sao theo dõi diễn biến từng người bệnh cụ thể.

- Không đủ thời gian lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng người bệnh

-Điều dưỡng chưa được tập huấn về các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh

-Cơ sở vật chất phục vụ người bệnh và nhân viên y tế còn sơ sài

-Bệnh vien chưa phát huy mô hình chống tái phát cho người bệnh sau cai rượu

- Người bệnh không tự giác và thiếu ý chí quyết tâm cai rượu

Chương IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I 1. Đối với nhân viên y tế

Khi người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện thì:

- Lập kế hoạch chăm sóc toàn diện cho từng người bệnh cai rượu cụ thể từng giai đoạn bệnh.

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh người nhà người bệnh hiểu rõ tác hại của việc uống rượu nhiều. [6]

- Động viên, quan tân và giúp đỡ người bệnh tự giác bỏ rượu .

- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc.

- Động viên người bệnh yên tâm điều trị .

- Nhân viên y tế hướng dẫn cho người bệnh và gia đình sau khi dùng thuốc sẽ có một số tác dụng phụ cần báo cho bác sĩ .

- Phục hồi chức năng cho người bệnh sau khi điều trị bệnh ổn định. Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc cho bản thân như tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân . [8]

- Các liệu pháp tâm lý - xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào qua trình điều trị.

- Sau khi người bệnh ra viện về gia đình tự giác bỏ rượu, không uống rượu bia và thúc uống có chứa cồn. Người bệnh phải thực hiện nghiêm túc quyết tâm thì mới có thểcai rượu được.

- Động viên gia đình kề vai sát cánh giúp người bệnh bỏ rượu.

- Hướng dẫn gia đình người bệnh cách dùng thuốc cho người bệnh tại nhà và cách quản lý thuốc

- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như: đi du lịch tránh Strees, sử dụng các dịch vụ công cộng, đến với các dịch vụ trong bệnh viện khi cần thiết. [5]

- Giáo dục họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại bệnh viện tâm thầntwi (Trang 30 - 33)