Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34 - 40)

1.3.1. Các nghiên cứu trong nước.

Nhóm tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng cùng CS (2013) khi nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của NB THA cho thấy độ tuổi trung bình 68,8 ± 8,9 tuổi; tỷ lệ THA ở nam là 47,5%, nữ là 52,5%; 88,1% NB sống cùng với gia đình; và trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ cao nhất 28,8%. Nghiên cứu này cho thấy có 28,6% người bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ kiểm tra huyết áp tại nhà; 15,8% người chưa bao giờ tập thể dục; 17,8% người bệnh không thực hành ăn nhạt và trong số thực hành ăn nhạt thì chủ yếu dựa vào cảm quan của người bệnh (59%); tỷ lệ NB uống nhiều rượu bia là 18,8%; hút thuốc lá là 10,9%; có 5,9% người bệnh có vấn đề căng thẳng và cách thức giảm căng thẳng là im lặng hoặc chia sẻ với những người bạn. Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc là 85,1%. Hành vi tự chăm sóc của NB THA đa số ở mức trung bình (66,3%); đặc biệt trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, kiến thức với hành vi tự chăm sóc của NB THA [7].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010) về thực trạng kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cho thấy 53,4% NB trên 60 tuổi; 50,8% NB có trình độ dưới phổ thông trung học; 55,7% NB có kiến thức đúng về dùng thuốc; 35,8% NB có thái độ đúng về sử dụng thuốc; chỉ có 49,5% NB tuân thủ dùng thuốc; nghiên cứu cũng cho thấy không có sự liên quan giữa kiến thức và sự tuân thủ dùng thuốc; nhưng lại có sự liên quan giữa thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc [8].

Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh và CS (2012) với một nghiên cứu mô tả về kiến thức và thực hành phòng và điều trị THA ở NCT tại thành phố Mỹ Tho cho thấy: kiến thức của NB ở mức độ trung bình; có 64,8% thực hành uống thuốc liên tục và tái khám định kỳ theo hẹn; 67,7% không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá; 78,9% không uống rượu bia hoặc uống ít, 47,1% không có thói quen ăn mặn. Phần lớn người tham gia nghiên cứu đều có hoạt động thể lực, chiếm 73,2%. Nghiên cứu này

cũng chỉ ra có mối liên quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, kinh tế gia đình với thực hành tự chăm sóc trong phòng ngừa và điều trị bệnh THA [11].

Nhóm tác giả Trịnh Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Cư (2012) khi nghiên cứu về hành vi nguy cơ ở người mắc bệnh THA tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tỷ lệ người mắc bệnh THA là 28,5%, trong số những người THA này chỉ có 41,3% đang điều trị và 22,8% kiểm soát huyết áp có hiệu quả; hành vi tự chăm sóc của NB ở mức thấp: tỷ lệ thừa cân- béo phì 56,0%; ăn chất béo động vật 49,1%; không hoạt động thể lực 45,8%; ăn mặn 42,8%; hút thuốc lá 40,6%, lạm dụng rượu 40,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh THA với các hành vi nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn chất béo động vật và ít hoạt động thể lực [16].

Bùi Thị Mai Tranh cùng CS (2012) khi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang để tìm hiểu sự tuân thủ dùng thuốc hạ huyết áp trên người bệnh cao tuổi THA cho thấy tỷ lệ NB không tuân thủ điều trị 75%. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị gồm: bảo hiểm y tế, tình trạng hôn nhân, tuổi, bệnh mạn tính kèm theo, tư vấn của bác sỹ [17].

Nhóm tác giả của Đào Ngọc Quân và Nguyễn Tiến Dũng (2013) trong một nghiên cứu mô tả tương quan để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi ăn uống của người bệnh tăng huyết áp tại Thái Nguyên cho thấy: tỷ lệ nam giới mắc THA là 47,1%; nữ giới mắc THA là 52,9%; tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 63,19 ± 12,25 tuổi; điểm trung bình hành vi ăn uống của người bệnh THA ở mức thấp (43,14 ± 10,51 điểm); nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa kiến thức với hành vi ăn uống [13].

Tác giả Trần Văn Long và CS (2010) trong một nghiên cứu về thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới trình trạng tăng huyết áp ở NCT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định cho thấy tỷ lệ THA trong đối tượng NCT là 52,4%; tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm người từ 70 tuổi trở lên cao hơn nhóm tuổi từ 60 – 69; nam giới có tỷ lệ tăng huyết áp (60,7%) cao hơn nữ giới (48,6%) [19].

Nguyễn Thái Hoàng và CS (2012) khi nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến huyết áp ở NCT cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi; NCT có BMI

≥23 kg/m2 có nguy cơ THA cao gấp 1,38 lần so với NCT có BMI <23 kg/m2 (p = 0,026); NCT có béo bụng có nguy cơ THA cao gấp 1,63 và 1,57 lần so với NCT không có béo bụng (p = 0,001); NCT có tiền sử đái tháo đường có nguy cơ THA cao gấp 1,77 so với NCT không có yếu tố này (p = 0,007) [9].

Tác giả Trần Thanh Tú và Phạm Thị Lan Liên (2011) trong một nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ THA ở nam là 41,1%; nữ 58,9%; thấy đa số NCT có trình độ học vấn trung học cơ sở/THPT (68,6%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố tuổi, tiền sử mắc bệnh, thói quen ăn mặn, thói quen uống cà phê/trà đặc có liên quan đến tình trạng mắc THA của NCT. Nhóm tuổi từ 70-79 tuổi có tỷ lệ mắc THA cao hơn so với nhóm tuổi từ 60-69, những NCT có tiền sử mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn 6 lần những NCT không bị mắc một trong ba bệnh này, những NCT có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 4,8 lần những người không ăn mặn, những NCT có thói quen uống cà phê/trà đặc cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn 2,7 lần so với những NCT không uống [18].

1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước.

Tác giả Yang S.O. và CS (2014) trong một nghiên cứu mô tả tương quan để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của phụ nữ cao tuổi có thu nhập thấp tại Hàn Quốc cho thấy: tuổi trung bình của đối tượng là 74,5 ± 6,8 tuổi; thời gian mắc bệnh là 10 ± 8,1 năm. Điểm trung bình hành vi tự chăm sóc là 3,1 ± 0,5 điểm trên tổng số 4 điểm, trong đó điểm hành vi tự chăm sóc ở các lĩnh vực như tập thể dục thường xuyên, kiểm tra cân nặng, giảm căng thẳng, tuân thủ ăn nhạt là thấp với các điểm số lần lượt là 2,0; 2,3; 2,7 và 2,8 trên tổng số 4 điểm. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra tuổi liên quan nghịch với hành vi tự chăm sóc r = - 0,173; p < 0,01; hỗ trợ xã hội và mức độ tự tin lại liên quan thuận đến hành vi tự chăm sóc với r (p) lần lượt là 0,609 (<0,001); 0,407 (< 0,001). Thời gian mắc bệnh và kiến thức không liên quan đến hành vi tự chăm sóc với r (p) lần lượt là 0,01 (p > 0,05); 0,127 (p > 0,05) [71].

Lee, J.E. và CS (2010) khi nghiên cứu về mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và quản lý bệnh THA của những người Mỹ gốc Hàn đã chỉ ra: tuổi trung bình

của đối tượng nghiên cứu là 51,9 ± 5,7 tuổi; tỷ lệ nam 47,6%; nữ 52,4%; thời gian mắc bệnh trung bình 4,4 ± 6,3 năm; Điểm trung bình hành vi tự chăm sóc là 2,7 ± 1,5 điểm trên tổng số 5 điểm. Nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, kiến thức, mức độ tự tin liên quan thuận (có ý nghĩa thống kê) với hành vi tự chăm sóc của người bệnh. Nhưng tình trạng hôn nhân và hỗ trợ xã hội không liên quan với hành vi tự chăm sóc. Phân tích đa biến chỉ ra NB có thời gian mắc bệnh càng dài và có mức độ tự tin càng cao thì hành vi tự chăm sóc càng tốt [47].

Một nghiên cứu khác của Warren-Findlow, J. và cộng sự năm 2012 khi nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ tự tin và các hoạt động tự chăm sóc của những người Mỹ gốc Phi cho thấy: tuổi trung bình của đối tượng là 53 tuổi với khoảng dao động từ 22 – 88 tuổi; với 70% là nữ, 1/3 đã kết hôn, ¾ đối tượng cho rằng sức khỏe của mình tốt, 11% đối tượng không có bảo hiểm y tế. Nghiên cứu này chỉ ra mức độ tự chăm sóc của người bệnh là thấp: chỉ 22% tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối, 75% không hút thuốc và chỉ có 58% tuân thủ dùng thuốc. Đặc biệt trong nghiên cứu này chỉ ra đối tượng có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên tuân thủ điều trị tốt hơn nhóm tuổi dưới 50 tuổi; tuổi và giới có liên quan đến tuân thủ uống rượu theo khuyến cáo và với những người có mức độ tự tin tốt thì liên quan có ý nghĩa thống kê với các hành vi tự chăm sóc của người bệnh [66].

Tác giả Warren-Findlow, J.và Seymour, R.B. (2011) trong một nghiên cứu về tỷ lệ các hoạt động tự chăm sóc của những người Mỹ gốc Phi cho thấy hơn một phần hai đối tượng tuân thủ điều trị thuốc; chỉ 30,1% kiểm soát cân nặng; 22,0% đối tượng tuân thủ ăn ít muối theo khuyến cáo; ba phần tư đối tượng không hút thuốc; 65% uống rượu điều độ hàng ngày [65].

Huanhuan Hu, Gang Li and Takashi Arao (2013) khi khảo sát tỷ lệ của các hành vi tự chăm sóc và các yếu tố liên quan ở cộng đồng người THA khu vực nông thôn ở Trung Quốc năm 2013 cho thấy: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 62,9 ± 9,8 tuổi; thời gian mắc bệnh trung bình là 8,2 ± 7,1 năm; 81,1% NB có hành vi ăn nhạt, 79,2% không hút thuốc; 77,9% NB uống rượu điều độ; 61,3% tuân thủ điều trị thuốc; 51,9% có luyện tập thể dục hàng ngày; 44,3% có thực hiện theo dõi

HA tại nhà. Nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi càng cao thì hành vi tự chăm sóc càng tốt; nữ giới thì có hành vi tự chăm sóc tốt hơn nam giới; người bệnh có thời gian mắc bệnh dài thì hành vi tự chăm sóc tốt hơn những người mới mắc [39].

Chang A.K. và Lee E.J. (2014) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tự chăm sóc ở NCT THA tại Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ nữ giới THA (67,4%) cao hơn nam giới (32,6%); đa số NCT có trình độ học vấn từ THCS trở xuống (60,5%); tuổi trung bình là 70,86 ± 4,65 năm. Nghiên cứu cũng cho thấy điểm trung bình hành vi tự chăm sóc là 53,45 ± 7,26 điểm trên tổng số 80 điểm; điểm hỗ trợ xã hội là 3,60 ± 0,73 trên tổng số 5 điểm; điểm trung bình hành vi tự chăm sóc của nam giới (54,62 ± 6,80 điểm) cao hơn nữ giới (54,62 ± 6,80 điểm); người trình độ học vấn cao thì điểm số tự chăm sóc cao hơn; tuổi liên quan nghịch với hành vi tự chăm sóc (r = – 0,23; p < 0,001) và hỗ trợ xã hội liên quan thuận với hành vi tự chăm sóc (r = 0,55; p < 0,001) [25].

Laloon P. và CS (2011) khi đánh giá hành vi tự chăm sóc của NB THA đang điều trị ngoại trú tại trung tâm Y tế HRH Princess Maha Chakri Sirindhorn Thái Lan cho thấy hành: tỷ lệ THA ở nam giới là 47,0%; nữ giới là 53%; hành vi tự chăm sóc của NB ở mức độ trung bình; giới tính không liên quan đến hành vi tự chăm sóc của NB. Nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi, trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc; kiến thức và hỗ trợ xã hội liên quan thuận với hành vi tự chăm sóc của NB với p < 0,05 [44].

Lee, E.J và Park, E. (2015) với nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của NCT THA tại Hàn Quốc cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh của nam là 51,76%; nữ là 48,24%; tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 74,15± 6,24 năm; 74,1% NCT sống cùng gia đình; 76,1% NB có trình độ học vấn dưới THCS; điểm trung bình hành vi tự chăm sóc là 64,47± 6,59 điểm; Nghiên cứu cũng chỉ ra nữ giới có điểm hành vi tự chăm sóc (64,76± 5,78 điểm) như nam giới (64,19± 7,26 điểm) với t = - 0,68; p = 0,493; những người sống cùng gia đình thì có điểm trung bình hành vi tự chăm sóc (65,29± 6,57 điểm) cao hơn những người sống một mình (62,12± 6,07 điểm) với t = 3,46; p = 0,001; tuổi liên quan nghịch với hành vi tư chăm sóc với r = - 0,16; p = 0,011; mức độ tự tin; hỗ trợ gia đình và thời

gian mắc bệnh liên quan thuận với hành vi tự chăm sóc với r (p) lần lượt là 0,61 (< 0,01); 0,27 (< 0,01); r = 0,15 (0,015) [46].

Hae-Ok Jeon (2008) với mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tự chăm sóc ở NCT THA đã chỉ ra: tỷ lệ nam mắc bệnh là 55%; nữ 45%; độ tuổi trung bình là 69,6 ± 4,11 tuổi; 86% NB sống cùng gia đình; điểm trung bình chung hành vi tự chăm sóc là 55,05 ± 12,08 điểm; trình độ học vấn càng cao thì điểm hành vi tự chăm sóc càng tốt với F= 3,202; p = 0,027. Nghiên cứu cũng chỉ ra thời gian mắc bệnh, tuổi, giới không liên quan đến hành vi tự chăm sóc. Kiến thức, mức độ tự tin; hỗ trợ xã hội liên quan thuận với hành vi tự chăm sóc với r (p) lần lượt là 0,510 (0,000); 0,708 (0,000); 0,403 (0,000) [40].

Nghiên cứu bán thực nghiệm của nhóm tác giả KhosravizadeA và CS (2015) về tác động của giáo dục sự tự tin lên hành vi tự chăm sóc về chế độ ăn giảm muối và chế độ ăn giảm cân của phụ nữ tăng huyết tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Dehaghan, Iran cho thấy ở những người có giáo dục về mức độ tự tin thì hành vi tự chăm sóc của họ tốt hơn nhóm còn lại [43].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Li S.X. và Zhang L. (2013) về hành vi sức khỏe của NCT tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng cho thấy: điểm trung bình hành vi tự chăm sóc của NCT là 72,25 ± 16,66, chỉ có 23,8 % NCT có điểm số cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tự tin và trình độ học vấn liên quan thuận với hành vi tự chăm sóc của người bệnh [48].

Hem kumar Nepal (2015) khi nghiên cứu về các yếu tố để cải thiện sức khỏe ở người bệnh tăng huyết áp tại Bhutan cho thấy hành vi nâng cao sức khỏe của người bệnh đạt mức cao với điểm trung bình là 81,07 ± 11,85 điểm. Mức độ tự tin và hỗ trợ xã hội có liên quan dương tính với hành vi nâng cao sức khỏe của người bệnh với r (p) lần lượt là: 0,55 (0,01) và 0,27 (0,05) [55].

Sayed Fazel Zinat Motlagh cùng CS (2016) trong một nghiên cứu cắt ngang về hành vi tự chăm sóc và yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp cho thấy có 36,1% người bệnh tuân thủ điều trị; 24,5% có thực hiện các hoạt động thể chất theo hướng dẫn; ít hơn một nửa (39,2%) người bệnh có thực hành quản lý cân nặng; chỉ

có 12,3% người bệnh tuân thủ chế độ ăn ít muối; có 86,7% người bệnh thực hiện không hút thuốc và 100% người bệnh uống rượu bia điều độ. Kết quả phân tích đa biến cho thấy nữ giới thực hiện hoạt động thể chất cao hơn nam giới và mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và sự tuân thủ chế độ ăn giảm muối (OR = 1,497), cũng như chế độ tuân thủ điều trị (OR = 1,435) [53].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34 - 40)